Slug là gì? Tổng hợp cách tối ưu Slug cho seo tốt nhất
Đối với một SEOer thì thuật ngữ Slug chắc hẳn đã quá quen thuộc.Nó đóng vai trò rất lớn trong việc truy cập vào trang web cũng như hỗ trợ các công cụ tìm kiếm xác định nội dung của trang một cách dễ dàng. Tuy nhiên trên thực tế không phải ai cũng hiểu rõ được Slug là gì? Lý do tại sao Slug đóng vai trò quan trọng trong SEO?
Trong bài viết dưới đây, Bizfly Cloud sẽ chia sẻ cho bạn những thông tin hữu ích nhất giúp bạn nắm rõ hơn về thuật ngữ này.
Slug là gì?
Slug là một yếu tố quan trọng của URL được đặt ngay sau tên miền và kết hợp với nó để tạo liên kết permalink dẫn ra trang nguồn của website. Slug cùng với tên miền sẽ tạo thành một URL (Uniform Resource locator) của trang web đó. Dễ hiểu hơn, Slug chính là phần nằm sau "/".
- Ví dụ 1: URL là bizflycloud.vn/slug-la-gi/ và Slug là: slug-la-gi
- Ví dụ 2: URL là bizflycloud.vn/sem-la-gi/ và Slug là sem-la-gi
Slug hỗ trợ mọi người tìm truy cập vào trang web và công cụ tìm kiếm có thể xác định nội dung của trang.
Trong WordPress, "Slug" sẽ đề cập đến một phần địa chỉ của trang web đặt sau tên miền.
Ví dụ: Khi bạn truy cập một bài đăng nào đó trên blog tại www.example.com/blog-post, thì tên miền là "www.example.com" và "blog-post" chính là slug .
Thông thường theo như mặc định thì Slug của bất cứ bài đăng nào đều sẽ giống với tiêu đề, chỉ khác ở chữ thường và sử dụng dấu gạch ngang.
Ví dụ: Nếu tiêu đều của bài viết mà bạn đăng có tên "Slug là gì" thì Slug sẽ được mặc định là "slug-la-gi"
Bạn hoàn toàn có thể thay đổi Slug một cách dễ dàng, hay thậm chí tùy chỉnh Slug mặc định sau khi xuất bản trang. Mọi người có thể thấy URL của bài đăng ở trên trang kết quả tìm kiếm hoặc khi liên kết được chia sẻ qua email, mạng xã hội hay những nơi khác với họ.
Vì sao slug đóng vai trò quan trọng trong seo?
Slug là một trong các yếu tố được nhiều sự quan tâm từ Google cũng như những công cụ tìm kiếm khác. Nó là một phần quan trọng trong SEO, vì thế các SEOer thường cố gắng tối ưu Slug cho các bài viết đăng trên web của họ.
Các Slug càng dễ nhìn, ngắn gọn thì càng ghi điểm với người dùng. Nó hỗ trợ người dùng xác định nội dung của trang và biết chính xác loại thông tin để tìm thấy trên trang đó một cách dễ dàng và nhanh chóng.
Slug được tối ưu sẽ mang lại cho SEO rất nhiều lợi thế và nâng cao tính khả dụng cho người dùng (Ví dụ: Ngắn gọn, dễ nhớ, dễ đọc, dễ hiểu,...). Thêm vào đó, việc tối ưu Slug cũng giúp cho URL với SEO và người tìm kiếm trở nên thân thiện hơn. Cụ thể như:
- Các từ khóa trong URL: Đây là chỉ số mà Google sử dụng nhằm xác định nội dung của một trang web. Có thể thay đổi dễ dàng hay tách các từ trong đó nhằm chắc chắn rằng có các từ mà bạn mong muốn xếp hạng.
- Tạo URL thân thiện hơn với người sử dụng: Cần đảm bảo rằng những gì mà người dùng mong đợi thì Slug thực sự phù hợp, bởi kết quả tìm kiếm URL là một trong những thứ mà người dừng sẽ nhìn thấy.
Cách đặt Slug trong Wordpress
Trước khi biết được cách đặt Slug trong WordPress, bạn cần phải hiểu Slug WordPress là gì?
- Slug WordPress là một đường dẫn đưa đến các bài viết có trên WordPress. Khi người dùng tạo một bài viết mới trên WordPress, Slug WordPress sẽ tự động được tạo ra bằng việc dựa trên thiết lập trong phần cấu hình tạo đường link Permalinks.
- Bằng cách sử dụng các mục Permalinks và Settings để tùy chỉnh, người dùng có thể thay đổi Slug trong WordPress một cách dễ dàng hơn
- Mục đích của nó là tạo ra các URL thân thiện với người dùng nhằm mục đích làm cho người đọc và các công cụ tìm kiếm biết được nội dung bài đăng của bạn là gì.
2 yếu tố không thể thay đổi mà bạn cần lưu ý khi tiến hành đặt Slug trong WordPress, đó là:
- Chuyển đổi toàn bộ gạch trắng sang dấu gạch ngang.
- Chỉ được phép sử dụng chữ cái in thường.
Chức năng đặt WordPress Slug tự động thì quy tắc này đều đã được mặc định sẵn. Tuy nhiên, khi tạo một Slug thủ công thì bạn bắt buộc phải tuân thủ 2 yếu tố trên.
Cách tối ưu Slug Wordpress tốt nhất
Dưới đây là những cách giúp tối ưu Slug Wordpress một cách tốt nhất:
- Tập trung mục tiêu từ khóa SEO: Nhiều SEO tin rằng nếu bạn chứa các từ khóa bạn muốn xếp hạng trong URL thì bạn có thể đạt được kết quả tốt hơn trong công cụ tìm kiếm.
- Giữ tính đơn giản tuy nhiên vẫn mang đầy đủ ý nghĩa: Slug càng ngắn thì khả năng xếp hạng trong Google càng cao. Không những thế điều này còn giúp nó thân thiện với người dùng hơn. Do đó, sẽ tốt hơn khi làm cho các slugs của bạn ngắn gọn và đúng với các từ khóa như mục tiêu bạn mong muốn.
- Không chứa từ dừng: Một lời khuyên đưa ra cho bạn là nên bỏ những từ không cần thiết khỏi Slug của mình, bao gồm các từ dừng như "the", "a", "và" và những từ tương tự khác. Nếu bạn đang dùng plugin Yoast SEO, bạn sẽ được trợ giúp cắt những từ này khỏi liên kết cố định của bạn.
- Tránh sử dụng những từ quá phổ biến (stop words): Một khi bạn thay đổi WordPress slug, tất cả URL sẽ thay đổi theo. Điều này sẽ khiến cho người dùng và công cụ tìm kiếm không thể tìm thấy nội dung mong muốn bằng URL cũ. Vì vậy, nếu xảy ra trường hợp bạn cần phải thay đổi Slug hiện có, bạn nên thiết lập chuyển hướng 301 từ Slug cũ qua Slug mới. Bằng việc sử dụng các plugin SEO Yoast hay Redirection mà công việc này sẽ trở nên dễ dàng hơn.
- Chỉ được phép sử dụng ký tự thường trong Slug: Đây là điều đáng lưu ý khi tối ưu Slug WordPress là không sử dụng các ký tự viết hoa mà thay vào đó là các ký tự thường.
- Sử dụng dấu gạch ngang trong Slug: Đảm bảo rằng các từ trong Slug được nối với nhau bằng dấu cách chứ không dùng dấu cách như tên tiêu đề. Điều này giúp cho người xem nắm được nội dung trong slug và giúp cho slug được đánh giá cao hơn trong SEO.
Khắc phục trùng Slug Wordpress
Mỗi Slug WordPress là độc nhất. Việc trùng Slug có nguyên nhân chủ yếu là do người dùng đã gắn tag nhầm khi viết bài hoặc spam từ khóa dẫn đến tình trạng các Slugs bị trùng nhau. Thực tế, nếu xảy ra trường hợp các bài viết bị trùng Slug, WordPress sẽ tự động đánh số thêm đằng sau các Slug bị trùng. Tuy nhiên, trong trường hợp trang không tìm thấy, người dùng có thể khắc phục bằng cách như sau:
- Tiến hành xóa bài đăng mà bị trùng Slug
- Thay đổi tên Tag
- Thay đổi đường link của WordPress
Ngoài ra, đối với những thông tin không quá quan trọng, người dùng có thể sử dụng phương pháp chặn Google index, hay chuyển tiếp nhiều trang phụ về 1 trang chính.
Nói chung mọi vấn đề trùng lặp Slug Wordpress đều dễ dàng được phát hiện và dễ dàng khắc phục bằng những phương pháp đã liệt kê trên. Bằng việc loại bỏ trùng lặp, bạn sẽ đạt được thứ hạng tìm kiếm cao mà mình mong muốn.
Ngoài ra, việc sửa các Slugs sẽ trở nên hữu ích hơn nếu nếu tiêu đề bài đăng của bạn rất dài hay bạn muốn cập nhật nhiều nội dung.
Ví dụ: Bạn sẽ không muốn sử dụng một slug "Tháng 2 năm 2021-giao dich" nếu bài đăng của bạn cập nhật giao dịch đó mỗi tháng.
Phân biệt URL và URL slug
Không khó để phân biệt URL và URL slug:
- URL là toàn bộ địa chỉ của trang web, là đường dẫn đầy đủ chứa giao thức, tên miền và slug
- URL Slug là phần cuối cùng của một URL đầy đủ, đứng sau dấu gạch chéo (“/”) sau tên miền hoặc thư mục con.
Hình minh hoạ dưới đây sẽ giúp bạn dễ hình dung hơn:
Ở hình minh hoạ trên, bạn có thể thấy toàn bộ đường dẫn https://www.example.com/this-is-a-blog-post là một URL; và phần cuối cùng được gạch chân là slug.
Tìm hiểu định dạng Slug của URL trên các CMS
Các hệ thống quản lý nội dung (CMS) khác nhau có thể sử dụng các slug khác nhau. Dưới đây là một số định dạng Slug của URL trên các CMS:
1. Định dạng Slug của URL trên Shopify
URL của Shopify tuân theo định dạng cụ thể:
/products/subfolder - các trang sản phẩm
/collection/subfolder - các trang danh mục sản phẩm
/pages/subfolder - các trang web
Như vậy, khó có thể thay đổi các slug trên vì nó đã được thiết lập mặc định. Hơn nữa, các URL trên Shopify được kết nối liên quan chặt chẽ với nhau, do đó việc thay đổi một slug có thể gây ra các liên kết khác bị hỏng, ảnh hưởng đến SEO.
Bạn có thể thử áp dụng cấu trúc URL cha-con cho các slug của riêng mình bằng cách sử dụng một lớp lọc (filter) hoặc thẻ (tags). Tuy nhiên, các tag này không linh hoạt cho nhiều sản phẩm, các URL này cũng sẽ rất khó để di chuyển khỏi Shopify.
Theo các diễn đàn cộng đồng Shopify, bạn có thể yêu cầu nhóm hỗ trợ Shopify về các loại slug được tùy chỉnh.
2. Định dạng slug của URL Bigcommerce
Bigcommerce là một nền tảng xây dựng trang web cho phép tạo cửa hàng trực tuyến (online store). Nền tảng này cho phép tùy chỉnh cấu trúc URL linh hoạt hơn Shopify, tuy nhiên phải tuân theo một định dạng cụ thể.
Nền tảng Bigcommerce cung cấp nhiều công cụ cần thiết để mở một cửa hàng trực tuyến. Các công cụ này rất dễ sử dụng và hữu ích cho những người không quá quan tâm đến việc xây dựng và tùy chỉnh thiết lập của họ.
3. Định dạng slug của URL trên WordPress
WordPress cho phép tuỳ chỉnh slug tự do hơn, có thể chỉnh sửa URL của các trang và bài đăng trên blog dễ dàng bất cứ khi nào bạn muốn.
4. Định dạng slug URL không tối ưu
Các URL có cấu trúc không tối ưu, tạo cảm giác như spam hoặc lừa đảo. Điều này có thể gây khó chịu cho người dùng, và rất có thể họ sẽ không click vào đường link.
Ví dụ: hãy xem lại URL này:
https://a.co.nz/about-a/find-us/map/-47.62342,150.003724,-34.542267,-174.836426/all/opennow/any/
URL này có thể sẽ người dùng thắc mắc: URL này có trỏ đến trang giới thiệu không? Đây là các tọa độ bản đồ? Đây có phải là một cửa hàng?
URL có cấu trúc kém rất dễ gây nhầm lẫn cho các công cụ tìm kiếm và bot thu thập thông tin cũng như gây mất thiện cảm với người dùng. Do đó, chúng ta nên cố gắng tùy chỉnh các slug URL càng đơn giản càng tốt để đảm bảo cho cả trải nghiệm người dùng và cho cả mục đích index.
Là một trong những yếu tố quan trọng giúp các SEOer có thể dễ dàng tối ưu hóa công vụ tìm kiếm cũng như giúp trang web của bạn có được thứ hạng cao hơn ở trang kết quả tìm kiếm. Slug góp phần giúp cho URL trở nên thân thiện hơn với người tìm kiếm và SEOer. Chắc chắn rằng với bài viết trên đây, Bizfly Cloud đã mang lại cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất về Slug cũng như có cái nhìn toàn diện nhất về thuật ngữ này.
Bizfly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.
Bizfly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.
Độc giả quan tâm đến các giải pháp của Bizfly Cloud có thể truy cập tại đây.
DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud