WHM là gì? So sánh điểm khác nhau của cPanel và WHM

1478
27-05-2022
WHM là gì? So sánh điểm khác nhau của cPanel và WHM

Sau khi đã mua gói lưu trữ web, mỗi người dùng sẽ được cung cấp công cụ WHM và cPanel để quản lý, điều động và chịu trách nhiệm với toàn bộ dịch vụ lưu trữ của họ. Tuy nhiên, người dùng thường yêu cầu cả hai công cụ nói trên khi mua gói lưu trữ dữ liệu web mà không biết được một cách chính xác mục đích cũng như chức năng của chúng.

Do đó, trong bài viết được chia sẻ dưới đây, Bizfly Cloud sẽ giúp bạn hiểu rõ WHM là gì cũng như những khác biệt giữa hai công cụ WHM và cPanel để bạn có sự lựa chọn phù hợp hơn với dịch vụ lưu trữ web của mình nhé!

WHM là gì? 

WHM (Web Host Manager) là một công cụ kiểm soát quyền truy cập quản trị cho phép người dùng quản lý các phần phụ trợ (back-end) của nhiều tài khoản cPanel. Với WHM, người dùng có thể tạo tài khoản cPanel để tận dụng tối đa được các tài khoản lưu trữ, quản lý các tài khoản cá nhân đồng thời đặt ra các giới hạn từ phía máy chủ.

Ngoài ra, người dùng có thể quản lý dễ dàng nhiều trang web từ nhẹ đến nặng với sự giúp đỡ của công cụ WHM. Hơn thế, người dùng WHM còn có thể thực hiện việc bán dịch vụ lưu trữ và quản lý cùng lúc nhiều cPanel với các tuỳ chọn nâng cấp, sửa đổi hay thậm chí là theo dõi việc sử dụng băng thông và hạ cấp tài khoản.

WHM cho phép người dùng quản lý các phần phụ trợ (back-end) của nhiều tài khoản cPanel

WHM cho phép người dùng quản lý các phần phụ trợ (back-end) của nhiều tài khoản cPanel

Tại sao cần sử dụng WHM?

WHM mang đến vô số những lợi ích nổi bật cho người dùng như khả năng truy cập các vùng DNS của tất cả các miền, thay đổi tên miền và tên người dùng của khách hàng. Bên cạnh đó, ngoài khả năng định cấu hình, hỗ trợ yêu cầu khách hàng thông qua cPanel thì WHD cũng cho phép người dùng thực hiện việc xóa, tạo và tạm ngưng tài khoản cPanel. Ngoài những lợi ích nói trên, có rất nhiều những lý do mà bạn cần sử dụng WHM khác để quản lý nhiều trang web như:

  • Đảm bảo tính bảo mật tốt hơn cho các website: Mỗi một trang web sẽ được cung cấp một công cụ cPanel khác nhau. Điều này có nghĩa là nếu một tên miền của một trang web bị tấn công thì những tên miền khác sẽ không bị ảnh hưởng và tất nhiên, website của bạn cũng trở nên an toàn hơn.
  • Khả năng quản lý tốt hơn: Với WHM, bạn có thể giám sát toàn bộ các hoạt động có trên website của mình và dễ dàng chuyển đổi giữa các bảng. Ngoài ra, WHM cũng cho phép bạn thực hiện việc điều chỉnh dung lượng ổ đĩa cũng như băng thông cho từng tài khoản.
  • Khả năng bán lại dịch vụ lưu trữ: Bằng cách tạo tài khoản cPanel mới mà mọi người có thể mua được, bạn sẽ kiếm được một khoản tiền kha khá từ chính dịch vụ lưu trữ của mình.
  • Xây dựng thương hiệu bằng bảng điều khiển độc đáo: Đối với mục đích bán lại dịch vụ lưu trữ, bạn có thể ứng dụng việc thay đổi giao diện WHM để phản ánh và xây dựng được chính thương hiệu của bạn.
WHM có khá nhiều lợi ích, đặc biệt là giúp thay đổi tên miền và tên người dùng của khách hàng

WHM giúp thay đổi tên miền và tên người dùng của khách hàng

Những tính năng có trong WHM 

Một số những tính năng có trong WHM mà bạn sẽ nhận được bao gồm:

  • Tạo, xoá hoặc tạm ngưng tài khoản: Với WHM, người dùng có thể truy cập được vào các tài khoản bên trong đồng thời thay đổi quyền sở hữu tài khoản trong các trường hợp tài khoản bị xóa hoặc bị bán.
  • Giám sát trạng thái máy chủ và tài nguyên: WHM có khả năng loại bỏ thời gian dành cho việc quản trị máy chủ và tập trung chủ yếu vào việc quản lý các yêu cầu mà khách hàng đưa ra.
  • Đặt gói lưu trữ: Nếu bạn là người sở hữu tài khaonr WHM, bạn sẽ có quyền tự do quyết định cách mà mình phân chia bộ nhớ.
  • Truyền tệp: Trong trường hợp các khách hàng mới của bạn đã tạo trang web tại một vị trí khác thì bạn có thể tiến hành di chuyển tệp từ máy chủ từ xa đến máy chủ của bạn.
  • Tuỳ chỉnh thương hiệu: Nếu bạn muốn thương hiệu của bạn là duy nhất kể cả khi bạn đang bán nó từ công ty lưu trữ ban đầu thì bạn có thể tự biểu trưng, liên kết tài liệu, tạo kiểu cPanel, hồ sơ công khai của công ty mình,... với WHM.
  • Quản lý chứng chỉ SSL: Nếu bạn là người bán lại dịch vụ lưu trữ, khách hàng sẽ chỉ mong đợi những điều họ cần bao gồm cả chứng chỉ SSL. Bạn có thể cài đặt và quản lý SSL trong tab SSL/TLS.
  • Tăng cường bảo mật: CPHulk bằng cách hạn chế quyền truy cập bắt buộc phải truy cập vào cPanel sẽ giúp bạn bảo vệ toàn bộ các tên miền khỏi cuộc tấn công đến từ bên ngoài.
  • Sao lưu và khôi phục tệp: Bạn có thể chạy một hoặc nhiều tài khoản trên máy chủ của mình bằng cách kích hoạt các sao lưu tự động. Các dữ liệu này sẽ được tải lên bộ nhớ từ xa như WebDAV, Google Driver,...
WHM có khả năng loại bỏ thời gian dành cho việc quản trị máy chủ hiệu quả

WHM có khả năng loại bỏ thời gian dành cho việc quản trị máy chủ

So sánh sự khác nhau giữa cPanel và WHM 

Như đã nói ở trên, người dùng thường yêu cầu cả hai công cụ cPanel và WHM khi mua gói lưu trữ dữ liệu mà không quan tâm đến chức năng hay mục đích của chúng. Do đó, để có được sự lựa chọn chính xác, bạn cần xác định được những điểm khác biệt giữa cPanel và WHM dưới đây:

- Bộ điều khiển:

  • WHM: WHM là một bảng điều khiển được người bán sử dụng cho mục đích quản lý toàn bộ các tài khoản được lưu trữ trong gói.
  • CPanel: cPanel là bảng điều khiển được người dùng cuối sử dụng dưới một đại lý của nhà cung cấp với mục đích quản lý các tài khoản lưu trữ mang tính riêng tư.

- Quyền truy cập:

  • WHM: WHM cung cấp quyền truy cập cho người bán lại ở cấp độ gốc.
  • CPanel: CPanel chỉ cung cấp cho duy nhất người dùng nó quyền truy cập vào tài khoản lưu trữ web trên máy chủ.

- Số cổng:

  • WHM: WHM hoạt động thông qua số cổng an toàn 2087
  • CPanel: CPanel hoạt động thông qua số cổng an toàn 2083

- Đặt lại mật khẩu:

  • WHM: Mật khẩu cho WHM sẽ trùng với tài khoản cPanel, tức là nếu mật khẩu WHM của bạn được thay đổi thì mật khẩu của cPanel cũng sẽ thay đổi theo đó.
  • CPanel: Nếu muốn, người dùng cuối có thể tự đặt mật khẩu cho cPanel của họ.

- Tên miền:

  • WHM: Người dùng WHM chỉ có thể thêm tên miền chứ không thể thêm tên miền phụ cho trang web.
  • CPanel: Người dùng cPanel có thể tuỳ ý thêm hoặc xoá các tên miền bổ trợ và tên miền phụ.

WHM và cPanel có nhiều đặc điểm khác biệt nhưng chúng luôn hoạt động song song đồng thời duy trì tốt sự khác biệt mang lại lợi ích cho người dùng.

Có thể thấy, WHM là một công cụ vô cùng mạnh mẽ để có thể quản lý cùng lúc nhiều trang web và bán lại lưu trữ web đơn giản. Với mục đích này, các chức năng của WHM sẽ cho phép bạn được toàn quyền kiểm soát việc quản lý trang web của mình. Bizfly Cloud chắc chắn rằng, với những thông tin được chia sẻ đã đủ để bạn hiểu rõ WHM là gì và sự khác biệt giữa công cụ này với cPanel để có sự lựa chọn đúng đắn khi mua gói lưu trữ web.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn xoá account trên cPanel/ WHM

BizFly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.

BizFly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.

Độc giả quan tâm đến các giải pháp của BizFly Cloud có thể truy cập tại đây.

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud

TAGS: WHM
SHARE