Bitrate là gì? Ứng dụng của Bitrate trong một số lĩnh vực

1398
04-07-2022
Bitrate là gì? Ứng dụng của Bitrate trong một số lĩnh vực

Chắc hẳn khi xem YouTube hoặc nghe nhạc trên Zing MP3, bạn đã không còn xa lạ với các con số 128kbps hoặc 320kbps. Những con số này chính là Bitrate. 

Bài viết dưới đây Bizfly cloud sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc Bitrate là gì, các loại mã hoá và ứng dụng của nó trong các lĩnh vực. Từ đó thấy được tầm quan trọng của con số biểu thị chất lượng hình ảnh và âm thanh này.

Bitrate là gì?

Bitrate là một thuật ngữ để chỉ khối lượng dữ liệu mà máy tính cần xử lý và truyền đi trong một khoảng thời gian nhất định. Khái niệm "Bitrate" được ghép từ Bit (đơn vị dữ liệu trong công nghệ thông tin, máy tính,...) và rate (tỷ lệ truyền đi). Tuỳ vào hoàn cảnh sử dụng, các đơn vị đo lường của Bitrate thường là kbit/s (Kilobit/s) và Mbps( Megabit/s). Nhìn chung, chỉ số Bitrate càng cao thì chất lượng âm thanh và hình ảnh càng tốt và chi tiết.

Bitrate là một thuật ngữ để chỉ khối lượng dữ liệu mà máy tính cần xử lý và truyền đi

Bitrate là một thuật ngữ để chỉ khối lượng dữ liệu mà máy tính cần xử lý và truyền đi

Các loại mã hóa Bitrate

Dưới đây là một số loại mã hoá Bitrate phổ biến với những người làm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, khoa học máy tính, dữ liệu:

  • CBR (Constant Bitrate- Tốc độ Bit không đổi) là loại mã hoá duy trì Bitrate trong toàn bộ file nhạc hoặc video (Bitrate là một hằng số bất biến). Ưu điểm của CBR là phát thanh và tốc độ tải nhanh nên nó thường được dùng trong các dịch vụ phát trực tuyến trên điện thoại. Nhược điểm của CBR là kích thước tệp lớn nên thường tốn nhiều dung lượng để lưu trữ.
  • VBR (Variable Bitrate- Tốc độ Bit tùy biến) là loại mã hóa thay đổi tùy thuộc vào mức độ cần thiết của chi tiết. Ví dụ, trong các đoạn chuyển động, hành động, Bitrate tăng cao hơn những đoạn đứng yên. Ưu điểm của VBR là chất lượng video cao, kích thước tệp nhỏ nên thường được ưa chuộng hơn.
  • ABR (Average Bitrate) là loại mã hoá có tốc độ nhanh hơn, gấp 2-3 lần mã hoá VBR. Chất lượng mã hoá của ABR cũng cao hơn so với CBR trong khoảng từ 128-256Kbps.
Các loại mã hóa Bitrate

Bitrate gồm 3 loại mã hóa phổ biến là: CBR, VBR, ABR

Tìm hiểu về độ quan trọng của Bitrate

Bitrate có vai trò rất quan trọng, phản ánh chất lượng của phần cứng (ổ cứng, dây mạng) cũng như dữ liệu nhạc, video, hình ảnh,... Thông thường, các phần cứng hỗ trợ Bitrate chất lượng càng cao thì giá thành càng đắt và trải nghiệm mà nó mang lại cho người dùng cực kỳ tốt.

Với từng trường hợp cụ thể, người dùng sẽ cần từng mức Bitrate khác nhau. Cụ thể:

  • Với các tệp âm thanh như MP3, Bitrate ở mức 320Kbps là đẹp, đáp ứng yêu cầu về chất lượng âm thanh. Đây cũng là mức phổ biến thường được sử dụng nhất và nếu bạn muốn nghe nhạc với chất lượng tốt hơn, có thể cài đặt chế độ Lossless.
  • Với các file video, Bitrate ở mức 720Kbps hoặc 1080Kbpsblaf chuẩn nhất, tuỳ vào thiết bị mà bạn đang sử dụng để xem. Nếu người dùng đang sử dụng tivi 4K HD, kết hợp loa, amply Karaoke để hát thì mức 1080Kbps sẽ mang lại trải nghiệm tuyệt vời hơn.
  • Với các file hình ảnh, tùy vào kích thước bạn có thể lựa chọn mức Bitrate phù hợp. Thông thường, kích thước ảnh càng lớn thì mức Bitrate cũng phải tương ứng để đảm bảo chất lượng hình ảnh.
Bitrate có vai trò rất quan trọng, phản ánh chất lượng của phần cứng

Bitrate có vai trò rất quan trọng, phản ánh chất lượng của phần cứng

Ứng dụng của Bitrate trong các lĩnh vực là gì?

Bitrate có ứng dụng khá rộng trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, máy tính. Trong đó có một số ứng dụng khá phổ biến mà bạn có thể thấy rõ nhất như sau:

  • Bitrate ứng dụng trong Internet: Chỉ số Bitrate dùng để chỉ tốc độ truyền tải dữ liệu. Chỉ số Bitrate càng cao thì tốc độ load càng nhanh, giúp bạn tải dữ liệu nhanh với chất lượng tốt hơn như load nhạc, video để hát karaoke nhanh hơn. Hoặc có thể xem phim tốc độ cao mà không bị giật, lag hay nhiễu màn hình. Người dùng có thể kiểm tra số Bitrate mà mình đang sử dụng bằng cách truy cập vào website speedtest.net. Mỗi đường truyền và mỗi mạng cung cấp Internet sẽ có Bitrate khác nhau. Tốc độ Bitrate thông thường chỉ khoảng vài Mbps đến vài chục Mbps và khác nhau ở từng khu vực trên thế giới. Tuy nhiên nó cũng có thể lên đến 1000 Mbps.
  • Bitrate trong ổ cứng và ổ SSD: Bitrate ảnh hưởng và quyết định trực tiếp tới tốc độ đọc và ghi dữ liệu. Do đó, nó ảnh hưởng tới thời gian mở hoặc lưu file, chơi game hoặc làm việc của người dùng. Hiện nay, các loại ổ cứng SSD có mức Bitrate cao nhất, gấp 2-3 lần ổ cứng HDD có cùng dung lượng. Các ổ cứng thông thường có cùng tốc độ đọc/ghi dữ liệu nên sự khác biệt duy nhất nằm ở tốc độ vòng quay RPM: 5.400, 7.200 hay 10.000. Thế nhưng, ổ cứng SSD không dựa vào tốc độ RPM để định tốc độ đọc/ghi mà sử dụng chip điều khiển cho các tác vụ này. Tốc độ Bitrate của ổ cứng SSD có thể rơi vào khoảng từ 500Mbps, được ghi ở 250Mbps và loại cao hơn có thể được ghi với tốc độ 750Mbps.
  • Trong lĩnh vực hình ảnh: Bitrate là tốc độ ghi lại dữ liệu mà camera có thể ghi lại được mỗi giây. Nó cũng quyết định nhiều tới chất lượng hình ảnh và dung lượng ảnh tỷ lệ thuận với chất lượng ảnh. Chỉ số Bitrate càng cao thì ảnh càng rõ nét và dung lượng càng cao. Bitrate cao thể hiện độ sâu bức ảnh càng tốt, đồng thời hiển thị các chi tiết trong ảnh càng rõ và sáng, không gây khó chịu cho người xem.
  • Ứng dụng Bitrate trong âm thanh, video: Bitrate thể hiện lượng dữ liệu có thể lưu trữ được trong mỗi giây của file âm thanh, video đó. Một file nhạc/ video 128Kbps sẽ yêu cầu máy tính phải xử lý 128000 bit/s hoặc file 320Kbps sẽ yêu cầu xử lý 320000 bit/s. Chỉ số Bitrate tỷ lệ thuận với chất lượng video và âm thanh. Tuy nhiên điều này không hẳn là tuyệt đối và bạn không thể tăng chất lượng video chỉ bằng cách tăng Bitrate. Các định dạng video hoặc âm thanh khác nhau cần sử dụng các phương pháp và thuật toán nén khác nhau. Vì vậy không thể đánh giá chất lượng video hoặc âm thanh chỉ dựa vào việc so sánh Bitrate. Người dùng có thể sử dụng trình duyệt VLC để kiểm tra Bitrate của video trên máy tính. Bạn chọn Menu công cụ hoặc chọn thông tin phương tiện. Trong tab cửa sổ vừa mở chọn tab thống kê, trên màn hình sẽ xuất hiện biểu đồ dưới nhập/ đọc. Lúc này, Bitrate sẽ hiển thị trên màn hình khi bạn mở phim hoặc video đó để xem.

Trên đây là bài viết giới thiệu Bitrate là gì, các loại mã hoá, tầm quan trọng và ứng dụng của Bitrate trong các lĩnh vực. Hy vọng những chia sẻ trên của Bizfly Cloud đã giúp bạn đọc hiểu hơn về Bitrate và lựa chọn mức Bitrate phù hợp với nhu cầu của mình.

Bizfly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.

Bizfly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.

Độc giả quan tâm đến các giải pháp của Bizfly Cloud có thể truy cập tại đây.

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud

TAGS: Bitrate
SHARE