Bottleneck - Nghẽn cổ chai là gì? Các trường hợp nghẽn cổ chai phổ biến

2272
12-07-2024
Bottleneck - Nghẽn cổ chai là gì? Các trường hợp nghẽn cổ chai phổ biến

Bottleneck hay nghẽn cổ chai là vấn đề thường phát sinh trong quy trình nghiệp vụ của phần lớn doanh nghiệp. Để hoạt động và tăng trưởng một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần phải nhanh chóng phát hiện cũng như xử lý triệt để bottleneck. Cùng Bizfly Cloud tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây để có thể xác định được vấn đề trên và tháo gỡ nghẽn cổ chai trong doanh nghiệp.

Bottleneck - Nghẽn cổ chai là gì?

Bottleneck - thắt cổ chai hay nghẽn cổ chai, được định nghĩa là một điểm mà tại đó dòng chảy của dữ liệu trong doanh nghiệp bị suy yếu, tắc nghẽn hoặc ngưng hoàn toàn. Điều đó có nghĩa là sẽ không có đủ dung lượng để xử lý khối lượng lưu lượng truy cập hiện tại.

Bottleneck - Nghẽn cổ chai là gì? Các trường hợp nghẽn cổ chai phổ biến - Ảnh 1.

Bottleneck - Nghẽn cổ chai là gì?

Tình trạng nghẽn cổ chai có thể xảy ra trong mạng đang sử dụng, kho lưu trữ hoặc trong các máy chủ có quá nhiều tranh chấp cho tài nguyên máy chủ nội bộ, chẳng hạn như tốc độ xử lý CPU, bộ nhớ hoặc I/O (input/output). Kết quả là, luồng lưu chuyển dữ liệu sẽ chậm lại dần cho đến khi bằng với tốc độ của điểm chậm nhất trong đường dẫn dữ liệu. Tình trạng này làm chậm hiệu suất hoạt động của ứng dụng, đặc biệt là đối với cơ sở dữ liệu và các ứng dụng quản lý phức tạp khác, thậm chí trong các tình huống xấu còn có thể khiến một số ứng dụng gặp sự cố, hư hại, hỏng hóc.

>> Tham khảo thêm: CPU là gì? Các thông số kỹ thuật của CPU

Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng Bottleneck của doanh nghiệp?

Quy trình làm việc lỗi thời

Nhiều doanh nghiệp vẫn dựa vào các phương pháp và quy trình truyền thống không còn hiệu quả. Những quy trình lỗi thời này có thể làm chậm công việc và tạo ra các bottleneck.

Ngoài ra, quy trình rườm rà, không hiệu quả và có quá nhiều bước không cần thiết cũng dẫn đến sự chậm trễ và sai sót.

Dữ liệu được xử lý thủ công

Việc xử lý dữ liệu thủ công không chỉ tốn nhiều thời gian mà còn tăng nguy cơ sai sót. Điều này dẫn đến chậm trễ và thiếu chính xác, là những nguyên nhân chính gây ra bottleneck.

Các bộ phận trong doanh nghiệp phối hợp không tốt

Khi các phòng ban trong doanh nghiệp không làm việc tốt với nhau, có thể dẫn đến tình trạng thiếu giao tiếp và chậm trễ. Sự phối hợp kém có thể làm giảm đáng kể năng suất tổng thể của tổ chức.

Các công việc bị lặp lại gây tốn thời gian

Những công việc lặp lại không mang lại nhiều giá trị nhưng lại tiêu tốn nhiều thời gian và nguồn lực. Những công việc này có thể tạo ra bottleneck bằng cách làm phân tán sự tập trung từ các hoạt động quan trọng hơn.

Nguyên nhân khác

Các yếu tố khác như nguồn lực không đủ, thiếu đào tạo, và quản lý không hiệu quả cũng có thể góp phần gây ra bottleneck trong doanh nghiệp.

Các trường hợp nghẽn cổ chai phổ biến

Nghẽn cổ chai sẽ xảy ra thường xuyên hơn đối với các network hoặc kho lưu trữ có cấu trúc và nền tảng yếu kém. Lựa chọn phần cứng không phù hợp là một nguyên nhân phổ biến trong các trường hợp này.

Bottleneck - Nghẽn cổ chai là gì? Các trường hợp nghẽn cổ chai phổ biến - Ảnh 2.

Các trường hợp nghẽn cổ chai phổ biến

Ví dụ, nếu một server trong workgroup được trang bị một cổng Gigabit Ethernet nhưng cổng switch tương ứng chỉ cung cấp một cổng Ethernet 10/100, thì cổng switch chậm sẽ dẫn đến nghẽn cổ chai tại một điểm trên server đó. Một lỗi thiết kế phổ biến khác thường xảy ra trong các mạng lưu trữ là fan-in, khi nhiều thiết bị lưu trữ được kết nối với cùng một cổng switch để tối đa hóa việc sử dụng băng thông của cổng switch đó. 

>> Tìm hiểu thêm: Switch là gì? Cách network switch hoạt động

Ví dụ, kết nối cùng lúc nhiều thiết bị lưu trữ Fibre bốn gigabit (Gb) với cùng một cổng switch có thể nhanh chóng khiến cổng switch bị quá tải và dẫn đến các vấn đề về hiệu suất nếu nhiều thiết bị lưu trữ hoạt động đồng thời. Trong nhiều trường hợp, tình trạng nghẽn cổ chai phát triển từ từ theo thời gian khi các quản trị viên không theo dõi được nhu cầu lưu lượng mạng và lưu trữ tăng lên mỗi ngày.

Nghẽn cổ chai cũng có thể xảy ra do cấu hình của thiết bị chuyển mạch và host bus adapters (HBA) chỉ ở mức yếu hoặc trung bình. Ví dụ, sử dụng nhiều cổng Fibre Channel để kết nối các thiết bị bên trong lưu trữ switching fabric có thể cải thiện khả năng lưu trữ và hiệu năng nhưng nếu các thiết bị trong khi kết nối không được cấu hình để cân bằng tải thì cũng không đem lại hiệu quả gì.

Tương tự, các trường hợp xảy nghẽn cổ chai cũng có thể xảy ra do lỗi phần cứng. Từ ví dụ trước, chúng ta giả sử rằng một trong hai liên kết Fibre Channel sẽ không thể thực hiện được. Mặc dù failover (khả năng chịu lỗi) sẽ cho phép thiết bị lưu trữ duy trì khả năng truy cập, nhưng tất cả các lưu lượng truy cập vào hai liên kết hiện không được kết nối này - có nhiều khả năng sẽ dẫn đến nghẽn mạng nếu lưu lượng truy cập vượt quá băng thông của một trong hai liên kết.

Các nút nghẽn cổ chai bottleneck thường được xác định dựa vào kiểm tra hiệu suất hệ thống mạng trên các thiết bị khác nhau theo đường dẫn dữ liệu và tách biệt các thiết bị đang hoạt động chậm hơn rõ rệt so với các thiết bị tại các điểm khác. Sau khi được xác định, điểm nghẽn cổ chai thường có thể được xử lý bằng cách cấu hình lại, nâng cấp hoặc thay thế thiết bị bị ảnh hưởng. Ở cấp độ mạng, quá trình có thể bao gồm cả việc nâng cấp switch hoặc HBA.

Đối với server, nâng cấp CPU hoặc bộ nhớ có thể giúp cải thiện tình hình, nếu không, có thể sẽ cần thay thế server hoàn toàn (ví dụ, thay thế một single-CPU server cũ với một dual-server hoặc quad-CPU server mới hơn). Nghẽn cổ chai thông thường cũng có thể tránh được nhờ chủ động theo dõi sát các biến động lưu lượng tải theo thời gian và chủ động thực hiện các cải tiến cần thiết trước khi vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn.


Cách kiểm tra nghẽn cổ chai

Nhận biết thông qua các dấu hiệu

Nếu bạn là một nhà quản lý, sẽ không khó để phát hiện ra nghẽn cổ chai trong quy trình hoạt động. Dưới đây là một số những dấu hiệu nhận biết về nghẽn cổ chai:

  • Doanh nghiệp thường xuyên nhận được lời phàn nàn từ các đối tác do hợp đồng bị gửi đến trễ
  • Nhận được phản hồi của khách hàng là đã liên hệ đến để tìm hiểu về sản phẩm, tuy nhiên không có nhân sự để tiếp nhận tư vấn
  • Khối lượng đề xuất chờ xét duyệt tăng đột xuất, khiến nhân sự không kịp trở tay
  • Nhân viên bán hàng phải tăng ca liên tục, trong khi nhân sự thuộc phòng bạn khác lại rất rảnh rỗi
  • Thường xuyên phải làm lại bảng lương mỗi tháng do phát sinh một số sai sót
  • Chi phí vận hành trong tháng đột nhiên tăng cao

Nhận biết thông qua kết quả thống kê, đo lường

Sử dụng flowchart

Hầu hết doanh nghiệp sẽ vận hành theo một quy trình nhất định. Đối với doanh nghiệp ứng dụng quy trình dưới dạng flowchart, doanh nghiệp chỉ cần sử dụng các lưu đồ này để thực hiện công việc đo lường, phân tích dữ liệu. Nhờ đó mà các quy trình công việc sẽ được rõ ràng, cụ thể hơn, việc xác định nghẽn cổ chai cũng trở nên dễ dàng hơn nhiều.

Sử dụng phần mềm quản lý

Ngoài việc sử dụng flowchart, doanh nghiệp cũng có thể ứng dụng một số phần mềm quản lý quy trình nghiệp vụ. Nhờ đó, việc phân tích dữ liệu sẽ dễ dàng hơn so với cách thức thông thường. Các phần mềm như fOKRs của Fastdo hoặc Base Workflow sẽ là lựa chọn lý tưởng cho các doanh nghiệp, giúp nhanh chóng nhận biết các dấu hiệu nghẽn cổ chai và kịp thời xử lý.

Nhận biết thông qua kết quả khảo sát của người tham gia quy trình

Những nhân sự trực tiếp tham gia vào quy trình nghiệp vụ sẽ là những người nắm được rõ nhất về Bottleneck. Theo đó các nhận định, đánh giá của họ cũng sẽ có độ tin cậy và chính xác cao. Nội dung khảo sát thường bao gồm hai phần:

  • Yêu cầu nhân sự trong công ty lập danh sách các hoạt động thường được lặp đi lặp lại, gây tiêu tốn nhiều thời gian
  • Đưa ra các dấu hiệu nhận biết mà các nhân viên có thể không chú ý đến, sau đó khéo léo đặt ra các câu hỏi về những dấu hiệu này

Bottleneck gây ra những hậu quả gì?

Bottleneck làm chậm quá trình hoạt động của toàn bộ hệ thống. Điều này có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, bao gồm:

  • Giảm năng suất lao động: Do một khâu bị tắc nghẽn, các khâu khác phải chờ đợi, khiến hiệu quả hoạt động chung bị giảm sút.
  • Gia tăng chi phí: Tình trạng tắc nghẽn khiến doanh nghiệp phải tốn thêm chi phí để khắc phục, xử lý, chẳng hạn như chi phí nhân công, thời gian trì hoãn, vật liệu tồn kho...
  • Mất khách hàng: Khách hàng sẽ không hài lòng nếu sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp bị trì hoãn, dẫn đến việc mất uy tín và khách hàng.
  • Giảm lợi nhuận: Tất cả những hậu quả trên đều ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp, khiến lợi nhuận bị giảm hoặc thậm chí bị lỗ.

Việc giải quyết những vấn đề này kịp thời là vô cùng quan trọng để duy trì dòng chảy công việc mượt mà và đạt được mục tiêu kinh doanh.

Những cách khắc phục tình trạng Bottleneck hiệu quả

Sáng tạo trong công việc

Khuyến khích nhân viên đưa ra ý tưởng, sáng kiến mới để cải thiện quy trình làm việc, loại bỏ những điểm yếu, rào cản. Áp dụng những phương pháp làm việc mới, linh hoạt hơn, giúp tăng năng suất và hiệu quả.

Đồng thời, thường xuyên đào tạo, nâng cao năng lực cho nhân viên, giúp tự tin, sáng tạo hơn trong công việc. Điều này có thể giảm thiểu đáng kể khả năng xảy ra bottleneck.

Phối hợp tốt giữa các bộ phận

Xây dựng hệ thống giao tiếp, trao đổi thông tin hiệu quả giữa các bộ phận, giúp các bộ phận phối hợp nhịp nhàng, tránh tình trạng chồng chéo, thiếu liên kết.

Khuyến khích tinh thần đồng đội, hợp tác, tạo ra một môi trường làm việc năng động, hiệu quả.

Áp dụng công nghệ, quy trình làm việc tiên tiến

Áp dụng công nghệ hiện đại và quy trình làm việc tiên tiến có thể nâng cao hiệu quả và giảm thiểu sai sót thủ công, từ đó giảm thiểu bottleneck bằng cách sử dụng các phần mềm quản lý, hệ thống công nghệ thông tin hiện đại để tự động hóa các quy trình, giảm thiểu lỗi, tăng năng suất. Nâng cấp, cải tiến các quy trình làm việc, loại bỏ những khâu không cần thiết, tối ưu hóa quy trình.

Luôn có kế hoạch cho công việc

Có một kế hoạch chi tiết cho mỗi nhiệm vụ giúp đảm bảo tất cả các hoạt động được thực hiện một cách mượt mà và giảm rủi ro bottleneck.

Theo dõi sát sao tiến độ thực hiện kế hoạch, kịp thời phát hiện và xử lý các vấn đề phát sinh.

Thường xuyên đánh giá hiệu quả của kế hoạch, điều chỉnh cho phù hợp với thực tế.

Loại bỏ quy trình, thủ tục rườm rà

Nhận diện và loại bỏ các quy trình không cần thiết có thể giúp giải phóng thời gian và nguồn lực, làm cho hoạt động hiệu quả hơn.

Đơn giản hóa các quy trình, thủ tục, giúp công việc được xử lý nhanh chóng, hiệu quả. ngoài ra doanh nghiệp nên khuyến khích sử dụng các phương pháp làm việc trực tuyến giúp tăng tốc độ xử lý công việc.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp vững mạnh

Một văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ, coi trọng hiệu quả và làm việc nhóm có thể ngăn chặn bottleneck. Khuyến khích nhân viên có trách nhiệm và làm việc cùng nhau có thể tạo ra một môi trường làm việc năng suất hơn.

Tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động, tạo điều kiện cho nhân viên phát huy tối đa năng lực của bản thân.

Bằng cách hiểu rõ nguyên nhân gây ra bottleneck và áp dụng các chiến lược này, doanh nghiệp có thể giải quyết hiệu quả những vấn đề này và nâng cao hiệu suất tổng thể.

Theo Bizfly Cloud chia sẻ

>> Có thể bạn quan tâm: Hard Disk Drive - HDD là gì? Các tác vụ phổ biến trên ổ đĩa cứng

SHARE