Gateway là gì
Gateway là một thuật ngữ chuyên ngành viễn thông, công nghệ thông tin, được sử dụng trong quá trình chạy dữ liệu. Gateway có nhiều lợi ích nên nó được sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay. Vậy Gateway là gì, cách thức hoạt động của nó như thế nào?
Hãy cùng Bizfly Cloud tìm hiểu rõ hơn để biết cách kiểm tra một số lỗi Gateway trong mạng máy tính thường gặp qua bài viết dưới đây nhé!
Gateway là gì?
Trước khi tìm hiểu về cách thức hoạt động của Gateway, bài viết sẽ lý giải cho bạn Gateway là gì. Hiểu một cách đơn giản, Gateway là nút mạng dùng để kết nối hai mạng với giao thức truyền dẫn khác nhau trong viễn thông. Nó giống như một cửa chính của mạng mà toàn bộ lưu lượng truy cập đều phải đi qua trước khi đến bộ định tuyến. Gateway cho phép dòng dữ liệu di chuyển từ mạng này sang mạng khác.
Gateway khác với bộ định tuyến hoặc bộ chuyển mạch ở điểm nó giao tiếp bằng giao thức khác nhau. Sử dụng cổng trong doanh nghiệp hoặc cá nhân đều giúp đơn giản hoá kết nối một thiết bị vào Internet. Một nút mạng trong doanh nghiệp có thể đóng vai trò như một máy chủ proxy và Firewall. Đa số các mạng dựa vào IP đều có lưu lượng đi qua ít nhất một cổng. Ngoại trừ lưu lượng truyền giữa các nút trên cùng phân đoạn mạng cục bộ LAN.
Cách hoạt động của gateway trong mạng
Ở phần trước ta đã biết Gateway là gì, tiếp theo, bài viết sẽ giới thiệu cho bạn đọc cách hoạt động của Gateway trong mạng. Nhìn chung, tất cả các mạng hiện nay đều có một giới hạn giao tiếp với các thiết bị kết nối trực tiếp với nó. Do đó cần có một cổng kết nối nếu một mạng muốn giao tiếp với các thiết bị, nút hay mạng bên ngoài. Đặc trưng của cổng kết nối là sự kết hợp giữa modem và bộ định tuyến. Các cổng được cài đặt ở rìa của mạng, đồng thời quản lý tất cả dữ liệu từ mạng đó được chuyển hướng nội bộ hoặc ngoại vi.
Thông qua các đường dẫn truyền hiệu quả, gói dữ liệu sẽ được chuyển tới cổng và đích khi một mạng muốn giao tiếp với mạng khác. Bên cạnh dữ liệu định tuyến, một cổng sẽ lưu thông tin về các đường dẫn nội bộ của các mạng bổ sung và mạng chủ. Về cơ bản, các cổng đều tạo ra điều kiện tương thích giữa các giao thức. Chúng hoạt động như một bộ chuyển đổi giao thức trên bất kỳ lớp nào của mô hình hệ thống mở OSI kết nối.
Cổng mạng gateway là gì?
Bên cạnh thuật ngữ Gateway, cổng mạng Gateway cũng thường được sử dụng trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ. Vậy cổng mạng Gateway là gì và nó có đặc điểm như thế nào? Cổng mạng Gateway có nhiệm vụ hỗ trợ khả năng tương tác giữa hai mạng có nhiều thiết bị kết nối. Đó có thể là bộ chuyển đổi, bộ cách ly lỗi, trình giao dịch giao thức hay bộ dịch tín hiệu. Nhờ sử dụng cổng Gateway, các thủ tục chuẩn hóa các trang mạng đều được cổng mạng thiết lập.
Cổng mạng Gateway còn được gọi là cổng ánh xạ hoặc cổng dịch giao thức, hỗ trợ chuyển đổi giao thức chuẩn bị cho quá trình kết nối với giao thức công nghệ khác. Trong doanh nghiệp, cổng mạng Gateway sẽ kết nối mạng nội bộ văn phòng hoặc LAN với Internet WAN. Nhân viên của công ty muốn tải một website phải đảm bảo có hai cổng mạng. Một cổng để truy cập từ văn phòng hoặc mạng gia đình vào Internet và cổng còn lại truy cập từ Internet tới server trang web. Bằng cách cung cấp kết nối Internet nội bộ với Internet, tính năng chia sẻ mạng trên Microsoft Windows cho phép máy tính chạy như một cổng kết nối.
Một số loại cổng gateway kết nối
Nhiều người dùng khi bắt đầu tìm hiểu về cổng mạng vẫn chưa biết rõ các loại cổng Gateway là gì. Dưới đây là một số loại cổng mạng kết nối được sử dụng phổ biến hiện nay.
- Cổng mạng Gateway Storage Cloud là thiết bị mạng ở dạng phần mềm hoặc phần cứng, có chức năng giao tiếp và dịch các giao thức giữa ứng dụng khách cục bộ và nhà cung cấp. Cloud Storage Gateway cho phép tích hợp lưu trữ đám mây riêng vào ứng dụng mà không cần chuyển sang dịch vụ lưu trữ công cộng. Nó cũng được gọi là bộ điều khiển lưu trữ đám mây, hỗ trợ đơn giản hoá bảo mật dữ liệu.
- Cổng mạng Gateway Internet of Things (IoT) là một thiết bị đóng vai trò kết nối giữa bộ điều khiển, cảm biến và thiết bị thông minh với đám mây lưu trữ. Các cảm biến từ thiết bị trong môi trường IoT đều được xử lý dữ liệu, chuyển đổi giao thức trước khi gửi đi. Nó có thể cung cấp các dịch vụ ngoại tuyến và kiểm soát thời gian thực của các thiết bị kết nối. Mặt khác, hai kiến trúc quan trọng của các giao thức trao đổi đã được sử dụng để giúp cổng đạt được các khả năng tương tác bền vững trong hệ sinh thái Internet vạn vật. Một kiến trúc dựa trên Bus là DDS, REST, XMPP và một kiến trúc dựa vào Broker-based là AMQP, CoAP, MQTT và JMI.
- Cổng mạng Gateway email giúp ngăn chặn và bảo vệ quá trình truyền các thư điện tử vi phạm chính sách công ty. Nó giúp ngăn chặn việc truyền thông tin hay phần mềm độc hại hoặc truyền dữ liệu với mục đích xấu. Điều này tạo cơ chế an toàn giúp dữ liệu được lưu trữ an toàn, thực hiện mã hoá email và thiết bị khỏi xâm nhập độc hại.
- Gateway API, SOA hoặc XML giúp người dùng quản lý lưu lượng truy cập vào hoặc ra khỏi một kiến trúc, dịch vụ vi mô và website. Dạng cổng mạng này cho phép xuất bản, tạo, giám sát, bảo mật và duy trì REST cũng như API Web Socket ở từng quy mô khác nhau.
- Cổng trục mạng Gateway VoIP là cổng tạo điều kiện cho các thiết bị dịch vụ như điện thoại cố định, fax kết nối với mạng thoại qua IP được dễ dàng hơn. Nó cho phép kết nối thuê bao trực tiếp tới mạng VoIP mà không cần mất phí hay có sự tham gia của các nhà khai thác.
- Cổng mạng Gateway phương tiện có chức năng như một thiết bị dịch được sử dụng trong việc chuyển đổi giao thức truyền thông kỹ thuật số khác nhau. Từ đó cung cấp dịch vụ truyền thông đa phương tiện một cách hiệu quả. Chức năng chính của cổng kết nối này là cho phép truyền dẫn phép giao tiếp giữa các mạng và biến đổi các phương pháp mã hoá.
- Gateway ứng dụng web Firewall bảo vệ toàn bộ ứng dụng web bằng cách lọc và giám sát lưu lượng HTTP từ website và Internet. Nó giúp bảo vệ ứng dụng web khỏi bị tấn công bởi các tác nhân độc hại.
Gateway và Router khác nhau thế nào?
Một khái niệm cũng thường xuyên được so sánh với Gateway trong lĩnh vực viễn thông điện tử là Router. Nhiều người thường thắc mắc điểm khác nhau giữa Router và Gateway là gì. Trong phần này, Bizfly Cloud sẽ lý giải rõ hơn về hai khái niệm.
- Thiết bị phần cứng Router có khả năng phân tích, chuyển tiếp các gói dữ liệu tới các mạng khác nhau. Nó hỗ trợ định tuyến động và hoạt động trên lớp 3, 4 của mô hình OSI kết nối. Cách thức hoạt động của Router là dựa trên địa chỉ đích để cài đặt cụ thể định tuyến dành cho các mạng và lưu lượng. Thông thường, thiết bị này chỉ host trên ứng dụng chuyên dụng và cung cấp các tính năng bổ sung là mạng không dây, NAT, DHCP, server, định tuyến tĩnh.
- Đối với Gateway, thiết bị không hỗ trợ định tuyến động và hoạt động tại lớp 5 của mô hình OSI kết nối. Nguyên tắc hoạt động của Gateway dựa trên việc phân biệt nội và ngoại mạng. Thiết bị được host trên các máy chủ vật lý, ứng dụng chuyên dụng hoặc ứng dụng ảo. Gateway cung cấp tính năng bổ sung là chuyển đổi giao thức và kiểm soát truy cập mạng.
Cách kiểm tra default gateway Internet
Như vậy, Bizfly Cloud đã chia sẻ những thông tin cơ bản giúp người đọc hiểu được Gateway là gì và các loại cổng mạng phổ biến. Tiếp theo, bài viết sẽ hướng dẫn bạn một số cách kiểm tra default gateway Internet đơn giản nhất.
- Cách thứ nhất, bạn có thể sử dụng lệnh IPconfig trong CMD. Tại giao diện chính của Windows, chọn Start->Run hoặc tổ hợp phím Window + R. Lúc này hộp thoại Run sẽ xuất hiện, bạn gõ CMD và bấm OK. Khi cửa sổ Commander mở ra, bạn gõ lệnh ipconfig và bấm Enter. Sau khi giao diện xuất hiện dòng chú thích Default Gateway, bạn có thể tiến hành kiểm tra địa chỉ.
- Cách thứ hai là kiểm tra trực tiếp trên hệ điều hành Windows. Đầu tiên, chọn biểu tượng Wifi ở góc phải của màn hình, kick chuột phải và chọn Open Network & Internet settings. Tiếp đó, bạn chọn vào mục Ethernet -> Network and Sharing Center, giao diện Ethernet Status sẽ xuất hiện, bạn click chọn Details để kiểm tra thông số. Bước thứ ba là tìm tới phần Default Gateway để xem IP tương tự như cách 1.
Về cơ bản, Gateway giống như một cổng kết nối các mạng và đóng vai trò quan trọng trong các lối vào nút mạng khác. Hy vọng những chia sẻ của Bizfly Cloud đã giúp bạn hiểu được Gateway là gì, cách thức hoạt động cũng như điểm khác biệt của nó với Router. Trân trọng!
BizFly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.
BizFly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.
Độc giả quan tâm đến các giải pháp của BizFly Cloud có thể truy cập tại đây.
DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud