Sự khác biệt giữa giao thức IPv4 và IPv6

835
18-05-2022
Sự khác biệt giữa giao thức IPv4 và IPv6

Mặc dù chúng ta có thể hiểu sơ bộ rằng giao thức IPv4 và IPv6 đều có nhiệm vụ cung cấp kết nối logic giữa các thiết bị mạng. Đảm bảo tất cả các máy có thể giao tiếp hiệu quả với nhau, đảm bảo quyền riêng tư và độ tin cậy của thông tin được trao đổi.

Tuy nhiên, mặc dù có tầm quan trọng như vậy nhưng nhiều người vẫn không hiểu chắc chắn những giao thức này là gì và chúng hoạt động như thế nào. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi mang đến câu trả lời cho thắc mắc về sự khác nhau giữa giao thức IPv4 và IPv6. Hãy theo dõi nhé.

Giao thức Internet (IP)

Giao thức Internet (IP là viết tắt của từ tiếng Anh: Internet Protocol - giao thức Internet) là một địa chỉ đơn nhất mà những thiết bị điện tử hiện nay đang sử dụng để nhận diện và liên lạc với nhau trên mạng máy tính.

Hiện giao thức Internet được sử dụng trong hai phiên bản: giao thức IPv4 và giao thức IPv6, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết trong các chủ đề sau. Chúng ta sẽ đi tìm hiểu chi tiết về 2 giao thức này.

Giao thức IPv4 là gì?

Giao thức IPv4 (từ tiếng Anh Internet Protocol version 4) là phiên bản đầu tiên của giao thức IP, được phát hành vào thời kỳ đầu của internet. Đây là một trong những giao thức chính dựa trên các phương thức kết nối mạng và là phiên bản đầu tiên được sử dụng khi ra mắt ARPANET, tiền thân của internet. 

Hiện tại, IPv4 vẫn định tuyến phần lớn lưu lượng truy cập trên toàn thế giới, bất chấp việc triển khai ngày càng nhiều giao thức IPv6. IPv4 có chiều dài 32 bit để đánh địa chỉ tiêu chuẩn và vì đã khá cũ nên nó gây ra nhiều vấn đề, đặc biệt là về khả năng mở rộng của nó.

Điều này là do, với kích thước chiều dài 32 bit, số lượng địa chỉ có thể có là tương đối nhỏ. Trên thực tế, với cấu hình này, giao thức IPv4 cho phép tạo ra tới 4.294.967.296 địa chỉ khác nhau. Tuy nhiên, với sự mở rộng ngày càng nhiều của internet và số lượng thiết bị kết nối thì con số này là không đủ.

Vì vậy, hiện tại khá khó khăn để tìm địa chỉ IPv4 khả dụng và tất cả các thiết bị mới đang kết nối mạng đều sử dụng giao thức IPv6. 

Giao thức IPv6 là gì?

Giao thức IPv6 (viết tắt Internet Protocol version 6) là "Giao thức liên mạng thế hệ 6", một phiên bản của giao thức liên mạng (IP) ra mắt vào năm 2012.

Với sự thiếu hụt địa chỉ IPv4 ngày càng tăng và đã được dự báo trước, IPv6 đang được sử dụng ngày càng nhiều. Không giống với IPv4, Với 128bit chiều dài, không gian địa chỉ IPv6 gồm 2128 địa chỉ, cung cấp một lượng địa chỉ khổng lồ cho hoạt động Internet của thế giới.

Tuy nhiên đây không phải là lợi thế duy nhất của nó so với giao thức IPv4. IPv6 cũng cung cấp khả năng định tuyến hiệu quả hơn; cải thiện xử lý gói tin và hỗ trợ tốt hơn các dịch vụ, quy trình, công nghệ mới. 

Sự khác biệt chính giữa giao thức IPv4 và IPv6

Sự khác biệt chính giữa giao thức IPv4 và giao thức IPv6 là khả năng mở rộng. Như đã chia sẻ trước đó, IPv6 cho phép tạo nhiều địa chỉ hơn so với phiên bản IPv4.

Sự khác biệt giữa giao thức IPv4 và IPv6 - Ảnh 1.

Và nếu như ở IPv4 chúng ta thấy loại địa chỉ được dùng là Multicast, Broadcast và Unicat thì IPv6 sử dụng địa chỉ Anycast, Unicast và Multicast.

Hơn nữa, trong giao thức IPv6, thuật ngữ “mặt nạ” không còn được sử dụng nữa, mà thay vào đó chính là là “tiền tố”. Mặc dù vẫn duy trì phần mạng, mạng con và máy chủ lưu trữ như trong giao thức IPv4, nhưng đây cũng chính là một trong những sự khác biệt của 2 giao thức.

Đồng thời, IPv6 được thiết kế để thay thế cho IPv4 với hai mục đích cơ bản:

- Thay thế cho nguồn IPv4 cạn kiệt để tiếp nối hoạt động Internet.   

- Khắc phục các nhược điểm trong thiết kế của địa chỉ IPv4.

Ngoài ra, IPv6 cũng được thiết kế với những tham vọng và mục tiêu như:

- Không gian địa chỉ lớn hơn.

- Khôi phục lại nguyên lý kết nối đầu cuối

- Quản trị TCP/IP dễ dàng hơn

- Cấu trúc định tuyến tốt hơn

- Hỗ trợ tốt hơn Multicast

- Hỗ trợ bảo mật tốt hơn

- Hỗ trợ tốt hơn cho di động

Và trên đây là những thông tin mà chúng tôi tìm hiểu được về sự khác biệt giữa giao thức  IPv4 và IPv6. Nếu bạn muốn xem thêm nội dung như thế này, hãy theo dõi chúng tôi qua những bài chia sẻ tiếp theo.

SHARE