B2C là gì? Sự bùng nổ mua sắm trực tuyến B2C
B2C là gì?
Định nghĩa: Thương mại điện tử B2C (Doanh nghiệp với khách hàng) là trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ qua internet giữa các cửa hàng trực tuyến và khách hàng cá nhân. Người tiêu dùng yêu thích sự tiện lợi của mua sắm trực tuyến và việc bắt đầu một cửa hàng trực tuyến cũng dễ dàng hơn nhiều so với cửa hàng vật lý - đã khiến thương mại điện tử trở thành một trong những lĩnh vực phát triển nhanh nhất của nền kinh tế.
Nguồn gốc của B2C trong thương mại điện tử
Nguồn gốc của thương mại điện tử bắt nguồn từ cuối những năm 1990. Nhu cầu sử dụng internet ngày càng tăng, nhiều doanh nghiệp đã thấy được lợi ích của việc bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng qua website. Hiện tại có hơn 100.000 doanh nghiệp thương mại điện tử B2C chỉ riêng ở Hoa Kỳ và con số này sẽ tăng lên không ngừng.
Tại sao thương mại điện tử B2C đang trải qua sự tăng trưởng nhanh chóng
Thương mại điện tử đơn giản hóa trải nghiệm mua sắm cho cả người tiêu dùng và nhà cung cấp. Các cửa hàng trực tuyến có thể được ra mắt trong vài ngày, người mua sắm dễ dàng thực hiện các giao dịch mua sắm trong sự thoải mái khi chỉ cần ngồi trong chính ngôi nhà của họ.
Làm thế nào để tận dụng tiếp thị để thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh trực tuyến
Thương mại điện tử B2C là một trong những lĩnh vực phát triển nhanh nhất của nền kinh tế, nó không phải là không có cạnh tranh. Nhiều công ty B2C dựa trên web phát triển mạnh bằng cách xác định một vị trí thích hợp với cơ hội cạnh tranh.
Doanh nghiệp phải tìm cách khiến người dùng có thể nhìn thấy website trên internet. Khách hàng có thể đi bộ xuống phố và tình cờ gặp một cửa hàng vật lý. Còn với website, cuộc gặp gỡ này yêu cầu website phải được hiển thị trên một hoặc nhiều kênh như SEO, SEM và affiliate referral. Marketing cho các doanh nghiệp trực tuyến là cần thiết để liên tục tìm kiếm được những người dùng mới đến với cửa hàng. Các nền tảng thương mại điện tử sẽ giúp doanh nghiệp đơn giản hóa đáng kể những công việc marketing này với các tính năng MKT tích hợp.
Thiết kế thân thiện với người dùng
Người mua hàng tại các cửa hàng vật lý rất quan tâm đến về cách bố trí cửa hàng, sự sạch sẽ và sự dễ dàng trong việc tìm kiếm sản phẩm, thông tin. Các yếu tố này cũng có vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp thương mại điện tử, nhưng được thay thế bằng:
- Phối màu: Người dùng luôn thích những website có giao diện bắt mắt. Hãy đảm bảo văn bản hiển thị rõ ràng tương phản với nền và màu sắc phải đồng bộ với thương hiệu.
- Điều hướng: Dù nội dung có hay ho, sản phẩm có hấp dẫn như thế nào đi chăng nữa thì người tiêu dùng trước tiên cần phải tìm và nhìn thấy sản phẩm đó đã. Điều hướng đơn giản là việc chỉ rõ người dùng đi đúng hướng để tìm hiểu về sản phẩm và đưa ra quyết định mua hàng.
- Bố cục: Giống như điều hướng, website cần được trình bày một cách hấp dẫn. Đừng khiến website trở nên lộn xộn với quá nhiều thông tin, hãy sử dụng các menu được gắn thẻ nếu cần thiết để trình duyệt không bị quá tải.
Lợi ích của thương mại điện tử B2C là gì?
Có nhiều lợi ích cho thương mại điện tử B2C, dưới đây chỉ là một số ví dụ:
- Không cần sự hiện diện của cửa hàng vật lý: Với thương mại điện tử B2C, bạn không cần phải trả tiền cho các cửa hàng truyền thống vì các giao dịch diễn ra trực tuyến.
- Thu thập dữ liệu: Bạn có thể sở hữu được các dữ liệu từ khách hàng và khách truy cập của mình.
- Cơ hội kinh doanh: Với thương mại điện tử B2C, công ty của bạn có thể khai thác nhiều cơ hội kinh doanh hơn vì bạn không bị ràng buộc về địa điểm hoặc thời gian mở cửa kinh doanh.
- Cá nhân hóa khách hàng: Với thương mại điện tử B2C, doanh nghiệp có thể phân khúc khách hàng để cá nhân hóa các chiến dịch MKT. Bằng cách tạo ra các trải nghiệm cá nhân hóa, doanh nghiệp có thể đáp ứng chính xác nhu cầu của khách hàng đó trong hành trình khách hàng. Sử dụng các kỹ thuật MKT cá nhân hóa trong chiến lược thương mại điện tử có thể giúp doanh nghiệp tăng ROI MKT từ 5 đến 8 lần.
Thách thức của TMĐT B2C
Doanh nghiệp TMĐT B2C đối mặt với nhiều sự cạnh tranh và nhu cầu cao hơn từ các khách hàng so với B2B. Các yếu tố cơ bản làm nên thành công của TMĐT B2C là:
Traffic
Nếu Google không biết website của bạn tức bạn không tồn tại. Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm là nhiệm vụ sống còn của bất kỳ doanh nghiệp trực tuyến nào. Người tiêu dùng luôn có xu hướng click và các liên kết trên trang đầu tiên hoặc thứ hai của kết quả tìm kiếm. Một trang web B2C phải được tối ưu hóa để thu hút lưu lượng truy cập; cấu trúc, kiến trúc và hệ thống quản lý nội dung phải phù hợp ngay từ đầu. Đây là lý do tại sao việc lựa chọn nền tảng trang web là đóng vai trò quan trọng trong thành công của website.
Xử lý thanh toán
Nhiều khách hàng ngần ngại gửi dữ liệu cá nhân của họ đến các trang web vì lý do bảo mật. Do đó doanh nghiệp cần nâng cao các biện pháp bảo mật website để khách hàng có thể tin tưởng.
Hỗ trợ khách hàng
Yếu tố con người đóng vai trò quyết định trong quá trình bán hàng. Chi phí để có được một khách hàng mới cao hơn gần mười lần so với việc duy trì một khách hàng trung thành hiện có, khách hàng trung thành thường chi nhiều hơn 60% so với một khách hàng mới. Tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng góp phần biến khách truy cập trở thành khách hàng trung thành, hãy luôn cho khách hàng cảm giác họ được đánh giá cao. Việc mua sắm trực tuyến phải thật dễ dàng kèm theo sự kết hợp của các chương trình khuyến mãi, chiến dịch và chương trình khách hàng thân thiết hấp dẫn, doanh nghiệp sẽ dễ dàng tiến đến trái tim khách hàng hơn.
Khả năng tìm kiếm sản phẩm
Các cửa hàng trực tuyến liên tục được cải tiến để trở nên đơn giản hơn, trực quan hơn và bắt mắt hơn. Sự tiện lợi của việc tìm kiếm và điều hướng là yếu tố chính giúp 1 website trở nên thân thiện, dễ dùng với khách truy cập. Trong phần tìm kiếm, các trường tùy chọn đầy đủ và phân cấp sản phẩm rõ ràng là một trong các tính năng thiết yếu giúp tăng đáng kể tỷ lệ chuyển đổi. Sản phẩm càng dễ tìm, món hàng dễ được mua. Nền tảng cửa hàng trực tuyến phải chứa các công cụ hỗ trợ cho quá trình tìm kiếm dễ dàng nhất làm khách hàng hài lòng và quay lại mua hàng cho lần sau.
Sự khác biệt giữa thương mại điện tử B2C và B2B là gì?
Có sự khác biệt giữa thương mại điện tử B2C và B2B. Khách hàng B2C có xu hướng thực hiện các đơn đặt hàng nhỏ hơn và quyết định mua nhanh hơn, trong khi khách hàng B2B sẵn sàng dành hàng tuần để nghiên cứu các nhà cung cấp trước khi mua hàng.
Các TMĐT B2B hình thành mối quan hệ lâu dài với khách hàng và khách hàng của họ ít khi quyết định mua hàng từ ngay lần đầu tiên. Trong thương mại điện tử B2C, quá trình mua hàng thường được thúc đẩy bởi cảm xúc: khách hàng B2C muốn các sản phẩm cải thiện cuộc sống của họ và làm họ hạnh phúc.
>> Có thể bạn quan tâm: Tổng quan về cách tạo blog cho người mới