Operating system là gì? Tổng quan những thông tin cần biết về Operating system

1436
23-06-2022
Operating system là gì? Tổng quan những thông tin cần biết về Operating system

Operating system hay hệ điều hành được xem là một thành phần quan trọng của nhiều nền tảng phần cứng như đồng hồ thông minh, máy tính, laptop,... cho phép con người và máy tính có thể giao tiếp với nhau. Đây là thuật ngữ phổ biến và được biết đến nhiều trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Tuy nhiên để hiểu rõ một cách tường tận Operating system là gì thì nguồn thông tin hữu ích được cung cấp trong bài viết của Bizfly Cloud là rất cần thiết đối với bạn.

Operating system là gì? 

Operating system (OS - hệ điều hành) là một phần mềm nền tảng hay một chương trình quản lý tất cả các phần mềm và phần cứng có trong máy tính:

  • Phần cứng bao gồm: CPU (vi xử lý trung tâm), RAM (bộ nhớ),ROM, thiết bị nhập (bàn phím, chuột,..) và các thiết bị xuất (máy in, loa,...)
  • Phần mềm bao gồm: Các chương trình hay các phần mềm như soạn thảo văn bản (excel, word), trình duyệt web (Firefox, Chrome),... có trong máy tính.

Hiểu chi tiết, Operating system là một chương trình quan trọng cho phép vận hành các ứng dụng khác nhau trên cùng một thiết bị điện tử bất kỳ. Thông qua hệ điều hành, con người mới có thể giao tiếp với máy tính đồng thời quản lý và điều hành tốt được các thiết bị phần cứng và tài nguyên phần mềm trên thiết bị của mình. Nhờ có Operating system mà các ứng dụng có thể tận dụng tốt các common libraries mà không cần quan tâm tới bất kỳ thông số phần cứng cụ thể nào.

Ngoài ra, Operating system cũng thực hiện một số tác vụ cơ bản như nhận dạng đầu vào từ thiết bị nhập, gửi đầu ra đến màn hình hiển thị, điều khiển các thiết bị ngoại vi và theo dõi các thư mục, tệp trên ổ lưu trữ.

Operating system là một phần mềm nền tảng - một chương trình quản lý tất cả các phần mềm

Operating system là một phần mềm nền tảng - một chương trình quản lý tất cả các phần mềm

Thành phần của operating system 

Một Operating system được xác định với các thành phần cơ bản chính bao gồm:

  • Kernel: Đối với tất cả phần cứng máy tính, Kernel sẽ cung cấp các điều khiển ở mức cơ bản nhất với các vai trò chính bao gồm xử lý các lệnh được thực hiện, đọc và ghi dữ liệu vào bộ nhớ, xác định cách dữ liệu được gửi và nhận bởi các thiết bị như bàn phím, chuột, màn hình,.. Ngoài ra, Kernel cũng giúp xác định được cách diễn giải những dữ liệu nhận được từ hệ thống mạng.
  • Application Programming Interfaces (giao diện lập trình ứng dụng): Đây là thành phần quan trọng cho phép các nhà phát triển ứng dụng có khả năng viết các module code.
  • User Interface (giao diện người dùng): Thành phần này sẽ cho phép người dùng và máy tính có khả năng tương tác với nhau thông qua một dòng lệnh hay một biểu tượng đồ hoạ.
Thành phần của operating system

Operating system có thành phần như: Kernel, Application Programming Interfaces, User Interface

Phân loại các loại hệ điều hành OS 

Một hệ điều hành Operating system có thể bao gồm các phân loại cụ thể như sau:

  • Nhiều người dùng (Multi - user): Hệ thống này cho phép người dùng có thể chạy đồng thời các chương trình khác nhau trong cùng một thời điểm. Một số Operating system lớn hơn sẽ cho phép số lượng hàng trăm, hàng ngàn người dùng cùng lúc.
  • Đa nhiệm (Multitasking): Loại hệ điều hành OS này này cho phép nhiều chương trình có thể được vận hành một cách cùng lúc.
  • Đa luồng (Multireading): Hệ thống OS này cho phép những phần khác nhau của một chương trình có thể được vận hành đồng thời.
  • Thời gian thực (Real time): Hệ thống sẽ phản hồi lại các yêu cầu một cách kịp thời và ngay lập tức.

Chức năng chính của Operating system

Có rất nhiều tính năng khác nhau trong một Operating system, tuy nhiên, có hai chức năng chính và cơ bản có thể thấy rõ nhất đó là:

  • Quản lý và chia sẻ tài nguyên: Một hệ thống máy tính sẽ sở hữu rất nhiều tài nguyên khá giới hạn khác nhau như bộ nhớ, CPU, các thiết bị ngoại vi,...Tuy nhiên, trong hệ thống đa nhiệm luôn có số lượng lớn các yêu cầu cung cấp tài nguyên từ nhiều chương trình nên hệ điều hành cần có thao tác phân phối nhanh chóng các tài nguyên có sẵn trong hệ thống.Ví dụ: Khi bạn muốn in ra một bản word thì file word sẽ yêu cầu hệ điều hành cung cấp cho nó một máy in. Tại đây, tài nguyên cần phân phối là máy tin và yêu cầu là file word.
  • Kiểm soát chương trình: Một hệ điều hành sẽ hỗ trợ người dùng trong việc kiểm soát các chương trình hiện đang vận hành trên hệ thống để tránh xảy ra các trường hợp hay các lỗi từ việc người dùng sử dụng không đúng cách. Ví dụ: Người bật một game yêu cầu cấu hình cao trong khi cấu hình máy không đủ hoặc thời gian chờ tải quá lâu thì hệ điều hành sẽ tự động tắt chương trình.

Một số chức năng nâng cao khác mà bạn có thể bắt gặp khi sử dụng Operating system đó là Process Management (quản lý quá trình), Memory Management (quản lý bộ nhớ, Storage Management (quản lý ổ cứng, USB), HDD (quản lý bộ nhớ ngoài) và quản lý hệ thống lưu trữ giúp người sử dụng có thể nhanh chóng tiếp cận hệ thống một cách tiện lợi.

Chức năng chính của Operating system

Operating system có hai chức năng chính: Quản lý và chia sẻ tài nguyên, Kiểm soát chương trình

Mục tiêu của hệ điều hành Operating system

Hầu hết các hệ điều hành Operating system đều hướng tới các mục tiêu cụ thể như sau:

  • Operating system sẽ thực hiện tốt được những thao tác cơ bản nhất như đọc, viết hay quản lý hệ thống các tệp tin và kho dữ liệu.
  • Hỗ trợ quản lý đồng thời điều khiển được các phần cứng đạt được hiệu quả tốt nhất.
  • Cung cấp những lệnh cơ bản nhất cho hệ thống nhằm mục đích điều hành tốt máy tính của người dùng.
  • Hỗ trợ tốt cho các ứng dụng và phần mềm bằng cách cung ứng hệ giao diện cơ bản.
  • Giúp cho hệ thống máy tính trở lên thuận tiện hơn và được vận hành hiệu quả hơn trong quá trình sử dụng.
  • Ẩn các chi tiết tài nguyên trong phần cứng máy tính của người sử dụng.
  • Mang đến một hệ thống giao diện dễ sử dụng hơn cho người dùng trên hệ thống máy tính cho người dùng.
  • Với hoạt động tương tự như một người trung gian giữa máy tính và con người, Operating system giúp người dùng có thể dễ dàng truy cập và sử dụng được các tài nguyên trong máy tính một cách dễ dàng.
  • Hỗ trợ quản lý các tài nguyên có trong hệ thống máy tính.
  • Theo dõi, cấp yêu cầu cho những người đang sử dụng tài nguyên máy tính đồng thời dàn xếp những yêu cầu xung đột từ nhiều người dùng khác nhau trên cùng một chương trình máy tính.
  • Operating system cung cấp và chia sẻ tài nguyên một cách hiệu quả và công bằng giữa chương trình và người sử dụng.

Việc hiểu rõ Operating system là gì cùng những phần nội dung mà Bizfly Cloud chia sẻ chính là cách để bạn có thể sử dụng các hệ điều hành một cách thông minh hơn, phù hợp hơn và có hiệu quả ứng dụng cao hơn. Nếu bạn vẫn còn chưa hiểu rõ phần nội dung nào hay vẫn còn ý kiến dành cho Bizfly Cloud thì bạn có thể liên hệ trực tiếp hoặc đưa ra phần bình luận của mình ngay phía dưới bài viết này.

BizFly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.

BizFly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.

Độc giả quan tâm đến các giải pháp của BizFly Cloud có thể truy cập tại đây.

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud

SHARE