4 điều hàng đầu cần xem xét trong kế hoạch kinh doanh liên tục
Theo Gartner, công ty quy mô cỡ trung bình sẽ có 16-20 giờ bị downtime trong network, system, hoặc application không theo kế hoạch mỗi năm. Downtime có thể là kết quả của thảm họa tự nhiên, lỗi phần cứng, mất dữ liệu, vi phạm bảo mật, ngừng hoạt động của máy chủ hoặc bất cứ điều gì gây ảnh hưởng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thông thường, không có cách nào để dự đoán được downtime sẽ xảy ra lúc nào và xảy ra trong bao lâu, và nó gây ra những hậu quả thảm khốc cho doanh nghiệp.
Ngăn chặn các vấn đề phát sinh trước khi chúng xảy ra sẽ giúp hoạt động của doanh nghiệp tránh được gián đoạn không mong muốn:
1. Xem xét hệ thống máy tính
Là chủ sở hữu của một công ty, bạn cần xem xét toàn bộ hoạt động của tổ chức để lập kế hoạch kinh doanh liên tục được hiệu quả. Từ cách công ty trả lương cho nhân viên cho đến cách xử lý thông tin hợp pháp. Lập kế hoạch liên tục cho doanh nghiệp hợp lý có nghĩa là có "Plan B" cho hầu hết mọi khía cạnh trong doanh nghiệp. Ghi lại tất cả các quy trình quan trọng, tạo ra các cách khác để thực hiện và huấn luyện mọi người về cách thực hiện theo các kế hoạch dự phòng.
Bất kể quy mô kinh doanh nhỏ hay lớn, kế hoạch kinh doanh liên tục đóng vai trò quan trọng trong thành công của doanh nghiệp. Nếu bạn là một doanh nghiệp bán lẻ, hãy chuẩn bị sẵn giấy biên nhận trong trường hợp các hệ thống ngân hàng điện tử gặp sự cố. Nếu doanh nghiệp dựa trên việc đảm bảo các hợp đồng, hãy sao lưu ba lần để đảm bảo việc sở hữu nhiều bản sao của mọi dữ liệu.
2. Hãy nhớ rằng, bạn có thể đang ở trong một tình huống thảm họa
Hãy nhớ rằng các công ty thường không được thực hiện kế hoạch kinh doanh liên tục trong điều kiện lý tưởng nhất. Thông thường, sẽ có một tình huống thảm họa xảy ra, lúc này các quyết định cần phải được đưa ra nhanh chóng.
Hãy chắc chắn rằng nhân viên của bạn biết chính xác những gì cần làm trong trường hợp khẩn cấp, hãy giúp nhân viên trải qua các "cuộc tập trận" để giảm chi phí và thiệt hại. Ví dụ: nếu nhân viên bán hàng dựa vào cơ sở dữ liệu để thực hiện công việc, hãy tạo một tài liệu tĩnh dự phòng có thể được lưu trữ trên máy tính xách tay của nhân viên và có sẵn ở dạng giấy trong trường hợp cơ sở dữ liệu bị hỏng. Đảm bảo dữ liệu trong hệ thống được sao lưu và bảo vệ đúng cách giúp nhân viên dễ dàng cập nhật cơ sở dữ liệu.
3. Cân nhắc chi phí so với lợi ích
Nhiều doanh nghiệp né tránh việc sử dụng các công cụ lập kế hoạch kinh doanh liên tục: Các thiết bị dự phòng và khắc phục thảm họa (BDR) do gặp vấn đề về chi phí. Doanh nghiệp nên nhìn xa hơn khi lập kế hoạch kinh doanh liên tục.
Các hệ thống sao lưu sẽ phát huy tác dụng nếu ai đó lỡ tay xóa một tệp nhưng sau đó lại cần truy xuất dữ liệu đó. Nhưng nếu toàn bộ hệ thống gặp sự cố, sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức để khôi phục. Trong một số trường hợp cụ thể, việc mất mát dữ liệu sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu của doanh nghiệp. 70% doanh nghiệp bị hứng chịu một cuộc mất dữ liệu lớn đã ngừng hoạt động trong vòng một năm (Theo nghiên cứu của DTI/PricewaterhouseCoopers).
4. Lên mây
Các công nghệ đám mây đặc biệt tiện dụng trong các thảm họa ảnh hưởng đến vị trí địa lý thực tế của doanh nghiệp. Ví dụ, với ảo hóa đám mây, các máy chủ có thể được truy cập từ xa. Nhân viên của bạn có thể rời khỏi văn phòng một cách nhanh chóng và có quyền truy cập từ xa cùng ngày nếu cần thiết.
Lấy ví dụ trận lũ lụt năm 2013. Thảm họa theo nghĩa đen làm trì trệ Calgary, buộc nhiều nhân viên phải rời khỏi nơi làm việc. Đối với các công ty có hệ thống trên đám mây, mọi người có thể làm việc tại nhà, đơn hàng của khách hàng vẫn có thể được nhận và email vẫn có thể được gửi. Tuy cơ sở vật chất đã bị hư hại nhưng công ty không hề bị tê liệt ngừng hoạt động.
Kết luận
Tóm lại, lập kế hoạch kinh doanh liên tục không chỉ là sao lưu các tập tin mà nó là việc bảo vệ doanh nghiệp, đảm bảo cho doanh nghiệp có khả năng tiếp tục hoạt động, giảm thiểu chi phí và thiệt hại trong trường hợp gặp thảm họa. Chủ doanh nghiệp hãy nhìn vào tất cả các khía cạnh của doanh nghiệp, thực hiện điều này thông qua các cuộc "tập trận" với nhân viên và xem xét đầu tư vào các giải pháp giúp bảo vệ lợi nhuận dài hạn.
Tại Bizfly Cloud, chúng tôi nhận ra rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có các nhu cầu về hệ thống và dữ liệu giống như các tập đoàn lớn nhưng rào cản về ngân sách khiến SMBs không hoạt động hiệu quả. Do đó chúng tôi sẽ tham gia với doanh nghiệp để lập kế hoạch cho những sự cố không lường trước trong tương lai.
Nguồn: tech.vccloud.vn
>> Có thể bạn quan tâm: 3 nguyên tắc vàng để chọn nhà cung cấp dịch vụ CDN năm 2019