Cách tối ưu hóa CDN để phân phối nội dung động
Trong thị trường cung cấp dịch vụ trực tuyến bão hòa ngày nay, khách hàng có vô số sự lựa chọn. Đây là lý do tại sao các trang web và ứng dụng phải nhanh chóng thu hút tối đa sự chú ý của người dùng. Cùng Bizfly Cloud tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này nhé!
Độ trễ mili giây trong thời gian tải trang là ranh giới giữa việc bán được hàng hoặc mất khách hàng. Có hàng trăm nghiên cứu đã minh họa điều này, nổi bật nhất là Amazon, độ trễ 100ms trong thời gian tải trang có thể dẫn đến thiệt hại 1% doanh thu.
Tại sao cần tối ưu hóa CDN?
Các mạng phân phối nội dung (CDN) phục vụ nhu cầu về tốc độ của các công ty Internet, giúp các nhà cung cấp dịch vụ tăng tốc độ phân phối nội dung cho người dùng cuối.
Internet đang thay đổi không ngừng, từ Internet một chiều từ trên xuống của những năm 90 cho đến hiện nay, những năm 2000 là sự bùng nổ của mạng xã hội, đo đó nội dung được tạo ra cũng thay đổi từng ngày. Các website đang ngày càng được cá nhân hóa rõ rệt hơn.
Người dùng thích tương tác và tiếp cận với những nội dung được tạo ra dành riêng cho mình, hay như Google's Eric Schmidt nói rằng: "Sẽ rất khó để người dùng xem hoặc tiêu thụ thứ gì đó không phù hợp với họ."
>>> Xem thêm: Top CDN Public Miễn phí/Trả phí thông dụng nhất
Nội dung tĩnh là gì?
Nội dung tĩnh không thay đổi trong một khoảng thời gian. Nếu nó thay đổi, những thay đổi là có thể dự đoán. Nội dung tĩnh bao gồm hình ảnh, tệp PDF và CSS sheet. Do đó, CDN có thể lưu trữ một bản sao nội dung tại các edge server, phục vụ các nội dung này bất cứ khi nào khách hàng yêu cầu.
Nội dung tĩnh còn được gọi là "event driven content" trong một số lĩnh vực. Event driven content là tĩnh và các thay đổi là không thể đoán trước. Event driven content vẫn tĩnh trong khoảng thời gian không thể đoán trước. Sự khó lường vốn có này thể hiện các vấn đề đối với CDN.
Vấn đề là xác định khoảng thời gian để lưu trữ nội dung. Hầu hết các CDN giải quyết điều này bằng cách lưu trữ nội dung này trong thời gian ngắn. Một số CDN cũng sử dụng cơ chế thanh lọc. Sự thanh lọc này thúc đẩy nội dung ngay khi một sự kiện xảy ra.
Nội dung động là gì?
Nội dung động là nội dung liên tục thay đổi. Mọi request cho nội dung động được chuyển tiếp đến các server gốc.
Bản chất thay đổi của Internet đã thúc đẩy việc tạo ra nội dung động, dẫn đến nhu cầu cá nhân hóa các dịch vụ web ngày càng tăng. Nội dung trên mạng xã hội được định hình xung quanh người dùng cuối và người dùng cá nhân.
Ai tạo ra nội dung động?
Nội dung động là bất kỳ nội dung nào trên trang web liên tục thay đổi theo yêu cầu của người dùng. Ví dụ: một trang web thương mại điện tử có đề xuất sản phẩm dựa trên lịch sử mua trước đó của người dùng này. Hoặc, hai người dùng thấy các đề xuất bài viết hoàn toàn khác nhau từ một nguồn tin tức. Logic hoạt động của mỗi website sẽ thay đổi mỗi khi người dùng truy cập làm tăng tính độc độc đáo cho trang web.
Quá trình thanh toán cho các giao dịch trực tuyến cũng thuộc danh mục nội dung động. Hầu hết các quy trình checkout đều sử dụng các dịch vụ của bên thứ ba như xác thực địa chỉ và ủy quyền thẻ tín dụng. Đây là những quá trình động và tốn thời gian.
Tài khoản người dùng trên các trang web hoặc ứng dụng web cũng tạo ra nội dung động. Thông tin trong tài khoản người dùng được cập nhật với các tùy chọn, cài đặt và hành động mới nhất của người dùng.
Video streaming thời gian thực, IP voice và chơi trò chơi trực tuyến cần các giải pháp để phân phối nội dung động. CDN tỏ ra khá hạn chế trong việc tăng tốc các dịch vụ này.
Trong khi chơi trò chơi trực tuyến, bạn không thể lưu trữ một hành động của người chơi. Lý do là hành động này phải xảy ra trên cả hai màn hình người chơi trong vòng một phần nghìn giây. Bất kỳ sự chậm trễ nào trong việc truyền các hành động này sẽ làm đảo lộn sự cân bằng của trò chơi, dẫn đến sự chậm trễ và mất ổn định.
Ngành AdTech là ví dụ thích hợp nhất cho trường hợp này. Trong quá trình phân phối quảng cáo, các quyết định về quảng cáo nào sẽ hiển thị cho người dùng cuối được thực hiện trong một phần nghìn giây. Những quyết định này xảy ra với người dùng cá nhân và với mọi trang web có không gian dành cho quảng cáo.
Điều này cũng xảy ra đối với Video streaming thời gian thực và IP voice. Các dịch vụ như Twitch rất năng động. Các video phát trực tuyến thời gian thực phải được gửi từ các máy ngang hàng (peer) qua máy chủ gốc, sau đó đến người dùng cuối. Bất kỳ trang web nào có giỏ hàng (shopping cart) cũng sẽ tạo ra nội dung động.
Làm thế nào để tối ưu hóa CDN?
Bây giờ chúng ta đã hiểu sự khác biệt giữa nội dung tĩnh và động. Rõ ràng là nội dung lưu trữ tại các edge server không tối ưu cho nội dung động. Mỗi khi người dùng thực hiện một hành động tạo ra nội dung động sẽ lại có một bản cập nhật mới.
Tối ưu hóa CDN để phân phối nội dung động
Tối ưu hóa CDN là việc bổ sung một nền tảng để tối ưu hóa phân phối nội dung động. Lý do là nội dung động luôn được gửi từ máy chủ gốc cho mọi request. Tối ưu hóa phân phối nội dung động từ máy chủ gốc đến người dùng giúp cải thiện hiệu suất đáng kể.
Tối ưu hóa CDN để phân phối nội dung tĩnh
CDN hiệu quả nhất trong việc tối ưu hóa phân phối nội dung tĩnh từ edge server tới người dùng. Event driven content và static content vẫn được tìm nạp từ server gốc có thể dẫn tới tình trạng thường xuyên tắc nghẽn và mất gói.
CDN thiếu các giải pháp tối ưu hóa việc phân phối nội dung từ các máy chủ gốc đến các edge. Tích hợp một nền tảng giải quyết vấn đề tắc nghẽn và thắt nút cổ chai sẽ giúp cải thiện hiệu suất CDN.
Nguồn: Bizfly Cloud chia sẻ
>> Có thể bạn quan tâm: 10 lý do không thể bỏ qua CDN khi tối ưu website