Sập hệ thống vì quá tải - Cơn ác mộng của các doanh nghiệp hiện nay

1490
19-03-2019
Sập hệ thống vì quá tải - Cơn ác mộng của các doanh nghiệp hiện nay

Mùa hè sôi động đang đến gần, mùa vàng của những ưu đãi bùng nổ và bạn quyết định sẽ bung một chiến dịch kích cầu "khủng", điều hiển nhiên là lượng truy cập website sẽ đột nhiên tăng vọt. Vậy chuyện gì sẽ xảy ra?

Hệ thống không giúp đáp ứng lượng truy cập quá tải, phản hồi khá chậm và cuối cùng ngưng hoạt động?

Quá tải hệ thống – vấn đề không của riêng ai

Có một nghịch lý vẫn luôn tồn tại, đó là việc có nhiều người truy cập website là mục tiêu của gần như tất cả các công ty, tuy nhiên sẽ xảy ra vấn đề khi website đó không thể xử lý được lượng truy cập đáng mơ ước này. Mặc dù quá tải hệ thống không gây nhiều cản trở quá đến việc thu hút khách hàng, nhưng chắc chắn đây sẽ là tác động rất xấu đến trải nghiệm của họ. Hậu quả của việc mất đi những khách hàng tiềm năng sẽ khiến những chiến dịch thu hút trước đây trở nên vô nghĩa. Cùng với đó là những thiệt hại nghiêm trọng có thể khiến cả một doanh nghiệp điêu đứng khi hệ thống ngừng hoạt động. Điển hình là Amazon, chỉ 1 giây nghẽn mạng đã khiến họ bốc hơi 1,6 tỷ USD.

Sập hệ thống vì quá tải - cơn ác mộng của các doanh nghiệp nhỏ và ngay cả những ông lớn - Ảnh 1.

Hệ thống quá tải khiến ảnh hưởng xấu đến khách hàng

Các lĩnh vực như ngân hàng trực tuyến, thương mại điện tử, dịch vụ thuê bao, ứng dụng trực tuyến có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ mất khách hàng cho đối thủ trực tiếp nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên. Sự cố gmail không thể truy cập được là một minh chứng rất cụ thể cho vấn đề này. Các đối thủ không chờ gì hơn một cơ hội tốt như vậy để tấn công toàn lực.

Giải pháp nào cho bài toán quá tải hệ thống?

Load balancing(Cân bằng tải) được biết đến có khả năng giúp phân phối hiệu quả được lưu lượng truy cập của một nhóm backend servers, còn được gọi là server farm hoặc server pool.

Thông thường, đáp ứng được hàng trăm nghìn hoặc thậm chí hàng triệu với những truy vấn cùng lúc từ phía người dùng. Trong khi vẫn đảm bảo phản hồi chính xác các văn bản, hình ảnh hoặc một vài ứng dụng đã được yêu cầu, một biện pháp tốt nhất đó chính là việc sử dụng thêm servers. 

Sập hệ thống vì quá tải - cơn ác mộng của các doanh nghiệp nhỏ và ngay cả những ông lớn - Ảnh 2.

Giải pháp giúp giảm việc quá tải của hệ thống

Một load balancer (Bộ cân bằng tải) sẽ được đặt phía trước cụm server và hoạt động tương tự như "cảnh sát giao thông" khi phân luồng. Load balancer sẽ định tuyến toàn bộ yêu cầu từ người dùng trên tất cả các servers đủ điều kiện thực hiện các yêu cầu đó, sao cho tối ưu về tốc độ và hiệu suất nhất, đảm bảo rằng không có server nào rơi vào tình trạng quá tải. Đối với một server đơn, cân bằng tải sẽ được chuyển hướng lưu lượng truy cập tới những server trực tuyến còn lại. Một server được thêm vào máy chủ, bộ cân bằng tải lúc đó sẽ gửi những yêu cầu tới máy chủ và hoàn toàn tự động. 

 Khi một server mới được thêm vào nhóm máy chủ, bộ cân bằng tải sẽ bắt đầu gửi yêu cầu đến máy chủ mới thêm này hoàn toàn tự động.

3 vấn đề chính quan trọng trong hệ thống load balancer và giúp giải quyết vấn đề chính là: Các yếu tố về hiệu suất, tính sẵn sàng và tính kinh tế. Có thể phân phối được các client hoặc network load hiệu quả ở trên nhiều servers. 

Đảm bảo tính khả dụng và độ tin cậy cao bằng cách chỉ gửi các yêu cầu đến các máy chủ đang hoạt động và đủ điều kiện.

Tăng hoặc giảm các server tại thời điểm yêu cầu một cách linh hoạt và dễ dàng.

Những tính năng vượt trội của nhà cung cấp dịch vụ Load Balancer - Bizfly Cloud

1. Layer-7 Load Balancing và Layer 4 Load Balancing

Bạn có thể cân bằng tải cho các ứng dụng HTTP / HTTPS và sử dụng các tính năng dành riêng cho lớp 7, chẳng hạn như thêm các header như X-Forwarded-For. Đồng thời BizFly load balancer cũng hỗ trợ cân bằng tải cho các ứng dụng tại Layer 4.

2. HTTPS Support

Hỗ trợ TLS/HTTPS Termination giữa các máy chủ ứng dụng và load balancer.

3. Server Name Indication (SNI)

Load balancer có thể sử dụng nhiều chứng chỉ thông qua một port, cho phép nó hỗ trợ nhiều trang web an toàn bằng cách sử dụng một port 443 (ví dụ 443 cho HTTPS). Load balancer cũng hỗ trợ một thuật toán lựa chọn chứng chỉ thông minh với SNI.

Giải pháp khắc phục sập hệ thống và quá tải server trong các doanh nghiệp Việt Nam - Ảnh 2.

Load balancer có thể hỗ trợ được chứng chỉ SNI

4. IP addresses as Targets (Nhắm địa chỉ IP mục tiêu)

Cho phép cân bằng tải đến một ứng dụng backend nằm trên bất kì một địa chỉ IP nào đó của server.

5. High Availability

BizFly Cloud đảm bảo tính sẵn sàng của load balancer đạt 99,99% Uptime.

6. Security

Các server ứng dụng đứng sau load balancer chỉ cần nằm trên mạng LAN ( không cần sử dụng WAN). Do đó tăng tính bảo mật cho các máy chủ ứng dụng.

7. Content-Based Routing (Định tuyến dựa trên nội dung)

Nếu ứng dụng của bạn chứa nhiều các thành phần dịch vụ khác nhau, load balancer có thể định tuyến các request tới một dịch vụ dựa trên nội dung của request đó.

8. Host-based Routing (Định tuyến dựa trên máy chủ)

Bạn có thể định tuyến request của client dựa trên trường Host trong HTTP header cho phép bạn định tuyến đến nhiều tên miền từ cùng một trình cân bằng tải.

9. Path-based Routing (Định tuyến dựa trên đường dẫn)

Bạn có thể định tuyến request của client dựa trên đường dẫn URL của HTTP header.

10. Sticky Sessions

Sticky Sessions là một cơ chế để định tuyến các yêu cầu từ cùng một máy khách đến cùng một máy chủ. Nếu bật chế độ sticky session, cho phép quá trình nâng cấp phiên bản của ứng dụng dễ dàng. Người dùng đang sử dụng phiên bản cũ của ứng dụng sẽ không bị thay đổi phiên bản trong phiên làm việc đó.

11. Health Checks

Heath Checks được biết đến là quá trình load balancer sẽ thực hiện kiểm tra thường xuyên ở trên các server giúp đảm bảo hoạt động hiệu quả. 

 Nếu server bị hỏng vì bất kỳ lý do gì, load balancer sẽ phát hiện và ngừng gửi lưu lượng truy cập theo cách của nó.

12. Operational Monitoring (Giám sát hoạt động)

BizFly Load balancer cho phép theo dõi ứng dụng và hiệu năng theo thời gian với các số liệu cụ thể và chi tiết nhất. Điều này giúp phát hiện và khắc phục các sự cố nhanh nhất (nếu có) xảy ra với hệ thống.

Load balancer của BizFly Cloud là giải pháp hoàn hảo cho vấn đề quá tải server

Với mục tiêu xây dựng một hệ sinh thái đám mây hoàn thiện nhằm phục vụ tối đa cho từng quy mô Doanh nghiệp, BizFly Cloud đã phát triển hệ thống Load Balancer như một tính năng bổ trợ để cân bằng tải cho cloud server. Các server đều được tích hợp sẵn một Load Balancer, người dùng sẽ không cần phải tự xây dựng, vận hành, bảo trì một hệ thống cân bằng tải nào khác.

Load balancer có thể nói là một trong những ưu điểm vượt trội trong hệ thống cloud server của BizFly Cloud. Nhờ ứng dụng các thuật toán như Healthcheck Backend, Sticky Session, Content-Based Routing, Host-based Routing, Path-based Routing,... hệ thống sẽ tự động tính toán để tăng số lượng server trong cao điểm và giảm xuống khi phát hiện dư thừa. Và như vậy, người dùng cùng lúc đạt được 2 lợi ích: đảm bảo tính liên tục cho hoạt động của server và tối ưu hóa chi phí nguồn lực sử dụng.

Cùng với CDN (Content Delivery Network - công nghệ phân phối nội dung) giúp tối ưu hóa tốc độ tải trang và Load balancer tạo ra một bộ giải pháp hoàn hảo cho khả năng chống đỡ của hệ thống, người dùng sẽ không bao giờ còn phải lo lắng quá tải server đe dọa sự phát triển ổn định của doanh nghiệp.

Load balancer của BizFly Cloud hiện được tin dùng bởi những thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực truyền thông, dịch vụ như VTV, Tuổi trẻ, Dân trí, Vntrip…

Dành cho các độc giả quan tâm chi tiết tới dịch vụ Load balancer của BizFly Cloud có thể truy cập tại:

Website: https://bizflycloud.vn/load-balancer

Hotline hỗ trợ: 024 7302 8888 / 028 7302 8888

Theo Genk

>> Có thể bạn quan tâm: Vì sao load balancing – cân bằng tải có tầm quan trọng KHÔNG THỂ THIẾU trong hệ thống

SHARE