Nên sử dụng dịch vụ điện toán đám mây của Việt Nam hay nước ngoài?

1129
27-07-2020
Nên sử dụng dịch vụ điện toán đám mây của Việt Nam hay nước ngoài?

Đại dịch đã khiến chuyển đổi số trong doanh nghiệp diễn ra mạnh mẽ, toàn diện trên các lĩnh vực bằng công nghệ điện toán đám mây. Lúc này doanh nghiệp lại đứng giữa hai dòng "nên sử dụng dịch vụ điện toán đám mây của Việt Nam hay nước ngoài?".

Thực tế cho thấy rằng nếu không chuyển đổi số kịp thời, các doanh nghiệp sẽ sớm thất bại. Doanh nghiệp phải thay đổi để luôn sẵn sàng hoạt động trên nền tảng số, đảm bảo tương tác trực tuyến với các đối tác, nhân viên và khách hàng của mình. Áp dụng điện toán đám mây trong chuyển đổi số giúp doanh nghiệp xây dựng mô hình hoạt động linh hoạt hơn mà vẫn giảm chi phí và tối ưu hóa nguồn lực để vượt qua giai đoạn khó khăn.

Đây cũng là giai đoạn các tổ chức, doanh nghiệp được khuyến khích và được hỗ trợ tối đa để chuyển đổi các hoạt động lên môi trường mạng hơn bao giờ hết. Thậm chí mới đây (05/2020) một bộ tiêu chí đánh giá doanh nghiệp điện toán đám mây Việt Nam đã được Bộ Thông tin và Truyền thông qua giúp doanh nghiệp Việt Nam dễ dàng hơn trong việc đưa ra lựa chọn đối tác đám mây trong nước thật nhanh và chuẩn.

Không phải ngẫu nhiên mà các doanh nghiệp Việt Nam nên ưu tiên sử dụng nhà cung cấp Việt Nam. Không chỉ là những lợi ích mang tính kinh tế như kích cầu tiêu dùng trong nước để cứu doanh nghiệp nội địa như các ngành khác nói chung, mà việc sử dụng nhà cung cấp điện toán đám mây trong nước có những lợi ích lớn nhất định mang lại hiệu quả công nghệ lâu dài cho doanh nghiệp Việt Nam.

Thực trạng các nhà cung cấp điện toán đám mây nước ngoài tại Việt Nam

Lợi thế của các nhà cung cấp hàng đầu thế giới cũng là một trong những rào cản đối với nhà cung cấp trong nước. Cụ thể, hiện các doanh nghiệp Việt Nam chỉ chiếm 20% thị phần điện toán đám mây trong nước, trong khi 80% còn lại thuộc về giải pháp nước ngoài (chủ yếu là các nhà cung cấp lớn: Amazon, Google, Microsoft,...). 

Ngoài ra, các nhà cung cấp nước ngoài có tiềm lực rất mạnh. Họ sở hữu cơ sở hạ tầng hiện đại với nguồn lực tài chính khổng lồ, dịch vụ chăm sóc hàng đầu với đội ngũ nhân sự đông đảo và chất lượng.

Đó là những yếu tố giúp các nhà cung cấp đám mây nước ngoài trở thành những người khổng lồ dẫn đầu ngành. Để có thể ngang bằng với các công ty hàng đầu thế giới như Microsoft, Amazon… thì các công ty điện toán đám mây Việt Nam sẽ cần sự nỗ lực nhiều hơn.

Tuy nhiên, các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây trong nước cũng có những ưu thế nhất định khắc phục được những hạn chế của nhà cung cấp nước ngoài.

Thế mạnh riêng của các nhà cung cấp điện toán đám mây Việt Nam

Thế mạnh đầu tiên của nhà cung cấp điện toán đám mây trong nước đó là vị trí địa lý. Vị trí địa lý hạ tầng của nhà cung cấp đám mây có ảnh hưởng trực tiếp tới độ ổn định hệ thống của doanh nghiệp. Hạ tầng càng ở xa khách hàng của doanh nghiệp càng làm tăng độ trễ truy cập. Đa số các doanh nghiệp Việt thường có tập khách hàng nội địa, nên nếu hạ tầng được lưu trữ ở nước ngoài, thì dữ liệu sẽ phải đi một chặng đường dài để đến được với khách truy cập, dẫn tới nguy cơ làm chậm tốc độ tải website.

Thế mạnh thứ hai, cũng có thể coi là lợi ích mạnh mẽ nhất cho doanh nghiệp đó là ổn định đường truyền. Trên thực tế, sự gián đoạn kết nối Internet ra nước ngoài xảy ra rất thường xuyên tại Việt Nam. Điều này khiến cho sự thông suốt khi sử dụng các dịch vụ ĐTĐM của nhà cung cấp nước ngoài không đảm bảo chất lượng, gây ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp và trải nghiệm của khách hàng. Trong khi đó, nếu sử dụng dịch vụ ĐTĐM trong nước, doanh nghiệp sẽ tránh được cả hai vấn đề này.

Thứ ba, chi phí cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc lựa chọn nhà cung cấp ĐTĐM nước ngoài hay trong nước. Các nhà cung cấp nước ngoài tuy có giá ban đầu khá hấp dẫn, tuy nhiên giá cuối cùng sẽ là giá tính thêm các phụ phí, ví dụ như phí sử dụng băng thông Internet, băng thông nội bộ... Vì vậy, tổng chi phí dịch vụ hàng tháng của nhà cung cấp nước ngoài thường cao hơn so với các nhà cung cấp trong nước.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng đó là sự thấu hiểu khách hàng, am hiểu địa phương của nhà cung cấp trong nước. Các cơ quan, doanh nghiệp Việt Nam có những lý do "đặc thù" của mà chỉ có các nhà cung cấp Việt Nam mới có thể tư vấn được. Ví dụ như doanh nghiệp Việt Nam đa số ở quy mô vừa và nhỏ, hiếm khi có đội ngũ IT riêng và thường giao phó hoàn toàn cho nhà cung cấp khi "lên mây". Khi sự cố xảy ra, nhà cung cấp trong nước sẽ đưa ra những phương án hỗ trợ hiệu quả và nhanh chóng hơn so với một nhà cung cấp nước ngoài thường chỉ có thể hỗ trợ cơ bản bằng tài liệu hướng dẫn đóng gói sẵn. Ngoài ra, tiếng Anh cũng có thể trở thành một rào cản ngôn ngữ trong việc trao đổi và hỗ trợ.

Có thể nói lựa chọn được một nhà cung cấp "hoàn hảo" là nhiệm vụ bất khả thi, nhưng lựa chọn một nhà cung cấp "phù hợp" lại là điều nằm trong tầm tay của doanh nghiệp. Một nhà cung cấp điện toán đám mây Việt Nam sẽ luôn thấu hiểu sâu sắc những khó khăn trong hoạt động của doanh nghiệp, tận tình và sẵn sàng đưa ra những lời khuyên công nghệ thiết thực, giúp doanh nghiệp đạt vừa đạt được mục tiêu kinh doanh, vừa tiết kiệm chi phí tối đa. 

Bizfly Cloud là hệ sinh thái điện toán đám mây do Việt Nam phát triển và làm chủ, được vận hành bởi VCCorp - Công ty dẫn đầu trong lĩnh vực truyền thông và công nghệ cao.

Dành cho độc giả quan tâm có thể truy cập tại: https://bizflycloud.vn/


SHARE