Kinh doanh thời Covid-19: Khách hàng hạn chế ra ngoài mùa dịch bằng cách đặt hàng online, doanh nghiệp phải tăng tốc website để nắm bắt cơ hội

1064
30-03-2020
Kinh doanh thời Covid-19: Khách hàng hạn chế ra ngoài mùa dịch bằng cách đặt hàng online, doanh nghiệp phải tăng tốc website để nắm bắt cơ hội

Trong khi các nhà máy, cửa hàng, khách sạn, nhà hàng... vắng tanh thì hàng ngàn doanh nghiệp bán lẻ vẫn đang tìm cách duy trì hoạt động trong thế giới ảo để cứu vãn lại với những thiệt hại do Covid-19.

Lý do là bởi vì khách hàng hạn chế tối đa các hoạt động đi ra ngoài đường, đến cửa hàng trực tiếp, điều này dẫn đến sự sụt giảm doanh thu trầm trọng. Bên cạnh những ngành nghề có tính chất rất đặc thù thì vẫn còn những ngành nghề khác, đặc biệt là ngành hàng bán lẻ hoàn toàn có thể vượt qua cơn bão mang tên "Corona".

Người tiêu dùng có xu hướng mua hàng online, thanh toán trực tuyến, ship tận nhà nhiều hơn nhằm hạn chế việc phải giao tiếp và thanh toán bằng tiền mặt - các nguồn lây lan chủ yếu của virus Covid-19.

Thách thức cũng chính là cơ hội, đây là lúc mà các doanh nghiệp bấy lâu nay chỉ tập trung bán hàng offline có cơ hội để phát triển thêm kênh bán hàng online cho mình. Còn những doanh nghiệp đã bán hàng online thì có thời gian đẩy mạnh hơn nữa cho kênh bán hàng này, thay thế cho phần doanh thu offline bị mất đi. 

Người dùng thay đổi xu hướng mua bán sang online vào mùa dịch, doanh nghiệp cần tối ưu website TMĐT để đáp ứng kịp thời nhu cầu tăng cao này.

Các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại bị ảnh hưởng vì mọi người ngại những nơi tụ tập đông người. Do đó nhu cầu mua hàng của người dùng sẽ chuyển dịch về các sàn thương mại điện tử và các doanh nghiệp có hệ thống bán hàng online. Thanh toán trực tuyến và ship hàng tận nơi là xu hướng phát triển theo TMĐT.

Kinh doanh thời Covid-19: Khách hàng hạn chế ra ngoài mùa dịch bằng cách đặt hàng online, doanh nghiệp phải tăng tốc website để nắm bắt cơ hội - Ảnh 1.

Đặc biệt với các doanh nghiệp quá "bí" trong thị trường truyền thống, đợt dịch này chắc chắn là thời điểm thích hợp để đầu tư thật mạnh cho kênh online.

Thách thức sẽ luôn mở ra những cơ hội mới cho những ai biến thích nghi và tự thay đổi. Bán hàng và tương tác thông qua website trực tuyến sẽ là chìa khóa vàng cho kinh doanh trước đại dịch hiện nay.

Website TMĐT là kênh bán hàng online không những đem lại nhiều thuận tiện cho khách mua hàng mà còn thuận lợi cho việc quản lý thông tin khách hàng, thông tin đơn hàng của doanh nghiệp. Đây là một kênh bán hàng đầy tiềm năng và bền vững, mang lợi lợi nhuận cao và ổn định nếu được đầu tư một cách bài bản nhất. Giai đoạn này có thể coi là cơ hội tốt để mở rộng thị trường kinh doanh từ Offline đến Online. 

>>> Có thể bạn quan tâm: Tại sao tốc độ website rất quan trọng đối với doanh thu bán hàng?

Lợi thì rất nhiều nhưng doanh nghiệp cũng cần phải "trả giá" cho cái lợi bằng cách tối ưu tốc độ tải website - từ đó tối ưu trải nghiệm người dùng thì mới hy vọng thu hút được khách hàng và tăng doanh thu

47% người dùng mong đợi một trang web tải dưới 2s, 40% người dùng có khả năng rời bỏ trang web nếu mất hơn 3s để tải. Do đó, tốc độ trang web đóng một vai trò rất quan trọng trong sự thành công của TMĐT. 

Mỗi 1s đồng hồ đều vô cùng "quyền lực", nó tác động đến quyết định của khách hàng: có cho hàng vào giỏ và ấn thanh toán hay không. Bên cạnh đó website cũng chính là cách giới thiệu về doanh nghiệp trước hàng trăm khách hàng trong giai đoạn người người nhà nhà "không di chuyển" hiện nay.

Website không khác gì cửa hàng offline của doanh nghiệp, mọi thông tin bao gồm chữ, ảnh, video, feedback... về sản phẩm phải được update liên tục và nhiều nhất có thể, càng đa dạng hàng hóa, cơ hội được mua hàng càng cao. Chính vì không được sờ nắm thử tại cửa hàng, nên khách hàng lúc này sẽ mua bằng cách "ngắm" (ảnh, video) và "đọc" (chữ). 

Mà đây lại chính là những dữ liệu có dung lượng khổng lồ nhất - là một trong những rào cản đối với tốc độ tải trang. 

Kinh doanh thời Covid-19: Khách hàng hạn chế ra ngoài mùa dịch bằng cách đặt hàng online, doanh nghiệp phải tăng tốc website để nắm bắt cơ hội - Ảnh 2.

Để khắc phục vấn đề này, doanh nghiệp cần thiết phải sử dụng CDN - Giải pháp tăng tốc độ website đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả.

CDN giúp tăng tốc độ trải kể cả khi website sở hữu nhiều dữ liệu ảnh và video sản phẩm như thế nào?

Vì nội dung video và ảnh được phân phối trên một mạng lưới rộng lớn các máy chủ của hệ thống CDN nên các request về video sẽ được lấy ở server gần với người dùng nhất, điều này giúp giảm thiểu thời gian tải trang rõ rệt. 

Ngoài ra CDN còn giúp giảm tải cho server gốc, đặc biệt quan trọng đối với những website sở hữu các tập tin video có dung lượng lớn. Thiết lập mạnh mẽ của CDN sẽ xử lý tất cả các công việc trả lại dữ liệu cho người dùng thay cho server gốc trong thời gian ngắn hơn nhiều.

Tại Việt Nam, Bizfly CDN là giải pháp tăng tốc, bảo vệ website thuộc hệ sinh thái Bizfly Cloud, được vận hành bởi VCCorp - Công ty dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ và truyền thông. Bằng nhiều năm kinh nghiệm hợp tác với các đối tác lớn trong và ngoài nước như Topica, VTV, Adayroi, Fahasa, 7-eleven, Ahamove…, Bizfly Cloud sẽ giúp doanh nghiệp lựa chọn và xác định được giải pháp CDN phù hợp nhất với các website sở hữu nhiều dữ liệu nặng như video.

Để có thể tìm hiểu kỹ hơn về giải pháp tăng tốc website và tìm cho doanh nghiệp một cơ hội tối đa doanh thu và trải nghiệm người dùng, hãy truy cập vào website: Tại đây để DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và nhận tư vấn tận tình 24/7. 

Theo Bizfly Cloud chia sẻ

>> Có thể bạn quan tâm: Thêm video trên website bán hàng có thể là "con dao hai lưỡi" nếu không áp dụng phương pháp tăng tốc độ tải sau

SHARE