PGP là gì? Cách thức hoạt động của mã hóa PGP

1377
20-06-2022
PGP là gì? Cách thức hoạt động của mã hóa PGP

PGP là một giao thức bảo mật được hầu hết các doanh nghiệp và tổ chức sử dụng với mục đích gửi tin nhắn đã được mã hoá dữ liệu thông qua mạng. Chính sự linh hoạt và mạnh mẽ trong việc ngăn chặn truy cập dữ liệu trái phép đã khiến PGP trở thành một tiêu chuẩn mã hoá được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới. 

Để giúp bạn có thể hiểu sâu hơn PGP là gì thì những thông tin quan trọng có liên quan nhất sẽ được Bizfly Cloud chia sẻ trong các phần nội dung dưới đây.

PGP là gì? 

PGP (Pretty Good Privacy) là một phần mềm mã hoá hoạt động bằng cách mã hoá tin nhắn với khoá công khai (Public Key) và gắn liền với một người dùng xác định để đảm bảo tính riêng tư, bảo mật và xác thực cho các hệ thống truyền thông trực tuyến. Khi người dùng nhận được tin nhắn, họ chỉ có thể mở được tin nhắn khi sử dụng khoá riêng tư (Private Key) để giải mã.

Hệ thống này giúp đảm bảo các tin nhắn mã hoá được gửi đi một cách dễ dàng bởi điều duy nhất cần có là một chương trình PGP thích hợp và public key. Điều này giúp các tin nhắn được đảm bảo an toàn bởi chỉ khi có private key thì các tin nhắn mới được giải mã.

Ngoài việc mã hoá thì PGP cũng cho phép người dùng sử dụng chữ ký số. Bạn sẽ cung cấp một cách để người nhận có thể xem được sự thay đổi của nội dung bằng cách ký tin nhắn đã được mã hóa với private key.

PGP là một phần mềm mã hoá hoạt động bằng cách mã hoá tin nhắn với khoá công khai

PGP là một phần mềm mã hoá hoạt động bằng cách mã hoá tin nhắn với khoá công khai

Hoạt động của mã hóa PGP 

Cách hoạt động của mã hoá PGP vô cùng đơn giản, cụ thể:

  • Mã hoá PGP hoạt động bằng cách đặt các lớp bảo mật đã được mã hoá lên trên các phần nội dung dựa vào văn bản của ứng dụng.
  • Trong trường hợp email client, PGP sẽ sử dụng các thuật toán mã hoá hoặc xáo trộn văn bản theo cách mà người khác không thể đọc được ngay cả khi bị chặn để đảm bảo nội dung email được bảo mật tốt.
  • Với các nội dung của email được xáo trộn thì các key tương ứng cần thiết để mở được phần mã hoá đó cũng phải được mã hoá. Thông thường, PGP sẽ sử dụng khoá công khai (Public Key) được cung cấp bởi RSA hoặc Diffie-Hellman. Sau đó, email và key mã hoá tương ứng sẽ được gửi đến địa chỉ của người nhận.
  • Khi gói tin bao gồm email và key mã hoá được gửi đến email client của người nhận thì ứng dụng sẽ sử dụng khoá riêng tư (Private Key) để tiến hành mở khoá mã hoá email đồng thời giải mã nội dung có trong đó.
Mã hoá PGP hoạt động bằng cách đặt các lớp bảo mật đã được mã hoá lên các phần nội dung

Mã hoá PGP hoạt động bằng cách đặt các lớp bảo mật đã được mã hoá lên các phần nội dung

Ưu, nhược điểm của PGP là gì? 

Một phần mềm mã hoá PGP sẽ bao gồm những ưu, nhược điểm dễ nhìn nhận bao gồm:

- Ưu điểm:

  • Không thể phá vỡ: Về cơ bản, bất kỳ ai cũng không có khả năng xâm nhập vào mã hoá hệ thống PGP cho dù đó là hacker hay thậm chí là cả NSA. Đây cũng được xem là lý do giải thích cho việc PGP thường được coi là cách tốt nhất để cải thiện bảo mật cloud.
  • Chia sẻ an toàn: Nhờ việc sử dụng kết hợp mã hoá đối xứng và bất đối xứng mà PGP vừa đảm bảo được tính tốc độ của mã hoá đối xứng và bảo mật của mật mã bất đối xứng.
  • Tính xác thực: Ngoài việc bảo mật và tốc độ thì PGP cũng có tính năng chữ ký số giúp tính toàn vẹn của dữ liệu và tính xác thực của người gửi được đảm bảo.

- Nhược điểm:

  • Không thân thiện với người dùng: Hệ thống PGP không dễ sử dụng và cũng không dễ hiểu nhất là đối với những người dùng có ít thậm chí là không có những kiến thức về kỹ thuật.
  • Bất tiện: Độ dài các khoá công khai của hệ thống PGP được xem là nguyên nhân gây nhiều bất tiện cho người dùng trong việc ghi nhớ.
  • Mã hoá nhưng không ẩn danh: PGP có khả năng mã hoá tin nhắn của bạn nhưng nó lại không thể ẩn danh bạn. Thậm chí Email được gửi PGP có thể bị người gửi hoặc người nhận truy tìm được. Do đó, điều tốt nhất là bạn không nên đưa bất kỳ thông tin mang tính nhạy cảm vào đó.
Ưu, nhược điểm của PGP là gì

PGP có tính năng chữ ký số giúp tính toàn vẹn dữ liệu, tính xác thực người gửi được đảm bảo

Sử dụng mã hóa PGP 

Mã hoá PGP thường được sử dụng với một số mục đích như sau:

  • PGP được thiết kế với mục đích chủ yếu là mã hoá lưu lượng email và bảo vệ một loạt các thông tin liên lạc bao gồm SMS, phân vùng ổ địa và thư mục dựa trên các văn bản khác. Phần mềm mã hoá này cũng được xem là một cách bảo mật các chứng chỉ kỹ thuật số vô cùng hữu hiệu.
  • PGP có khả năng hoạt động trên một số tiêu chuẩn khác nhau, trong đó OpenPGP mã nguồn mở là chuẩn phổ biến nhất. Đây là một chuẩn được sử dụng vô cùng rộng rãi được ứng dụng chủ yếu để bảo mật các ứng dụng trên desktop như Apple Mail trên Mac hay Outlook của Microsoft. Ngoài ra, chuẩn này cũng được sử dụng trên trình duyệt Chrome nhờ sự hỗ trợ của một plugin do Google phát triển.

Một số câu hỏi hay gặp về PGP 

Tìm hiểu và phân tích sâu hơn về PGP, bạn sẽ bắt gặp một số câu hỏi thông dụng đó là:

  • Mã hoá PGP có thực sự an toàn? Câu trả lời là hoàn toàn có. Bởi cho dù PGP đã có 20 năm hoạt động nhưng không một người dùng nào có thể tìm ra được lỗ hổng của nó trong quá trình triển khai hệ thống.
  • Phần mềm PGP nào là tốt nhất? Tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng mà mỗi phần mềm PGP có mức độ hiệu quả khác nhau. Hầu hết, mọi người sẽ không cần mã hoá toàn bộ email của họ nên nhà cung cấp email web-based PGP sẽ được xem là giải pháp tốt nhất.
  • Phần mềm mã hoá có cần thiết không? Phần mềm này là cần thiết nếu bạn đang lưu trữ thông tin của khách hàng. Việc mã hoá các file cá nhân tuy không cần thiết nhưng điều này có thể cải thiện đáng kể khả năng phòng thủ của bạn trước các cuộc tấn công.

PGP ngày càng trở thành một công cụ thiết yếu được sử dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau với khả năng bảo vệ dữ liệu, cung cấp sự riêng tư, tính xác thực và tính bảo mật cho các hệ thống truyền thông và các nhà cung cấp kỹ thuật số hiện nay. Nhất là khi bạn cần đảm bảo sự an toàn cho dữ liệu của các khách hàng thì việc hiểu rõ PGP là gì cũng như những thông tin liên quan mà Bizfly Cloud chia sẻ luôn là điều cần thiết với bạn ngay lúc này.

BizFly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.

BizFly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.

Độc giả quan tâm đến các giải pháp của BizFly Cloud có thể truy cập tại đây.

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud

TAGS: PGP
SHARE