Ảo hóa hyper-v là gì? Lợi ích của hyper-v mang lại cho doanh nghiệp

1507
11-11-2021
Ảo hóa hyper-v là gì? Lợi ích của hyper-v mang lại cho doanh nghiệp

Bắt kịp xu hướng hiện nay, khoa học công nghệ đã sáng tạo ra rất nhiều phần mềm ảo hóa được sử dụng một cách tối ưu. Bên cạnh VmWare thì Hyper-V là một trong những công nghệ được các doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất trên các máy chủ chạy theo hệ điều hành Windows. Với tính bảo mật cao và việc khai thác một cách tối đa hiệu suất của máy chủ, bài viết dưới đây sẽ khai thác sâu hơn về công nghệ ảo hóa hyper-v.

Ảo hóa Hyper-V là gì?

Ảo hóa hyper-v là một trong những công nghệ ảo hoá thay thế Microsoft Virtual PC. Ứng dụng này dành cho những đối tượng là những nhà phát triển các phần mềm trong một số doanh nghiệp, công ty về khoa học-kĩ thuật.

Không chỉ vậy, ứng dụng này còn sử dụng cho những bạn đam mê công nghệ, hay phải chạy nhiều hệ điều hành cùng một lúc.

Hyper-V là ứng dụng cho phép con người chạy nhiều hệ điều hành như các máy ảo trên hệ điều hành Windows mà không bị đơ hay bị treo máy.

Công nghệ được sáng tạo đặc biệt để cung cấp ảo hoá cho những phần cứng. Hiểu một cách chi tiết hơn là mỗi máy ảo sẽ chạy trên phần cứng ảo.

Khi sử dụng Hyper-V, bạn sẽ được cho phép tạo các ổ cứng ảo, các switch ảo và các thiết bị ảo khác. Tất cả khi có ứng dụng Hyper-V đều được thêm vào các máy ảo.

Đây là công nghệ ảo hoá thuộc thế hệ mới của Microsoft hệ điều hành Windows dựa trên nền tảng hypervisor tạo cho người dùng một nền tảng mạnh và linh hơn hơn, có tính năng mở rộng, độ tin cậy cao và luôn sẵn sàng khi người dùng (doanh nghiệp) muốn sử dụng.

Ảo hóa Hyper-V là gì

Ảo hóa hyper-v là một trong những công nghệ ảo hoá thay thế Microsoft Virtual PC

Cấu trúc của Hyper-V gồm những gì?

Điểm thu hút Hyper-V đến người dùng là công nghệ ảo hoá này đáp ứng gần như đầy đủ nhu cầu ảo hoá ở các cấp độ khác nhau cho các môi trường doanh nghiệp khác nhau.

Người dùng khi cài đặt Hyper-V ngoài ra không cần phải mua thêm bất kì phần mềm nào khi có nhu cầu muốn nâng cấp hay khai thác các tính năng ảo hóa khác của server.

Hyper-V có 3 phiên bản Windows Server 2008 64-bit là: Standard (một máy ảo), Enterprise (4 máy ảo), Datacenter (không giới hạn số lượng máy ảo). Bên cạnh 64-bit, Hyper-V cũng hỗ trợ hệ điều hành 32-bit và 64-bit.

Thành phần chính của Hyper-V gồm 3 phần: Hypervisor ngăn ảo hóa (Virtual stack), Parent Partition và Child Partitions.

Hyper-V là ứng dụng được tích hợp sẵn trong hệ điều hành của Windows Server cũng như hypervisor máy móc một cách trực tiếp đến những luồng xử lý của bộ xử lý.

Nhờ vậy, việc vận hành ảo hoá trở nên hiệu quả, thuận tiện hơn so với kiến trúc ảo hoá trước đây của hệ điều hành Windows Server.

Cấu trúc của Hyper-V gồm những gì

Lợi ích khi sử dụng Hyper-V trong doanh nghiệp

Trong xã hội hiện nay, xu hướng các doanh nghiệp sử dụng máy chủ ảo khá phổ biến. Bởi máy chủ ảo mang đến những lợi ích lớn cho quá trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp.

Máy chủ ảo giúp tiết kiệm chi phí và các doanh nghiệp có thể tận dụng triệt để hiệu suất làm việc của máy chủ. Từ đó, công ty mở rộng quá trình phát triển trong lĩnh vực mới chính là công nghệ ảo hoá.

Giúp doanh nghiệp ảo hóa linh hoạt

Hyper-V ra đời trở thành thành phần quan trọng, không thể thiếu trong chiến lược ảo hoá từ datacenter đến desktop của Microsoft.

Các tính năng ảo hoá của ứng dụng trên không ch giúp ích cho doanh nghiệp trong quy mô nhỏ mà còn các doanh nghiệp lớn, có thể là hàng trăm máy trạm, hay các server từ những văn phòng nhỏ.

Các máy ảo khai thác lượng bộ nhớ lớn, với bộ xử lý cao, mạnh mẽ, giải pháp lưu trữ động và thế hệ mới của Internet tốc độ cao.

Có nghĩa rằng ngay cả khi những ứng dụng từ máy chủ quan trọng nhưng phức tạp và cần nhiều tài nguyên cũng trở thành ứng viên khả thi để hợp nhất và ảo hoá thay vì những yêu cầu riêng từ các server.

Các doanh nghiệp có thể dễ dàng hợp nhất các server từ những chi nhánh nhỏ các tính năng của Hyper-V và System Center bao gồm: giám sát, tập trung quản lý, sao chép tự động,...

Điều này cho phép các văn phòng từ nhỏ đến lớn hoạt động thuận tiện hơn mà không cần sử dụng đến bộ phận IT.

Nền tảng ảo hóa mạnh mẽ

Khi sử dụng công nghệ Hyper-V, các máy ảo được tận dụng những tính năng liên cung hay còn gọi là cluster. Vì vậy, phần mềm ảo hóa cho phép sao lưu và bảo mật cao trong Windows Server 2008.

Do đó, quá trình được vận hành hoàn chỉnh hơn, vượt qua các tình huống khó giải hay các sự cố bất ngờ.

Các dịch vụ Volume Shadow Copy được Hyper-V sử dụng của hệ điều hành Windows Server 2008 nhằm cho phép khắc phục những sự cố nhanh và tin cậy. Từ đó, sản phẩm giúp đưa ứng dụng làm việc với thời gian gián đoạn nhỏ nhất, ngay cả khi gặp phải thiên tai, lỗi phần mềm.

Lợi ích khi sử dụng Hyper-V trong doanh nghiệp

Các máy ảo được tận dụng những tính năng liên cung hay còn gọi là cluster

Tăng tính bảo mật

Chức năng trên là chức năng nổi bật mà Hyper-V mang lại. Vì bảo mật là khó khăn và thách thức đối với tất cả các phần mềm, ứng dụng cho máy tính. Các máy chủ chứa hệ thống ảo hoá cũng có thể bị "đột nhập" bất kỳ lúc nào.

Vì vậy, nếu không quản lý sẽ làm giảm tính bảo mật của các máy ảo nên Hyper-V được sản xuất ra để làm tăng tính bảo mật cho máy.

Trung tâm dữ liệu

Kết hợp với việc quản lý hiện hữu như Microsoft System Center, Hyper-V còn giúp tầm nhìn trung tâm dữ liệu được chân thực hơn. Bởi Hyper-V có khả năng cung cấp những hệ thống tự quản lý cũng như cách làm việc nhanh chóng, linh hoạt.

Với những tính năng trên, doanh nghiệp có thể dễ dàng tạo một môi trường IT động cho riêng mình. Nhờ thế mà bộ máy dễ dàng đối phó với các sự cố, thách thức một cách hiệu quả hơn.

Gộp server

Việc hợp nhất nhiều server trong cùng 1 hệ thống là một chức năng đặc biệt mà Hyper-V đem đến cho người dùng.

Lợi ích cơ bản nhất của việc hợp nhất này là giúp tổng chi phí sở hữu giảm đi, giảm các yêu cầu về phần cứng mà chi phí điện năng, quản lý, làm mát cũng được giảm thiểu.

Sự khác nhau giữa Hyper-V trên Windows với Windows Server

Một số tính năng của Hyper-V chỉ sử dụng trên Windows Server như: di chuyển đến các máy ảo. Cụ thể giữa các máy chủ với nhau, Hyper-V replica, Virtual Fiber Channel, SR-IOV networking và Share VHDX.

Còn trên Windows 10, một số tính năng như: tạo nhanh và thư viện VM, mạng mặc định (NAT switch) không có khả dụng trên Windows Server

Những điểm mặt hạn chế của ảo hóa Hyper-V

Một số chương trình phụ thuộc vào phần cứng sẽ không hoạt động hiệu quả khi sử dụng Hyper-V cho các máy ảo. Bên cạnh đó, khi người dùng bật Hyper-V, các ứng dụng có độ nhạy cao, độ trễ đều.

Do đó mà ứng dụng có thể xảy ra sự cố khi chạy trực tiếp trên máy chủ. Lý do một phần lớn là ảo hoá được kích hoạt, hệ điều hành máy chứ cũng được chạy trên đó nên có thể xảy ra sự cố.

Với những giới thiệu chi tiết về phần mềm ảo hóa công nghệ Hyper-V, hy vọng người dùng sẽ có những trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng ứng dụng . Từ đó, mọi người sẽ biết tránh được những hạn chế, nắm được từng đặc điểm riêng của Hyper-V để quá trình sử dụng được trơn tru, hiệu quả hơn.

BizFly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.

BizFly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.

Độc giả quan tâm đến các giải pháp của BizFly Cloud có thể truy cập tại đây.

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud

SHARE