Cải thiện ngay hiệu suất công việc trên nền tảng điện toán đám mây với 5 kỹ thuật sau đây
Hiệu suất của các đám mây doanh nghiệp có thể được cải thiện và tăng lên đáng kể khi kết hợp đúng đắn các dịch vụ với cấu trúc thiết kế. Cùng Bizfly Cloud tìm hiểu và cân nhắc các yếu tố sau đây để tối ưu hóa hiệu suất công việc của bạn. Trong môi trường hệ thống tại chỗ, doanh nghiệp phải đảm bảo các tài nguyên cung cấp được điều chỉnh phù hợp cho các mục tiêu hiệu suất. Với điện toán đám mây vấn đề có phần phức tạp hơn bởi các tính năng có sẵn khác sẽ bị giới hạn.
1. Lựa chọn các thành phần thích hợp
Các tổ chức sẽ nhận được nhiều lợi ích nếu hiểu được mức độ tài nguyên công việc yêu cầu và sử dụng kiểu kiến trúc phù hợp với các nhu cầu đó. VM hiện là lựa chọn phổ biến nhất trong công nghệ đám mây, mặc dù các biến thể của container đang tăng trưởng nhanh chóng.
Mục tiêu là tinh chỉnh đúng kích sao cho phân bổ tốt nhất CPU ảo (vCPU), bộ nhớ tốt nhất. Nếu cấu hình quá lớn, các tài nguyên bổ sung sẽ không tạo ra nhiều tác động đối với hiệu suất công việc trên đám mây dẫn đến lãng phí tiền bạc. Nếu cấu hình quá nhỏ, sẽ làm giảm hiệu suất, thậm chí gây ra dừng dịch vụ trong các trường hợp nhiều công việc cần được xử lý một lúc.
Các nhà cung cấp đám mây cung cấp vô cùng đa dạng các kiểu cấu hình - mỗi loại có một kết hợp duy nhất của vCPUs, bộ nhớ, lưu trữ và kết nối mạng. Các máy ảo này cũng có thể được tùy chỉnh cho các nhiệm vụ cụ thể.
2. Triển khai tự động mở rộng
Các doanh nghiệp truyền thống thường tìm cách mở rộng dưới dạng ad hoc. Vì tài nguyên công nghệ bị giới hạn trong phạm vi sở hữu của doanh nghiệp, nên nhu cầu mở rộng nhanh, linh động hay tự chủ cũng rất hạn chế.
Tuy nhiên, điện toán đám mây lại có tính linh hoạt cao. Đám mây công cộng mang đến khả năng thêm hoặc xóa các tài nguyên liên quan theo nhu cầu. Tại Việt Nam, BizFly Cloud là nhà cung cấp hỗ trợ các dịch vụ load balancing và autoscaling.
>> Tìm hiểu thêm: Load balancer là gì? Giải pháp cân bằng tải hoàn hảo cho server
Các tổ chức phải áp dụng các cài đặt phù hợp khi muốn tăng cường hiệu suất đám mây. Trong nhiều trường hợp, các dịch vụ giám sát sẽ theo dõi trạng thái tải, ví dụ như mức sử dụng vCPU trung bình. Khi khối lượng công việc vượt quá ngưỡng sử dụng định trước, cảnh báo sẽ tự động kích hoạt dịch vụ mở rộng được thiết lập từ trước để thêm tài nguyên và cài load-balancing. Khi tải giảm xuống dưới một ngưỡng nhất định, dịch vụ tự động hóa có thể đảo ngược quá trình và giảm các tài nguyên không cần thiết.
Khi được triển khai đúng đắn, các dịch vụ tự động hóa sẽ duy trì hiệu suất ở mức liên tục – dễ thấy nhất là khả năng đáp ứng sẵn sàng - đồng thời quản lý chi phí đám mây hiệu quả.
3. Triển khai dịch vụ lưu trữ
Các ứng dụng thường cần dữ liệu, nhưng việc truy cập bộ nhớ có thể làm chậm khả năng phản hồi - đặc biệt là khi tài nguyên ở xa hoặc đang bị nghẽn khi nhiều bên cùng yêu cầu. Bộ đệm cache là một bản sao các dữ liệu được truy cập thường xuyên. Ứng dụng có thể xử lý các tác vụ liên quan đến dữ liệu nhanh hơn nhiều nhờ thông tin được lưu trong bộ nhớ cache so với việc phải chờ dữ liệu từ bộ nhớ thông thường.
Vì bộ đệm chính là bản sao dữ liệu, nó có thể gặp sự cố nếu dữ liệu gốc thay đổi. Các nhà phát triển ứng dụng cần lập kế hoạch cập nhật nội dung bộ đệm để đảm bảo tính liên tục giữa dữ liệu chính và bộ đệm. Các nhà cung cấp đám mây cũng hỗ trợ các tài liệu phong phú và kiến trúc tham khảo để trợ giúp cho quá trình thiết kế.
4. Áp dụng kiến trúc microservice
Các ứng dụng dạng khối/ Monolithic đóng gói các tính năng và chức năng chính trong một cấu trúc duy nhất. Đây là một cách thức phát triển phần mềm đã được kiểm chứng và chứng thực, tuy nhiên, các khối nguyên khối có thể đặt ra những thách thức với khả năng mở rộng và hiệu suất trong đám mây. Khi một ứng dụng nguyên khối truyền thống đạt đến giới hạn hiệu suất, sẽ phải triển khai một cấu hình hoàn toàn mới cho toàn bộ ứng dụng.
Microservice chia các ứng dụng thành một chuỗi các chương trình liên quan, các chương trình này được triển khai, vận hành và thu nhỏ riêng lẻ. Các dịch vụ độc lập này hoạt động cùng nhau thông qua các API để cùng hợp thành các tính năng và chức năng của ứng dụng. Do đó, khi một dịch vụ đạt đến giới hạn hiệu suất, chỉ duy nhất dịch vụ đó phải thực hiện mở rộng. Đây có thể là một cách nhanh hơn và hiệu quả về tài nguyên hơn khi quản lý một ứng dụng hiện đại.
Các thành phần microservice có thể được triển khai cho các máy ảo nhỏ, nhưng cũng có thể dựa trên các nền tảng container được tích hợp.
5. Áp dụng kiến trúc event-driven
Serverless computing đã tạo được sức hút đáng kể trước các nhà phát triển.
Mặc dù các máy chủ rất cần thiết cho việc vận hành các chức năng điều khiển sự kiện ở tầng back-end, cấu trúc serverless hướng đến tránh việc triển khai và hoạt động lâu dài của các cấu hình VM hoặc container truyền thống. Thay vào đó, các nhà phát triển doanh nghiệp tải code cho các hoạt động hoặc chức năng phần mềm nhất định lên đám mây, nơi nó chỉ triển khai và chạy khi được kích hoạt bởi một số sự kiện trong thế giới thực hoặc do lập trình. Khi chức năng hoàn tất, nó sẽ được xuất ra và không còn tiêu tốn tài nguyên đám mây. Nhà cung cấp đám mây - không phải người dùng - tải, vận hành và bỏ tải chức năng.
Tuy không có nhiều ứng dụng có cáu trúc event-driven hoàn toàn, các nhà phát triển có thể sử dụng các chức năng để tạo hiệu quả cao cho các sự kiện thực tế và dựa trên phần mềm, chẳng hạn như luồng dữ liệu IoT. Do đó, ứng dụng phần mềm tổng thể có thể nhỏ hơn, đơn giản hơn và đạt hiệu suất tối ưu hơn nhờ vào serverless.
Theo BizFly Cloud tổng hợp
BizFly Cloud Server là hạ tầng máy chủ ảo vận hành hơn 200 website tin tức, báo chí thuộc hệ thống VCCorp, phục vụ hơn 2000 khách hàng trên khắp cả nước. Trong đó có nhiều khách hàng lớn như: Đài truyền hình VTV, Tập đoàn Vingroup, Bệnh viện Thu Cúc, Ahamove, Sapo, Chứng khoán Hà Nội SSI… Dành cho độc giả quan tâm tới giải pháp máy chủ ảo BizFly Cloud Server có thể truy cập tại đây.