Hiểu hơn về những thiệt hại do Downtime, Outages và Failures gây ra (P2)
Thay đổi?
Downtime vẫn xảy ra cho đến ngày nay và ngành công nghiệp đương nhiên không thể loại bỏ sự cố này hoàn toàn. Nhưng làm thế nào chi phí thiệt hại đã thay đổi theo thời gian theo chiều hướng ít trầm trọng hơn?
Vào năm 2010, một nghiên cứu của Coleman Parkes đã phát hiện ra rằng các sự cố ngừng hoạt động CNTT gây thiệt hại chung cho các doanh nghiệp hơn 127 triệu giờ mỗi năm - trung bình 545 giờ mỗi công ty (về năng suất của nhân viên).
Trong năm 2009, đã có báo cáo rằng chi phí downtime trung bình thay đổi đáng kể giữa các ngành, từ khoảng 90.000 đô la mỗi giờ trong lĩnh vực truyền thông đến khoảng 6,48 triệu đô la mỗi giờ cho các nhà môi giới trực tuyến lớn.
Theo một cuộc khảo sát của các nhà quản lý CNTT được thực hiện trong những năm đó, các công ty đang nhận thức rõ hơn về chi phí tài chính trực tiếp của downtime. Cuộc khảo sát cho thấy cứ 5 doanh nghiệp thì có 1 doanh nghiệp mất 12.000 đô la mỗi giờ do downtime hệ thống.
Như đã đề cập ở trên, một phân tích sau đó được thực hiện vào năm 2014 bởi Gartner, đã báo cáo chi phí trung bình là 5.600 đô la mỗi phút và hơn 300 nghìn đô la mỗi giờ.
Ngay từ đầu năm 2004, một ước tính từ Gartner đã đưa ra mức chi phí ngừng hoạt động hàng giờ cho các mạng máy tính ở mức 42.000 đô la. Theo đó, một công ty phải chịu thời gian ngừng hoạt động tồi tệ hơn mức trung bình 175 giờ mỗi năm có thể mất hơn 7 triệu đô la hàng năm. Tuy nhiên, chi phí cho mỗi lần downtime ảnh hưởng đến mỗi công ty laị khác nhau, vì vậy điều quan trọng là phải biết cách tính toán tác động tài chính chính xác.
Mỗi phút đều có giá trị
Hơn 10 năm trước, chi phí trung bình của downtime của trung tâm dữ liệu giữa các ngành được định giá khoảng 5.600 đô la mỗi phút theo Gartner, con số này vẫn giữ nguyên cho đến năm 2014. Nghiên cứu trước đây của Viện Ponemon đã tính toán chi phí tối thiểu, trung bình và tối đa cho mỗi lần ngừng hoạt động ngoài dự kiến, dựa trên đầu vào từ 41 trung tâm dữ liệu. Chi phí lớn nhất của một lần ngừng hoạt động ngoài dự kiến đã được tìm thấy vượt quá 11.000 đô la mỗi phút.
Trung bình, chi phí cho một lần downtime ngoài dự kiến có thể vượt quá 5.000 đô la mỗi phút.
Sự cố ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn
Một nghiên cứu năm 2013 đã chứng kiến sự gia tăng hơn 41% so với mức trung bình trước đây, và trung bình hơn 7900 đô la chi phí mỗi phút.
Một khảo sát của ITIC từ năm 2015 cho thấy rõ ràng rằng chi phí hàng giờ (so với dữ liệu từ năm 2008) đã tăng từ 25% đến 30%.
Downtime tác động từng năm
Một phân tích trong quá khứ Gartner đã tính toán rằng trung bình các sự cố downtime có thể đạt tới 87 giờ mỗi năm. Đó là tổng của nhiều lần downtime tại bất cứ nơi nào từ vài phút đến vài giờ.
Mọi thứ đã thay đổi như thế nào?
Một nghiên cứu từ năm 2011 đã tiết lộ rằng mặc dù ngành công nghiệp đã cố gắng chống lại thành công downtime và giảm sự xuất hiện của chúng, nhưng chúng ta vẫn gặp phải downtime đáng kể gây tổn thất doanh thu lớn.
Ảnh hưởng đến danh tiếng và lòng trung thành
Danh tiếng doanh nghiệp đáng giá bao nhiêu? Điều này cực kỳ khó đánh giá, cũng như ảnh hưởng lâu dài của danh tiếng và ảnh hưởng của sự tổn hại này đến doanh thu và lợi nhuận.
Trong trường hợp này, chi phí downtime sẽ bao gồm lượng khách hàng bị mất (cả ngắn hạn và dài hạn) và các yếu tố hữu hình khác phản ánh chi phí suy giảm danh tiếng như suy thoái chứng khoán, marketing hour (quản lý khủng hoảng và phục hồi thương hiệu) và ngân sách truyền thông cần thiết để khởi động lại và đánh bóng tên tuổi của một tổ chức.
Những thông số nào sẽ tác động đến tính toán của doanh nghiệp?
Khi cố gắng ước tính chi phí của downtime, có những chi phí trực tiếp rõ ràng (chẳng hạn như mất doanh thu trong downtime). Tuy nhiên, nhiều chi phí gián tiếp như chi phí nhân viên hoặc các vấn đề danh tiếng đã được thảo luận ở trên cũng nên được tính toán.
Chi phí cho lực lượng lao động bắt nguồn từ chi phí dành cho các nhiệm vụ "war-room" tập trung vào việc vận hành các hệ thống CNTT, chi phí bị trì hoãn với tất cả các nhiệm vụ theo kế hoạch khác, chi phí làm thêm giờ của nhân viên (nếu có). Tiếp đến là các chi phí về mất dữ liệu, phí bảo trì khẩn cấp (đặc biệt nếu downtime trong giờ nghỉ) và chi phí sửa chữa bổ sung tiếp tục sau khi hệ thống được khôi phục.
Bạn phải tính toán các chi phí khi downtime vì đây là con số đáng kể. Ngay cả một dự đoán thô cũng cực kỳ có lợi cho việc hiểu các rủi ro và quyết định mức độ công nghệ cần thiết mà bạn nên đầu tư để chống lại downtime.
Downtime gây ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng, điển hình là sự cố ngừng hoạt động của Facebook (và Whatsapp) đã được đề cập phía trên: Khoản lỗ trong doanh thu xuất phát từ việc số lần hiển thị quảng cáo bị ít đi do downtime.
Cổ phiếu giảm 25%
Khi Amazon.com ngoại tuyến vài giờ, cổ phiếu của nó đã giảm 25% chỉ trong một ngày. Trong ví dụ về sự cố downtime trên đám mây Amazon này, nhiều khách hàng đã băn khoăn về độ tin cậy trên nền tảng đám mây của Amazon xung quanh sự cố downtime. Các khách hàng khác nghĩ rằng họ nên được bồi thường cho downtime như cam kết SLA.
Tự tính toán chi phí của downtime
Cách đơn giản nhất để tính toán tổn thất doanh thu trong thời gian ngừng hoạt động là sử dụng phương trình sau đây:
MẤT DOANH THU = (GR / TH) x I x H
GR = tổng doanh thu hàng năm
TH = tổng số giờ làm việc hàng năm
I = phần trăm tác động
H = số giờ ngừng hoạt động
Làm thế nào để giảm thiểu rủi ro outage và downtime?
Việc doanh nghiệp ngừng hoạt động sẽ gây ra thiệt hại vô cùng nghiêm trọng. Bằng cách sử dụng các giải pháp tập trung vào việc tìm hiểu gốc rễ của vấn đề, downtime có thể được ngăn chặn trước khi chúng xảy ra.
Theo Bizfly Cloud chia sẻ
>> Có thể bạn quan tâm: 3 add-on tăng cường sức mạnh Cloud Server, giúp doanh nghiệp đẩy nhanh tốc độ bứt phá