RTO và RPO
Hai khái niệm then chốt trong chiến lược sao lưu và phục hồi dữ liệu là RTO (Recovery Time Objective) và RPO (Recovery Point Objective). RTO và RPO có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất, thậm chí là doanh thu của doanh nghiệp. Vậy RTO và RPO là gì? Cùng Bizfly Cloud tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
RTO là gì?
RTO (Recovery Time Objectives) - Thời gian phục hồi là khoảng thời gian hệ thống cần để phục hồi sau khi xảy ra sự cố gián đoạn bất ngờ. Khi có sự cố xảy ra, hệ thống sẽ cần được thay thế bộ phận bị hỏng, lập trình lại hoặc kiểm tra để có thể trở lại hoạt động bình thường. Thời gian để khắc phục sự cố này chính là thời gian phục hồi - RTO.
RPO là gì?
RPO (Recovery Point Object) - Thời điểm phục hồi là thời gian tối đa mà dữ liệu có thể được khôi phục sau khi xảy ra sự cố. RPO thường được đo bằng thời gian, chẳng hạn như 1 giờ, 1 ngày hoặc 10 ngày trước khi sự cố xảy ra. Điều này có nghĩa là RPO xác định lượng dữ liệu tối đa mà doanh nghiệp có thể chấp nhận mất mát khi xảy ra sự cố.
Vai trò của RTO và RPO đối với doanh nghiệp
Khi sự cố như thiên tai, lỗi hệ thống hay tấn công mạng xảy ra, doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ mất dữ liệu và ngưng trệ hoạt động, gây thiệt hại về tài chính, uy tín và quan hệ với khách hàng. RTO và RPO rất quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp giảm thiểu tổn thất, thông qua quy định rõ về thời gian phục hồi và mức độ mất dữ liệu có thể chấp nhận.
- Giảm thiểu tổn thất: Cả RTO và RPO đều đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu tổn thất cho doanh nghiệp khi xảy ra sự cố. Bằng cách xác định rõ ràng thời gian phục hồi và mức độ mất dữ liệu có thể chấp nhận, doanh nghiệp có thể lập kế hoạch hiệu quả hơn cho các tình huống khẩn cấp.
- Tăng cường lòng tin khách hàng: Việc có một kế hoạch phục hồi rõ ràng giúp doanh nghiệp duy trì uy tín với khách hàng. Khách hàng sẽ cảm thấy yên tâm hơn khi biết rằng doanh nghiệp đã chuẩn bị tốt cho các tình huống khẩn cấp.
- Tối ưu hóa chiến lược sao lưu: Doanh nghiệp cần xác định mục tiêu RTO và RPO để lựa chọn công nghệ và quy trình sao lưu phù hợp. Ví dụ, với các ứng dụng quan trọng yêu cầu RTO thấp, doanh nghiệp có thể triển khai giải pháp sao lưu tại chỗ, trong khi các hệ thống ít quan trọng hơn có thể sử dụng giải pháp sao lưu trên cloud với chi phí thấp hơn.
RTO và RPO có điểm gì khác nhau?
Về mục đích
Mục tiêu của RTO tập trung vào thời gian phục hồi sau hệ thống, không ảnh hưởng nghiệm trọng đến doanh nghiệp. Còn RPO sẽ tập trung vào mức độ mất mát dữ liệu cao nhất có thể chất nhận được để từ đó xác định được thời gian sao lưu dữ liệu cần thiết nhằm hạn chế nguy cơ mất dữ liệu quan trọng xuống mức thấp nhất.
Về chi phí
Nếu doanh nghiệp muốn thời gian phục hồi nhanh, dữ liệu mất ít nhất thì chi phí cho RTO và RPO sẽ tăng lên. Điều này là do:
Để RTO ngắn, doanh nghiệp cần đầu tư nhiều hơn vào hệ thống phục hồi, chi phí lúc này sẽ bao gồm các khoản như phí cho các công nghệ phục hồi, phí cho đội ngũ kỹ thuật, phí đầu tư vào cơ sở hạ tầng cao cấp.
Để RPO ngắn, số lần doanh nghiệp sao lưu sẽ nhiều lên, dẫn đến chi phí lưu trữ và quản lý dữ liệu cũng tăng lên theo.
Về trường hợp sử dụng
Doanh nghiệp nên ưu tiên RTO khi thời gian phục hồi quá dài, gây ảnh hưởng nghiệm trọng đến doanh thu, hiệu suất hay khách hàng. Các công ty tài chính, chăm sóc sức khỏe, công ty giao thông sẽ cần ưu tiên RTO ngắn.
Doanh nghiệp nên ưu tiên RPO là các tổ chức ngân hàng, dịch vụ thanh toán trực tuyến,... nơi mà dữ liệu đóng vai trò quan trọng, cần giảm thiệt hại về dữ liệu xuống mức thấp nhất.
Cách để tính toán RTO và RPO
Cách tính RTO
Để tính RTO, bạn cần xác định các yếu tố sau:
Thời gian phát hiện sự cố (Detection Time): Thời gian từ khi sự cố xảy ra đến khi được phát hiện.
Thời gian thông báo và phân tích sự cố (Notification and Analysis Time): Thời gian để thông báo cho đội ngũ phản ứng và phân tích nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của sự cố.
Thời gian khởi động hệ thống dự phòng (Recovery Initiation Time): Thời gian để bắt đầu triển khai các giải pháp phục hồi đã định sẵn.
Thời gian phục hồi hệ thống (System Recovery Time): Thời gian để khôi phục lại hoàn toàn hệ thống, bao gồm cả việc kiểm tra tính toàn vẹn của dữ liệu.
Công thức tính RTO sẽ là:
RTO = Detection Time + Notification and Analysis Time + Recovery Initiation
Cách tính RPO
Để tính RPO, bạn cần xác định:
- Tần suất sao lưu dữ liệu (Backup Frequency): Khoảng thời gian giữa hai lần sao lưu liên tiếp.
- Thời điểm xảy ra sự cố (Failure Point): Thời điểm mà sự cố xảy ra, tính từ lần sao lưu gần nhất.
- Công thức tính RPO như sau: RPO = Backup Frequency + Failure Point
Kết luận
RTO và RPO là hai chỉ số quan trọng trong chiến lược sao lưu và phục hồi dữ liệu của doanh nghiệp. RTO (thời gian phục hồi) xác định thời gian cần thiết để khôi phục hệ thống, trong khi RPO (thời gian mất dữ liệu) chỉ mức độ dữ liệu có thể mất. Hiểu và áp dụng đúng hai chỉ số này giúp doanh nghiệp giảm rủi ro, tiết kiệm chi phí và đảm bảo tính liên tục trong hoạt động.