Tại sao doanh nghiệp gặp khó khăn khi chuyển đổi số?

1182
24-06-2019
Tại sao doanh nghiệp gặp khó khăn khi chuyển đổi số?

Trở thành doanh nghiệp kỹ thuật số là một thách thức rất lớn bởi vì quá trình chuyển đổi này đòi hỏi những tư duy mới, luôn sẵn sàng phát triển và không ngại áp dụng những ý tưởng táo bạo. Ngoài ra, quá trình chuyển đổi số luôn đòi hỏi những thay đổi to lớn trong văn hóa doanh nghiệp và hệ thống nội bộ. Hãy cùng Bizfly Cloud tìm hiểu kỹ hơn về lý do doanh nghiệp gặp khó khăn khi chuyển đổi số.

Một khảo sát gần đây của Gartner cho thấy một số lượng nhỏ các tổ chức đã thành công trong các sáng kiến kinh doanh kỹ thuật số sau một thời gian trải qua các giai đoạn thử nghiệm.

"Trên thực tế, kinh doanh kỹ thuật số đòi hỏi các kỹ năng khác nhau: kỹ năng làm việc, mô hình và văn hóa doanh nghiệp", Marcus Blosch, phó chủ tịch nghiên cứu tại Gartner nói. "Để thay đổi một doanh nghiệp đang được thiết kế có cấu trúc, có hướng quy trình, sang một môi trường được thiết kế cho các hệ sinh thái, thì việc thích nghi, học hỏi và thử nghiệm là khá khó khăn."

Gartner đã xác định sáu rào cản mà CIO phải vượt qua để biến tổ chức thành một doanh nghiệp kỹ thuật số thực sự.

Văn hóa chống thay đổi

Đổi mới kỹ thuật số chỉ thành công được trong văn hóa doanh nghiệp có tính hợp tác. Mọi người phải có khả năng làm việc vượt được qua khỏi các giới hạn và khám phá những ý tưởng mới. Trong thực tế, hầu hết các tổ chức CNTT bị mắc kẹt trong một nền văn hóa của các lĩnh vực nhất định và hệ thống phân cấp chống thay đổi.

Các CIO muốn thiết lập một nền văn hóa kỹ thuật số nên bắt đầu từ những điều nhỏ sau đây: Xác định tư duy kỹ thuật số, tập hợp một nhóm đổi mới và bảo vệ nhóm này khỏi phần còn lại của tổ chức, tạo cơ hội cho văn hóa mới phát triển. Kết nối việc đổi mới kỹ thuật số với các nhóm cốt lõi làm đà đẩy để mở rộng ý tưởng mới và truyền bá văn hóa.

Chia sẻ và cộng tác hạn chế

Việc không sẵn sàng chia sẻ và cộng tác là một thách thức không chỉ ở cấp độ hệ sinh thái mà còn trong doanh nghiệp. Các vấn đề về quyền sở hữu và kiểm soát các quy trình, thông tin, hệ thống khiến mọi người không muốn chia sẻ kiến thức của họ.

Đổi mới kỹ thuật số tức các nhóm chức năng luôn cần phải hợp tác chéo với nhau, sự hợp tác này sẽ vấp phải sự kháng cự bởi những nhân sự trước nay vẫn luôn làm việc một mình, độc lập và ít tương tác, khi phải thay đổi họ sẽ tỏ ra không hài lòng.

Doanh nghiệp chưa sẵn sàng

Nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp bị cuốn vào sự cường điệu xung quanh kinh doanh kỹ thuật số. Nhưng khi muốn bắt đầu quá trình chuyển đổi, hóa ra doanh nghiệp lại không hề có các kỹ năng hoặc tài nguyên tư duy tiến bộ cần thiết để thành công.

"CIO nên giải quyết các vấn đề liên quan đến sự sẵn sàng kỹ thuật số của doanh nghiệp để có đạt được sự sẵn sàng trong cả kinh doanh và CNTT," Blosch khuyên. "Sau đó, hãy tập trung vào những nhân sự có xu hướng chấp nhận sự sẵn sàng và cởi mở để thay đổi, tận dụng kỹ thuật số. Nhưng hãy nhớ rằng, kỹ thuật số vẫn có thể không liên quan đến một số bộ phận trong doanh nghiệp."

Khoảng cách năng lực thực tế

Hầu hết các doanh nghiệp đang đi theo một mô hình truyền thống đó là phân chia thành các bộ phận chức năng như CNTT, bán hàng, chuỗi cung ứng và chủ yếu tập trung vào các hoạt động. Thay đổi số sẽ diễn ra chậm hơn trong loại môi trường kinh doanh này.

Đổi mới kinh doanh số đòi hỏi doanh nghiệp phải áp dụng một cách tiếp cận khác. Con người, quy trình và công nghệ phải kết hợp với nhau để tạo ra các mô hình kinh doanh mới và các dịch vụ liên quan.

Nhân viên cần các kỹ năng mới, các kỹ năng này sẽ tập trung vào đổi mới, thay đổi và sáng tạo cùng với các công nghệ mới - như trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet of Things (IoT).

Doanh nghiệp hiện tại không hỗ trợ tài năng

Doanh nghiệp cần sở hữu những nhân sự có những tài năng phù hợp và tạo điều kiện cho những tài năng này được tận dụng và phát triển. Các quy trình truyền thống thường có tính cấu trúc cao và chậm chạp, không hề thích hợp cho kinh doanh kỹ thuật số. Vì vậy các doanh nghiệp phải tìm ra các mô hình và cách hoạt động để phù hợp với quá trình chuyển đổi số.

"Doanh nghiệp có thể chuyển sang cách tiếp cận dựa trên quản lý sản phẩm. Đổi mới có thể theo cách tiếp cận thông thường cho đến khi nhóm kinh doanh số có đủ kỹ năng và kinh nghiệm để mở rộng phạm vi và chia sẻ các kinh nghiệm với toàn bộ doanh nghiệp, "Blosch giải thích.

Thay đổi không hề dễ dàng

Hai thách thức lớn doanh nghiệp phải đối mặt khi chuyển đổi số đó là về mặt kỹ thuật và chi phí. Phát triển nền tảng, thay đổi cấu trúc tổ chức, tạo ra một hệ sinh thái của các đối tác - tất cả những nỗ lực này đòi hỏi một sự đầu tư về thời gian, nguồn lực và tiền bạc rất lớn.

Về lâu dài, doanh nghiệp nên xây dựng một phong cách làm việc đơn giản và nhanh chóng hơn. Để làm được điều này, hãy phát triển một platform-based strategy (chiến lược dựa trên nền tảng), hỗ trợ các nguyên tắc thiết kế và các thay đổi liên tục và sau đó tiến hành đổi mới trên nền tảng đó, cho phép tạo ra các dịch vụ mới từ chính những nền tảng và các dịch vụ cốt lõi của doanh nghiệp.

Nguồn: Bizfly Cloud chia sẻ

Bizfly Cloud là hệ sinh thái điện toán đám mây được vận hành bởi VCCorp - Công ty dẫn đầu trong lĩnh vực truyền thông và internet tại Việt Nam. Với đội ngũ kỹ thuật viên trình độ cao và kinh nghiệm lâu năm làm việc trên các công nghệ khác nhau như cloud, mobile, web..., chúng tôi có đủ khả năng để hỗ trợ đưa ra những lời khuyên hữu ích và công nghệ toàn diện giúp doanh nghiệp chuyển đổi số thành công.

Dành cho độc giả quan tâm tới các dịch vụ đám mây do Bizfly Cloud cung cấp có thể truy cập tại đây.


SHARE