Mô hình IaaS (Infrastructure as code) - nền tảng đám mây phổ biến và những lợi ích thúc đẩy doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ
Điện toán đám mây, được Wikipedia định nghĩa là một loại điện toán dựa trên Internet cung cấp tài nguyên và dữ liệu xử lý chung cho các máy tính và các thiết bị khác theo yêu cầu. Công nghệ thế kỷ đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các doanh nghiệp.
Từ các công ty start-up cho đến các doanh nghiệp lớn, tập đoàn đa quốc gia, rất nhiều tổ chức đã áp dụng các công nghệ điện toán đám mây tiên tiến để khởi chạy các ứng dụng, lưu trữ dữ liệu và tự động hóa các quy trình.
Bizfly Cloud cho biết - Nền tảng đám mây được tích hợp phổ biến nhất hiện nay là IaaS (Infrastructure as code). Vây công ty, doanh nghiệp có thể đạt được những lợi ích gì và phát triển mạnh mẽ như thế nào từ nền tảng đám mây này?
1. Chi phí trả trước thấp hơn
Khi bắt đầu một mô hình kinh doanh mới hoặc ra mắt một ứng dụng, sẽ khó để ước lượng có bao nhiêu người dùng hoặc khách hàng mà mô hình hoặc ứng dụng đó sẽ có được, cũng như tốc độ có được họ nhanh như thế nào.
Vì vậy, về cơ bản bạn sẽ chỉ có thể phỏng đoán một số lượng máy chủ và tài nguyên ước tính để mua trước khi khởi chạy.
Thay vì đầu tư hàng chục hoặc hàng trăm triêu chi phí trả trước cho các máy chủ và trung tâm dữ liệu, (một số trong đó bạn thậm chí không dùng đến), bạn có thể tận dụng tài nguyên điện toán đám mây để tránh chi phí vốn trả trước khi mua phần cứng máy tính.
2. Thúc đẩy mua lại và sát nhập nhanh hơn
Có 2 trường hợp trên thị trường cho kết quả khả quan nếu 1 – doanh nghiệp thu mua một công ty hoặc 2 – công ty được mua lại hay được sát nhập.
di chuyển dữ liệu thường không phải là một điểm chính trong các cuộc thảo luận mua bán và sáp nhập, nó có thể là một vấn đề thực sự khi các công ty bắt đầu tích hợp với nhau.
Có thể mất vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm để di chuyển dữ liệu và hồ sơ từ một máy chủ của công ty sang một công ty khác và nhiều lần công việc không bao giờ được thực hiện.
Hợp nhất các trung tâm dữ liệu, chuẩn hóa cấu trúc dữ liệu, di chuyển và kết hợp các kho lưu trữ dữ liệu có thể là một vấn đề đau đầu cho các tập dữ liệu nhỏ nhất, chứ chưa nói đến các tập hợp lớn.
Sử dụng cơ sở hạ tầng đám mây có thể giúp việc truyền dữ liệu và tích hợp các hệ thống dễ dàng hơn sau khi việc sáp nhập hoặc mua lại được chấp thuận. Máy chủ có thể được tạo ra nhanh chóng, các trung tâm dữ liệu không cần phải hợp nhất, các quy trình truyền dữ liệu có thể được tự động hóa và việc quản lý có thể dễ dàng tập trung.
3. Tác động tích cực đến môi trường
Đám mây có thể cắt giảm 87% mức sử dụng năng lượng sau mỗi 12 tháng, đủ để cung cấp năng lượng cho toàn bộ thành phố Los Angeles trong một năm.
4. Tăng độ tin cậy và uptime
Công ty có thể có đội ngũ nhân viên CNTT giỏi, nhưng điều đó cũng không đảm bảo khả năng cung cấp mức độ tin cậy và uptime máy chủ như các nhà cung cấp đám mây chuyên nghiệp.
Hầu hết các nhà cung cấp đám mây đảm bảo tính khả dụng máy chủ trên mức 99,9% và nhiều bên trong số họ còn cung cấp thỏa thuận cấp độ dịch vụ về các điều khoản bồi hoàn nếu số lượng thời gian hoạt động máy chủ giảm thấp hơn một ngưỡng nhất định nào đó.
Khả năng này được hiểu như sau: nếu một máy chủ bị lỗi, các ứng dụng được lưu trữ trên máy chủ đó có thể dễ dàng được chuyển sang một máy chủ khả dụng khác.
Và nếu doanh nghiệp triển khai trên nhiều vùng đám mây (vị trí của các máy chủ đám mây đang sử dụng), thì khả năng ứng dụng hoặc website ngưng hoạt động sẽ giảm tới mức bằng không.
Công ty sẽ chỉ trả tiền cho mức độ tài nguyên máy tính mà họ tiêu thụ, giúp giảm chi phí trả trước và giảm thiểu rủi ro gặp phải khi xây dựng phần mềm.
5. Công suất linh hoạt
Với điện toán đám mây, doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô và triển khai các máy chủ bổ sung cực kỳ nhanh chóng để xử lý tất cả lưu lượng truy cập bất ngờ. Và kết quả là ngày càng có nhiều người dùng hài lòng hơn.
Nếu dự báo cho thấy không có nhiều người dùng như mức ước lượng ban đầu, doanh nghiệp có thể dễ dàng giảm quy mô máy chủ một cách nhanh chóng.
6. Quy mô kinh tế
Khi sử dụng nền tảng đám mây này, doanh nghiệp đang chia sẻ các tài nguyên với hàng ngàn công ty khác. Và càng nhiều công ty sử dụng các tài nguyên đám mây, chi phí có thể được khấu hao càng nhiều trên mỗi công ty. Do đó, chi phí sẽ còn thấp hơn khi thanh toán.
Điện toán đám mây không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí ban đầu mà còn tiết kiệm được nhiều hơn trong thời gian dài.
7. Tiết kiệm chi phí quản lý máy chủ
Ngoài việc tiết kiệm tiền chi cho dung lượng máy chủ thực tế, điện toán đám mây còn giúp tiết kiệm chi phí quản lý trung tâm dữ liệu và máy chủ khi không phải thuê thêm người giám sát, vận hành. Ngoài ra còn có các chi phí ẩn như bảo mật vật lý, năng lượng và HVAC.
8. Đẩy nhanh tốc độ sản xuất
Trước đây, để xây dựng một ứng dụng và ra mắt thị trường, cần phải một lượng thời gian đáng kể cho việc cung cấp các tài nguyên CNTT chạy ứng dụng.
Thời gian đó có thể là sự khác biệt sống còn cho sản phẩm và công ty. Nhưng với hạ tầng đám mây, thời gian để thiết lập và đưa tài nguyên vào sử dụng chỉ còn tính bằng phút, thậm chí bằng giây.
9. Tăng cường bảo mật
Bảo mật từng là một trong những nguyên nhân chính được các công ty lấy làm lý do để duy trì với các máy chủ tại chỗ. Tuy nhiên, các nhà cung cấp điện toán đám mây chịu trách nhiệm bảo mật cho hàng ngàn khách hàng, vì vậy họ sẽ mất rất nhiều nếu vi phạm xảy ra. Do đó, các chuyên gia bảo mật của họ luôn cập nhật các mối đe dọa mới nhất cũng như phải tuân thủ các tiêu chuẩn bảo mật tiên tiến như HIPAA, PCI, ISO, Sarbanes-Oxley và nhiều hơn nữa.
10. Linh hoạt trong sử dụng
Các nhà cung cấp điện toán đám mây có một menu toàn diện các tài nguyên CNTT có thể áp dụng cho mọi tình huống công nghệ mà công ty gặp phải.
Cho dù công ty đang phát triển với Ruby on Rails hay JavaScript, xây dựng website hay ứng dụng di động, hoạt động trong ngành tài chính hay truyền thông, các nhà cung cấp đám mây có tất cả các công cụ doanh nghiệp cần để xây dựng công nghệ doanh nghiệp muốn.
11. Tăng cường tính di động
Tính di động có thể thúc đẩy năng suất nhân viên ở mức tối đa. Các nhà phát triển giờ đây có thể dễ dàng truy cập tất cả các công cụ phát triển phần mềm của họ thông qua trình duyệt web. Điều này tạo điều kiện tăng sự hợp tác và giúp quá trình phát triển phần mềm trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn nhiều.
12. Phục hồi thảm họa
Một số doanh nghiệp nhỏ không có kinh phí cũng như chuyên môn để đảm bảo hoạt động kinh doanh vẫn diễn ra thông suốt trong trường hợp xảy rathảm họa. Mô hình trong khicho phép dễ dàng sao lưu dữ liệu công ty từ các hệ thống CNTT quan trọng mà không phải bỏ chi phí lớn cho nhiều trung tâm dữ liệu và thay thế mới cơ sở hạ tầng.
Theo Bizfly Cloud chia sẻ
>> Có thể bạn quan tâm: 3 thách thức bảo mật hàng đầu của điện toán đám mây