Cloud Computing: Đã đến lúc đầu tư vào Cloud Storage?

946
28-12-2019
Cloud Computing: Đã đến lúc đầu tư vào Cloud Storage?

Lưu trữ dữ liệu trên đám mây, hay còn được gọi là dữ liệu dưới dạng dịch vụ hoặc SaaS, đang thu hút sự chú ý của đông đảo những người am hiểu về công nghệ thông tin hiện nay. Một cuộc khảo sát gần đây của CIO.com cho thấy 46% những người ra quyết định CNTT đang xem xét áp dụng cloud storage. SaaS rẻ hơn so với việc xây dựng một trung tâm dữ liệu. 

Để có thể sử dụng cloud storage, các doanh nghiệp có thể hợp tác với các nhà cung cấp đám mây để lưu trữ bất kỳ dịch vụ hoặc ứng dụng CNTT nào, bao gồm cả CRM, ERP và lưu trữ dữ liệu. Cùng Bizfly Cloud  tìm hiểu thông tin chi tiết hơn qua bài viết dưới đây.

Tổng quan về Cloud Storage

Cloud Storage là hệ thống lưu trữ dữ liệu trên nền tảng điện toán đám mây. Người dùng lưu trữ, quản lý, chia sẻ làm các thao tác với dữ liệu như những hệ thống lưu trữ truyền thống. Ưu điểm lớn hơn của hệ thống Cloud Storage là tốc độ truy cập nhanh, băng thông lớn, dễ dàng triển khai dạng website.. Dịch vụ này cho phép khách hàng có thể truy cập được tất cả các tệp tin của họ từ xa tại bất kỳ vị trí địa lý nào.

Thay vì lưu trữ dữ liệu vào ổ cứng máy tính hoặc các thiết bị lưu trữ cục bộ khác như usb, bạn sẽ lưu những dữ liệu đó vào một hệ thống lưu trữ từ xa. Máy tính sẽ được kết nối với hệ cơ sở dữ liệu đó thông qua internet, và nhờ kết nối internet, bạn sẽ truy xuất được dữ liệu mình cần thông qua các bảng điều khiển.

Ví dụ: Nếu đã từng tải dữ liệu lên Google Drive, tức là bạn đang sử dụng cloud storage. Và trong trường hợp này thì Google chính là bên cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây.

Vì sao doanh nghiệp nên ưu tiên lưu trữ dữ liệu lên cloud storage?

1. Bảo mật dữ liệu  

Một trong những vấn đề lớn về dữ liệu mà cloud storage giải quyết được là khả năng sao lưu dữ liệu tự động. Việc phải chuyển dữ liệu một cách thủ công từ ổ cứng vật lý này sang ổ cứng vật lý khách sẽ không tránh khỏi hư hỏng hay mất cắp, gây mất dữ liệu. Dữ liệu của bạn sẽ luôn được đảm bảo với các bản copy luôn sẵn sàng. 

Ngoài ra. những dữ liệu được lưu trữ trên Cloud Storage đều sẽ được mã hóa và còn có thể giới hạn được số lượng IP được truy cập. 

2. Khả năng mở rộng linh hoạt

Khi sử dụng cloud storage, doanh nghiệp hoàn toàn có thể mở rộng ngay lập tức thêm tài nguyên lưu trữ khi có nhu cầu, đặc biệt trong các giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ. Mở rộng linh hoạt với cloud storage cũng giống như việc bạn có thể mở rộng không gian phòng làm việc mà không cần phải sắp xếp, vận chuyển đồ đạc để di chuyển sang phòng mới. 

Tính linh hoạt cho phép việc giao tiếp, thực hiện công việc trong doanh nghiệp được liền mạch, nhanh chóng, giúp gia tăng hiệu suất công việc.

3. Tăng khả năng cộng tác, làm việc nhóm trong doanh nghiệp

Sử dụng cloud storage, doanh nghiệp sẽ nâng cao hiệu quả làm việc nhóm bằng các tính năng đặc trưng như: chia sẻ dữ liệu an toàn, phân quyền rõ ràng, trao đổi, chia sẻ thông tin nhanh chóng qua email hay qua link download, cài đặt ngày giờ hiệu lực và quyền thao tác trên các tệp dữ liệu,...

Phân loại cloud storage

1. Personal Cloud

Personal Cloud thường được cung cấp cho cá nhân, nhằm đáp ứng các nhu cầu hằng ngày trong việc lưu trữ dữ liệu từ máy tính, điện thoại, máy ảnh.

Ví dụ như việc bạn vô tình làm mất điện thoại, chắc chắn các dữ liệu như danh bạ, hình ảnh,… sẽ bị mất hết. Tuy nhiên, nếu trước đó bạn đã sử dụng Google Drive trên Android hoặc iCloud từ iPhone để đồng bộ các thông tin này lên đám mây, bạn không cần quá lo lắng và chỉ cần đăng nhập tài khoản này lại vào một thiết bị mới là sẽ lấy lại được các dữ liệu này.

2. Public Cloud

Public Cloud thường dành cho các bạn làm về lập trình, phát triển ứng dụng,… vì nhà cung cấp sẽ hỗ trợ thêm các tính năng cho việc quản lý các tài nguyên như máy chủ, storage. Nhà cung cấp sẽ cung cấp những tính năng nâng cao liên quan đến bảo mật, cơ sở hạ tầng,… kèm theo gói sử dụng. 

3. Private Cloud

Private Cloud thường dành cho doanh nghiệp và các công ty vừa hoặc lớn. Private, đồng nghĩa với việc sẽ có một mô hình triển khai riêng biệt với các doanh nghiệp, và tùy theo nhu cầu sử dụng mà sẽ có những thiết lập, cấu hình khác nhau. 

4. Hybird Cloud

Hybird Cloud là loại lưu trữ có sự kết hợp giữa Public Cloud và Private Cloud, cho phép bạn có thể lựa chọn linh động giữa hai loại này khi sử dụng. Về cơ bạn, nó mang lại cho doanh nghiệp nhiều sự lựa chọn hơn trong khi hoạt động. Tuy nhiên loại hình này tốn chi phí và tốn nhiều thời gian thực thi hơn.

Theo Bizfly Cloud chia sẻ

>> Có thể bạn quan tâm: 9 lợi ích của việc lưu trữ dữ liệu trong đám mây

SHARE