QoS là gì? Hoạt động và nhu cầu sử dụng QoS vào thực tế

1247
19-09-2022
QoS là gì? Hoạt động và nhu cầu sử dụng QoS vào thực tế

Trong điều kiện cơ sở hạ tầng mạng internet và truyền thông hiện nay, QoS ngày càng trở nên quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. QoS là một trong những công cụ phổ biến nhất cho các doanh nghiệp muốn tối ưu hóa hiệu suất mạng và cải thiện trải nghiệm người dùng. Vậy QoS là gì? Cách thức hoạt động cũng như tầm quan trọng của nó như thế nào? Hãy cùng Bizfly Cloud giải đáp thông qua bài viết dưới đây nhé!

QoS là gì?

QoS (Quality of service) là một tập hợp các kỹ thuật và công nghệ được thiết kế để tối ưu hóa hiệu suất mạng doanh nghiệp. QoS cho phép các doanh nghiệp điều chỉnh lưu lượng mạng tổng thể của họ bằng cách thiết lập mức độ ưu tiên cho các loại dữ liệu cụ thể (video, âm thanh, tệp).

QoS được sử dụng trong các mạng lưu lượng cao có các ứng dụng yêu cầu băng thông cao như VOD, video conference, game online, VoIP và streaming media. QoS có thể giúp tối ưu hóa hiệu suất mạng, giảm độ trễ và giảm chi phí mở rộng liên kết.

Các doanh nghiệp hiện nay được kỳ vọng sẽ cung cấp các dịch vụ đáng tin cậy với sự gián đoạn tối thiểu cho người dùng cuối. Trong những năm gần đây, các ứng dụng như thoại, video, chia sẻ tệp và dữ liệu được truyền trực tuyến ngày càng trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày, đồng nghĩa với việc QoS trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

QoS là gì? QoS là cách thức điều khiển độ ưu tiên traffic của hệ thống mạng

QoS là cách thức điều khiển độ ưu tiên traffic của hệ thống mạng

Tầm quan trọng của QoS?

Vào những năm trước đây, mạng doanh nghiệp và mạng thông tin được phân làm hai loại hệ thống riêng biệt. Những liên lạc từ xa hoặc những cuộc gọi từ điện thoại sẽ được xử lý thông qua mạng RJ11. Những cuộc gọi hoặc nhắn tin, liên lạc bằng máy tính sẽ được xử lý cũng như giám sát bằng mạng doanh nghiệp (PABX) và liên kết mạng RJ45.

Khi công nghệ phát triển, người ta đã áp dụng QoS vào các cuộc liên lạc đó nhằm giúp quản lý các Packet Loss (mất gói tin) đồng thời giảm độ chập chờn và độ trễ trong lúc kết nối mạng. Nếu không có QoS, người dùng có thể sẽ bị mất vài phần âm thanh khi thực hiện liên lạc đồng nghĩa âm thanh bị gián đoạn và chất lượng âm thanh cũng không đều và gây khó chịu cho người nghe.

QoS là gì

Áp dụng QoS vào các cuộc liên lạc đó nhằm giúp quản lý các Packet Loss

Tầm ảnh hưởng của QoS trong mạng

  • Độ trễ: Những giao thức truyền tải thời gian thực (RTP) sẽ được chỉ định phù hợp với tốc độ mặc định của từng thiết bị. Khi mạng bị nghẽn, độ trễ xuất hiện gây ảnh hưởng tới chất lượng của cuộc liên lạc, nhất là đối với người nghe cuối. Nếu độ trễ ở mức 100ms thì âm thanh người nói và người nghe sẽ không đồng bộ. Nếu độ trễ ở mức 300ms, âm thanh sẽ gây ảnh hưởng tới cả người nói và người nghe, khi đó cuộc liên lạc sẽ không thể hiểu được.
  • Jitter: Jitter chính là tốc độ không đều của các gói mạng. Do trong quá trình liên lạc, các ứng dụng thực hiện liên lạc không có bộ đệm mức vận chuyển tiêu chuẩn dẫn đến việc gói âm thanh sẽ không được sắp xếp theo thứ tự chính xác. Khi đó, Jitter có thể làm các gói âm thanh trễ bị bỏ khỏi chuỗi liên lạc gây ra hiện tượng âm thanh méo mó hoặc lỗ hỏng của video.
  • Packet Loss: Packet Loss là trường hợp xấu nhất của mọi cuộc liên lạc. Packet Loss (mất gói tin) sẽ xảy ra khi cuộc liên lạc bị nhiễu, tắc nghẽn làm mất đi thông tin phần liên lạc đó, ảnh hưởng nặng tới cuộc liên lạc và tạo nên nội dung liên lạc khó hiểu.

Qos hoạt động như thế nào?

QoS sẽ hoạt động khi hiện tượng nút thắt cổ chai (Bottleneck) xảy ra và hiện tượng này gây ảnh hưởng trực tiếp cho băng thông. Thông thường sẽ có hai trường hợp xảy ra đối với QoS là băng thông của QoS cao hơn lượng băng thông cho phép của nhà cung cấp hoặc băng thông của QoS thấp hơn băng thông tiêu chuẩn của IPS.

Đối với trường hợp băng thông của QoS cao hơn lượng băng thông cho phép, các ứng dụng có thể yêu cầu lượng băng thông cao vì nhiều mục đích. Tuy nhiên, khi băng thông cao vượt mức đồng nghĩa lượng traffic của route sẽ không còn được ưu tiên nữa. Để giải quyết tình trạng này, người dùng chỉ có thể trông chờ vào quyết định của nhà cung cấp ứng dụng.

Đối với trường hợp băng thông của QoS thấp hơn băng thông tiêu chuẩn IPS, đây là trường hợp xảy ra hiện tượng Bottleneck cao nhất. Những dịch vụ đang được người dùng sử dụng sẽ bị gián đoạn và ảnh hưởng tới quá trình sử dụng. Khi đó, QoS phải thực hiện việc giải phóng băng thông với mục đích tăng hiệu suất.

Qos hoạt động như thế nào

QoS sẽ hoạt động khi hiện tượng nút thắt cổ chai xảy ra

Nhu cầu của QoS trong thực tế

Trong thực tế, nếu ứng dụng mạng đòi hỏi lượng băng thông phải tăng lên đồng nghĩa tình trạng nghẽn mạng xảy ra. QoS sẽ giải quyết bằng cách ưu tiên các traffic đòi hỏi thời gian xử lý nhanh hoặc traffic quan trọng. Sau đó, QoS mô tả hoạt động chuyển mạch của Packet để tìm ra được nhu cầu cần thiết hiện tại của QoS.

Để dễ hiểu hơn, ví dụ về nhu cầu QoS trong thực tế như là tình trạng kẹt xe trên đường. Tất cả các xe đều có chung mục đích là vượt qua con đường kẹt xe. Dù các xe chạy chậm nhưng vẫn chạy để vượt qua con đường đó. Khi trên đường xuất hiện các phương tiện ưu tiên như xe cứu thương, các xe khác bắt buộc nhường đường cho xe cứu thương chạy qua đường kẹt xe trước.

Nhu cầu của QoS trong thực tế

QoS sẽ giải quyết bằng cách ưu tiên các traffic đòi hỏi thời gian xử lý nhanh

Cách điều chỉnh băng thông qua QoS

Hiện nay, người dùng có thể kết nối mạng Internet thông qua Modem. Để đáp ứng nhu cầu giải trí thì băng thông được yêu cầu phải có lưu lượng lớn mới đáp ứng hết được. Tuy nhiên, chính Modem sẽ là thiết bị hạn chế đi mức băng thông cần tăng cao và xảy ra tình trạng luồng thông tin không được truyền đi nhanh chóng, làm chậm hạn liên kết.

Khi đó, QoS sẽ có nhiệm vụ điều chỉnh lượng băng thông. Người dùng nên cài QoS trên máy chủ có kết nối mạng Internet. Điều này sẽ giúp máy chủ ghi đè lên kích thước cửa sổ nhận và giảm thiểu các lỗi tắc nghẽn gây ra bởi mạng.

Nhờ QoS, người dùng có thể cải thiện tình trạng mạng yếu, giúp người dùng trải nghiệm nhiều dịch vụ mạng tốt hơn và chất lượng hơn. Sau bài viết này, Bizfly Cloud sẽ mang đến các bài viết chuyên sâu hơn về QoS. Hãy theo dõi Bizfly Cloud nhé.

TAGS: QoS
SHARE