Công nghệ đám mây đã giúp các Fintech bứt phá như thế nào?
Điểm qua về sự phát triển của xu thế Fintech
Trong suốt mười năm qua, chúng ta đã được chứng kiến sự bùng nổ của kỷ nguyên thương mại điện tử. Ngành công nghiệp đang phát triển này tạo ra nhu cầu quản lý các mối quan hệ trong một hệ sinh thái (hay ERM) rất lớn. Chính điều này đã thúc đẩy các startup công nghệ phát triển mạnh mẽ để phục vụ một số ngành công nghiệp với các giao dịch trực tuyến.
Công nghệ tài chính, hay gọi tắt là FinTech, là một mô hình dịch vụ tài chính trực tuyến. Các dịch vụ như Apple Pay, Google Wallet và PayPal cho phép khách hàng sử dụng thẻ tín dụng để mua hàng trực tuyến một cách an toàn; FinTech cũng giúp các công ty quản lý tốt hơn các giao dịch tài chính cũng như các vấn đề tài chính doanh nghiệp phức tạp hơn.
Với xu thế FinTech đang phát triển từng ngày, nhu cầu cấp thiết của các nhà cung cấp là các dịch vụ lưu trữ an toàn và đáng tin cậy. Các giải pháp cloud đã giúp các công ty FinTech giải đáp bài toán này nhờ tính sẵn sàng cao giúp đảm bảo các giao dịch được bảo vệ, tức thời và real time cho mọi khách hàng.
Fintech đã phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây và hứa hẹn sẽ là xu hướng công nghệ bùng nổ tiếp theo
Sử dụng công nghệ đám mây trong FinTech là một lựa chọn khôn ngoan và phù hợp bởi các giải pháp đám mây vẫn được đánh giá là vượt trội trong các yếu tố như rủi ro bảo mật rất thấp, tính linh hoạt và khả năng tăng tốc độ tối ưu khi đưa dịch vụ ra thị trường. Trên thực tế, 22% các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói rằng việc sử dụng đám mây trong một số trường hợp cụ thể đã mang lại cho họ lợi thế cạnh tranh rõ rêt, theo một khảo sát từ Diễn đàn Công nghiệp Đám mây và 25% cho biết mô hình thích nghi với sự thay đổi liên tục của thị trường linh hoạt hơn trước rất nhiều.
Dù vẫn còn đó những lo lắng về bảo mật, cũng như với bất kỳ cơ sở hạ tầng lưu trữ nào, các giải pháp đám mây vẫn là công nghệ cho thấy độ tin cậy cao so với các dịch vụ và giải pháp lưu trữ khác hơn bao giờ hết. Ngoài ra, khi công ty bắt đầu phát triển, và mở rộng hơn, việc kết hợp lưu trữ đám mây với cơ sở hạ tầng truyền thống có thể sẽ đem lại nhiều ưu thế giúp tăng lợi nhuận và tối ưu hóa kinh doanh.
Ngành công nghiệp FinTech là một lĩnh vực năng động và đang nhanh chóng dịch chuyển sang môi trường đám mây. Ngoài yếu tố tốc độ gia nhập thị trường, các công nghệ điện toán đám mây còn cung cấp lượng điện toán ảo vô tận và không gian lưu trữ không giới hạn. Bạn cũng không cần bỏ ra một khoản đầu tư trả trước lớn nào, thay vào đó chỉ trả tiền cho những gì sử dụng. Ngoài ra, sự tự do và khả năng tăng hoặc giảm tức thời khi cần thiết đảm bảo công ty đáp ứng mọi mức độ nhu cầu.
Các công ty FinTech xử lý các giao dịch thương mại điện tử và thanh toán, thường là với người dùng cuối hoặc người tiêu dùng thực hiện thanh toán trong giao dịch. Điều này có nghĩa là tốc độ xử lý, độ trễ và độ tin cậy là rất quan trọng đối với sự hài lòng của khách hàng. Theo một khảo sát từ Kissmetrics, 40% người dùng internet kỳ vọng một trang web sẽ hiển thị chỉ trong vòng hai giây, và 40% sẽ bỏ đi nếu trang web đó tải lâu hơn ba giây. Sử dụng một cơ sở hạ tầng cho phép kết nối toàn cầu, mở rộng linh hoạt và kiểm soát độ trễ thấp nhất sẽ có tác động vô cùng lớn đến chất lượng dịch vụ.
Các doanh nghiệp ra đời hoàn toàn từ đám mây có thể tận dụng khả năng mở rộng quy mô ngay tức thì trên các giải pháp này khi dịch vụ của họ phát triển hơn. Thời gian đáp ứng gần như ngay lập tức để nhân rộng mô hình cũng cho phép các startup cạnh tranh trực tiếp với các tổ chức tài chính lớn mạnh thường bị ràng buộc với các quy định pháp lý và các hệ thống CNTT nội bộ cúng nhắc, lõi thời. Điều quan trọng là cần tìm một nhà cung cấp lưu trữ/đám mây cung cấp cơ sở hạ tầng API để có thể tự động mở rộng quy mô ngay khi cần. Nhiều máy chủ lưu trữ đám mây lớn hỗ trợ yêu cầu này cho cơ sở hạ tầng ảo, nhưng không nhiều bên thực hiện trên cơ sở hạ tầng hoặc vật lý chuyên dụng. Do đó các nhà cung cấp có thể hỗ trợ cả hai mô hình sẽ rất linh hoạt và tiện ích.
Điện toán đám mây mang đến cơ hội tăng tốc và bứt phá mạnh mẽ cho các công ty trong lĩnh vực FinTech cũng như những ai đang muốn gia nhập vào lĩnh vực này. Khả năng mở rộng, bảo mật, hiệu quả về chi phí, tính linh hoạt khi kết hợp đám mây và cơ sở hạ tầng truyền thống là những lý do không thể thuyết phục hơn khi lựa chọn thiết lập một môi trường lai Hybrid cho một sự khởi đầu mạnh mẽ hay tăng trưởng nhanh chóng của bất cứ một Fintech nào.
Theo Bizfly Cloud tổng hợp
Có thể bạn quan tâm: 6 xu hướng công nghệ trong ngành tài chính thời kỳ công nghệ số