Tại sao bạn cần một hệ thống giám sát?
Ngày nay, việc áp dụng công nghệ vào các doanh nghiệp trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Trong hầu hết các trường hợp, việc các thiết bị, mạng và hệ thống hoạt động tốt cũng trở thành chìa khóa giúp cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.
Tuy nhiên, ngay cả khi công nghệ là yếu tố thiết yếu trong công việc của một công ty, điều đó không có nghĩa là nó luôn luôn hoạt động an toàn và đúng cách. Những lỗi làm phát sinh các sự cố nghiêm trọng có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. Do cơ sở hạ tầng máy tính đóng vai trò vô cùng quan trọng, cho nên chúng ta cần phải kiểm soát hoạt động chính xác của nó, để khi xảy ra lỗi không gây ảnh hưởng đến các dịch vụ được cung cấp cho người dùng.
Để phát hiện và ngăn chặn các sự cố, hãy sử dụng một một hệ thống giám sát (monitoring system). Các hệ thống giám sát chịu trách nhiệm kiểm soát công nghệ được công ty sử dụng (bao gồm: phần cứng, mạng, thông tin liên lạc, hệ điều hành, ứng dụng,...). Hệ thống giám sát sẽ phân tích hoạt động và hiệu suất của công nghệ, đồng thời phát hiện và cảnh báo về các lỗi có thể xảy ra. Một hệ thống tốt có thể giám sát các thiết bị, cơ sở hạ tầng, ứng dụng, dịch vụ và thậm chí cả quy trình kinh doanh.
Điều này có ý nghĩa gì với công ty? Một hệ thống giám sát tốt giúp tăng năng suất. Điều này được thể hiện thông qua một số khía cạnh sau đây:
- Cải thiện việc sử dụng phần cứng thông qua việc kiểm soát hoạt động. Ví dụ, nếu một máy tính không hoạt động đúng, hệ thống giám sát sẽ phát hiện, đưa ra thông báo, đưa ra quyết định sửa chữa hoặc thay thế.
- Ngăn ngừa sự cố và khi những sự cố này xảy ra, chúng được phát hiện nhanh hơn, giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc.
Hãy tưởng tượng rằng doanh nghiệp của bạn là một cửa hàng điện tử và website đang hoạt động rất chậm. Nếu không có hệ thống giám sát, bạn có thể sẽ mất vài giờ trước khi nhận ra vấn đề (có thể do khiếu nại của người dùng mà bạn mới biết), điều này sẽ gây nên tổn thất trong doanh thu và trải nghiệm khách hàng. Một hệ thống giám sát tốt có thể cảnh báo ngay lập tức cho bạn về các vấn đề khi chúng phát sinh, cho phép bạn giải quyết vấn đề ngay tại thời điểm xảy ra, giảm thiểu thời gian trang bị ngừng hoạt động hoặc chạy chậm.
- Downtime càng ít, dịch vụ khách hàng, hình ảnh và uy tín của công ty sẽ ít phải chịu những tổn hại không đáng có.
Trở lại với ví dụ phía trên. Nếu shop trực tuyến không hoạt động, bạn sẽ không chỉ mất doanh số vào ngày hôm đó mà còn khiến cho người dùng nghĩ rằng việc kinh doanh của bạn không tốt. Vì vậy, khách hàng sẽ không cho rằng shop của bạn là một lựa chọn nghiêm túc và đáng tin cậy để mua hàng trực tuyến. Ngoài ra, họ còn có thể kể những sự cố đó cho bạn bè, người quen, gia đình hoặc thậm chí lên trên mạng xã hội, điều này sẽ gây ra một luồng dư luận xấu, gây thêm thiệt hại cho doanh nghiệp.
- Bạn không cần dành quá nhiều thời gian để quản lý bởi vì đã có hệ thống giám sát chịu trách nhiệm theo dõi hệ thống
Bằng cách này, nhân viên IT sẽ dành nhiều thời gian hơn cho các nhiệm vụ khác, bởi vì nếu có vấn đề phát sinh chắc chắn bạn sẽ nhận được các cảnh báo tương ứng. Điều này giúp tăng năng suất cho doanh nghiệp, đây là một trong những lý do rất quan trọng trong việc tại sao bạn cần một hệ thống giám sát.
Một hệ thống giám sát tốt không có nghĩa là nó phù hợp với tất cả các doanh nghiệp. Có nhiều loại hệ thống giám sát tương ứng với các nhu cầu khác nhau của mỗi doanh nghiệp. Do đó, tính linh hoạt của hệ thống và khả năng thích ứng là những đặc điểm của một hệ thống giám sát cần có. Giám sát thông tin có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau và cung cấp vô số dữ liệu kinh doanh có giá trị.
Giám sát là một hoạt động rất rộng và phức tạp, tuy nhiên, hệ thống giám sát thường có một số tính năng phổ biến như sau:
- Phân tích trong thời gian thực
Một hệ thống tốt sẽ cung cấp việc giám sát liên tục, không có độ trễ, hoặc độ trễ tối thiểu.
- Hệ thống cảnh báo
Khi một sự cố cụ thể xảy ra, một thông báo được tạo và được gửi đến đúng người. Thông báo có thể được cấu hình các điều kiện kích hoạt (ví dụ: đĩa cứng đạt dung lượng tối đa).
- Thông báo bằng nhiều cách khác nhau (email, SMS,...) đến đúng người.
- Trực quan hóa đồ họa
Để thuận tiện cho việc phân tích dữ liệu, công cụ giám sát sẽ tạo ra các biểu đồ về dữ liệu khá thân thiện và dễ hiểu.
- Sản xuất báo cáo
Hệ thống giám sát cho phép bạn tạo báo cáo, các dữ liệu phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp.
- Có sẵn bản ghi
Tạo một bản ghi của các giám sát trước sẽ giúp bạn so sánh hiệu quả hoạt động của hệ thống. Giúp doanh nghiệp dễ dàng đưa ra các biện pháp trong tương lai, chẳng hạn như mua phần cứng mới.
- Khả năng cài đặt các plug-in
Cài đặt thêm các plug-in, ad hoc nhằm đáp ứng tối đa các nhu cầu của doanh nghiệp.
- Phân biệt theo loại người dùng
Dữ liệu được truy cập bởi mỗi người dùng sẽ khác nhau tùy thuộc vào các quyền có sẵn.
Theo Bizfly Cloud chia sẻ