Redirect là gì và cách tận dụng redirect để tăng trưởng organic traffic

2187
16-07-2020
Redirect là gì và cách tận dụng redirect để tăng trưởng organic traffic

Trong quá trình xây dựng và vận hành website, bạn luôn mong muốn có thể tối ưu lượt người truy cập, qua đó giúp trang web tăng trưởng và kinh doanh thuận lợi hơn. Bên cạnh các công việc như tối ưu tốc độ duyệt web, tối ưu từ khóa với các trang nội dung, redirect là một trong các cách hữu hiệu để tăng trưởng lượt truy cập tự nhiên (organic traffic).

Dành 5 phút cùng Bizfly Cloud tìm hiểu Redirect là gì để tối ưu lượt truy cập cho trang web của bạn. 

Redirect là gì? 

Redirect hay Redirect 301 là quá trình hợp nhất một tên miền đã hết hạn, tên miền có liên quan đến website, qua đó hợp nhất 2 trang web thành 1 trang nhằm tăng đô tin cậy cho trang. Độ tin cậy của trang càng cao, website càng dễ dàng gia tăng thứ hạng cũng như nhận thêm nhiều lượt truy cập tự nhiên. Điều này không chỉ giúp bạn tiết kiệm chi phí quảng cáo mà còn hướng người dùng có nhu cầu đến trang web của bạn, qua đó giúp tăng trưởng kinh doanh. 

Hiểu đơn giản, bạn sẽ tìm kiếm và mua các tên miền hết hạn có nội dung, từ khóa liên quan hoặc cùng lĩnh vực với trang web của bạn. Sau đó, hướng tất cả những người dùng truy cập vào trang web đó về trang của bạn, qua đó tăng lượt truy cập website. 

Redirect là gì và cách tận dụng redirect để tăng trưởng organic traffic - Ảnh 1.

Cách thức hoạt động của Redirect

Trước khi bắt tay vào thiết lập Redirect 301 cho website của bạn, bạn cần phải nắm rõ các nguyên tắc hoạt động của Redirect, qua đó có thể tận dụng tối đa công cụ này. Với các công cụ tìm kiếm phổ biến, đặc biệt là Google, Redirect là sự chuyển hướng cố định. Bằng cách dùng Redirect, bạn thông báo cho Google biết trang web của bạn đã được hướng sang một địa chỉ mới. Đồng thời, toàn bộ link, anchor text, v.v của website với link cũ cũng sẽ chuyển sang cho website của bạn.

Một số loại Redirect link

Có nhiều loại Redirect link, trong đó loại được sử dụng nhiều nhất là 301, 302 và 307; bởi 308 hiếm khi được sử dụng. Các loại Redirect link này rất có ý nghĩa đối với người làm SEO nên cần được sử dụng đúng cách.

1. Redirect link 301

Redirect link 301 được sử dụng khi một trang bị xóa vĩnh viễn hoặc được chuyển đến địa chỉ mới vĩnh viễn và bạn muốn trang web đó được index bởi các công cụ tìm kiếm. Mã 301 là phương pháp hiệu quả và thân thiện với công cụ tìm kiếm và các backlink. Tất cả lưu lượng truy cập và thứ hạng hiện có sẽ được chuyển đến URL đích. Redirect link 301 còn được gọi là Redirect permanent 301.

Redirect link 301 đặc biệt hữu ích trong các trường hợp sau:

  • Sửa các backlink bị hỏng (404)
  • Giải quyết nội dung trùng lặp
  • Hợp nhất hai trang web và muốn chuyển hướng người dùng đến trang chính xác
  • Tạo subdomain mới
  • Chọn đúng URL chuẩn. Người dùng truy cập trang web của bạn thông qua một số URL khác nhau. Ví dụ: http://example.com/home, http://home.example.com, http://www.example.com - bạn nên chọn một trong những URL đó làm đích đến chuẩn và sử dụng Redirect link 301 để gửi lưu lượng truy cập từ các URL khác đến URL chuẩn của bạn.

2. Redirect link 302

Redirect link 302 được sử dụng khi một trang tạm thời chuyển sang một URL khác. Mã redirect này không chuyển bất kỳ thẩm quyền trang nào từ URL cũ sang URL mới, vì sự di chuyển này không phải là vĩnh viễn. Các công cụ tìm kiếm sẽ vẫn có thể index URL gốc và duy trì xếp hạng của nó. Điều quan trọng là bạn phải biết mục tiêu của redirect, bởi vì nếu bạn trộn lẫn mã redirect khác mà bạn đang sử dụng, có thể gây tác động ngược lại với những gì bạn muốn.

Ví dụ: giả sử bạn đang quảng cáo một sản phẩm mới (Trang B) và muốn tạm thời đưa người dùng đến trang này. Google biết đó là trang tạm thời và sẽ không xóa trang gốc (Trang A) khỏi kết quả tìm kiếm hoặc làm giảm xếp hạng của trang đó. Nhưng nếu bạn vô tình sử dụng redirect 301 thay vì redirect 302, trang gốc (Trang A) sẽ mất xếp hạng và có thể bị công cụ tìm kiếm index.

Sử dụng Redirect link 302 khi:

  • Khi có Trang A bảo trì, bạn muốn tạm thời redirect khách truy cập đến Trang B
  • Khi bạn đang quảng bá các liên kết đến URL A trong khi nội dung hiện đang nằm ở URL B vì lý do nào đó
  • Thử nghiệm A/B
  • Chuyển hướng khách truy cập trên thiết bị di động sang máy tính để bàn và ngược lại
  • Khi bạn muốn giữ cho URL A được index nhưng redirect người dùng đến một số trang khác. Ví dụ: bạn bán đồng hồ và có trang nội dung "Mẫu đồng hồ mới nhất" thân thiện với SEO. Thay vì cập nhật liên tục khi điện thoại mới ra mắt, bạn chỉ có thể tạo một trang riêng với điện thoại mới và redirect 302 từ "Mẫu đồng hồ mới nhất" đến đó. Trong trường hợp này, các công cụ tìm kiếm sẽ tiếp tục index trang "Mẫu đồng hồ mới nhất" trong khi khách truy cập sẽ luôn được chuyển hướng đến trang có đồng hồ mới nhất.

3. Redirect link 307

Redirect link 307 (hoặc HTTP 307 Temporary Redirect) khá giống với Redirect link 302. Chúng đều là “tạm thời” và được sử dụng cho các mục đích tương tự nhau. Tuy nhiên, mã 307 là chuyển hướng phía máy chủ (server-side) được sử dụng đặc biệt cho HTTP. Phương pháp redirect này được sử dụng để đảm bảo HTTP request không thay đổi khi máy chủ phản hồi bằng redirect.

Redirect link 307 không có tác động lớn đến SEO. Thay vì sử dụng Redirect link 307, cách tốt nhất là sử dụng Redirect link 302.

Một số trường hợp Redirect không thành công

Với tiềm năng lớn trong việc tối ưu lượt truy cập website, Redirect là một trong những công cụ tạo backlink hiệu quả. Tuy nhiên, không phải mọi Redirect đều thành công và sau đây là một số trường hợp bạn nên tránh. 

Đường link không liên quan

Với nhu cầu Redirect số lượng lớn truy cập về website, không ít người đã đầu tư rất nhiều cho những đường link hay URL không liên quan đến trang web được hướng về. Tuy nhiên, thông qua thuật toán của mình, Google có thể dễ dàng phát hiện ra các tên miền không liên quan đến trang web của bạn và đánh dấu spam. 

Anchor text không phù hợp 

Anchor text hay những từ khóa chính trên trang web của bạn có thể bị ảnh hưởng do các anchor text không liên quan trên các trang khác. Lúc này, Google sẽ bối rối vì không biết nên xếp hạng trang web của bạn theo từ khóa nào, qua đó khiến bạn đều đạt các vị trí thấp cho tất cả các từ khóa và bạn thất bại trong việc Redirect cũng như tăng độ tin cậy cho trang web. 

Vì vậy, đừng Redirect khi bạn chưa đọc qua bài viết này. Cùng chúng tôi khám phá cách Redirect hiệu quả với phần sau. 

Phương pháp Redirect hiệu quả

Phương pháp Redirect mới

Phương pháp Redirect này giúp bạn chọn lọc các tên miền đã hết hạn có cùng nội dung chủ đề với website của bạn. Vì số lượng các tên miền có liên quan đến website của bạn có thể không dồi dào hoặc khó tìm nên sự thay thế hợp lý chính là website có cùng chủ đề. Điều này sẽ giúp Google hay các công cụ tìm kiếm khác hiểu đúng về nội dung, qua đó tối ưu hiệu quả lượt truy cập. 

Ví dụ bạn đang có một trang web về máy tính, laptop thì tên miền hay nội dung trang có liên quan đến công nghệ sẽ là lựa chọn hoàn hảo. Phương pháp này hiệu quả vì nó rất thân thiện với các công cụ tìm kiếm, giúp công cụ tìm kiếm dễ dàng nhận biết nội dung của trang web bạn. Độ liên quan đóng vai trò rất lớn trong quá trình xây dựng backlink hay redirect khi mà Google ngày càng thông minh và hiểu được những liên kết không liên quan. Xây nhà từ móng và từ những viên gạch tốt nhất, xây dựng website từ nền tảng tốt kết hợp tối ưu với redirect từ những tên miền hết hạn có nội dung liên quan.  

Cách chọn tên miền hiệu quả

Khi tìm kiếm các tên miền, bạn nên lưu ý các yếu tố sau để cân nhắc thật kỹ trước khi tiến hành liên kết redirect với tên miền đó. 

- Có cùng chủ đề nội dung với trang web của bạn

- Có điểm tương đồng cao (điểm số này bạn có thể dùng nhiều phần mềm hoặc trang web khác nhau để kiểm tra) 

- Chỉ chứa các link chất lượng

- Có ít nhất 12 domain hướng về trang đó. Càng nhiều backlink, trang càng uy tín. Trang càng uy tín redirect về website của bạn, website của bạn càng được xếp hạng cao. 

- Bộ anchor text chưa được tối ưu hóa hoặc thuần anchor về thương hiệu. Do khi redirect, mọi anchor text đều sẽ được tích hợp. Vì vậy, một khi bộ anchor text của tên miền hết hạn chưa được tối ưu theo các từ khóa khác hay chỉ thuần về tên thương hiệu sẽ giúp bạn đảm bảo bộ anchor text trên website hiện tại của bạn không bị ảnh hưởng, cũng như dễ dàng tối ưu từ khóa hơn. 

- Website phải được index trên Google và không có tiền sử spam. 

Cách thiết lập Redirect

Sau khi đã tìm hiểu Redirect là gì, cách thức vận hành cũng như các điều cần lưu ý khi chọn tên miền, bây giờ là lúc để bạn thiết lập Redirect. 

Có hai cách để thiết lập Redirect: Redirect cPanel và Redirect Registar. Với Redirect cPanel, bạn sẽ phải tiếp tục trả tiền cho hosting của các tên miền bạn mua để redirect thì mới thực hiện được, trong khi với Redirect Registar, bạn sẽ tiết kiệm được chi phí phải trả cho khoản này. 

Dưới đây là hướng dẫn thiết lập Redirect với cPanel

Redirect là gì và cách tận dụng redirect để tăng trưởng organic traffic - Ảnh 2.

Thiết lập Redirect dễ dàng. 

Bước 1: Truy cập Redirects

Bắt đầu với việc đăng nhập vào cPanel và tìm thanh search bar. Bạn nhập từ khóa Redirects và chọn vào biểu tượng Redirects hiện ra. 

Bước 2: Thiết lập Redirects

Sau đó, bạn sẽ cần tùy chỉnh các biến số trên phần tùy chỉnh như sau:

Type: Bạn có 2 lựa chọn là Permanent (Vĩnh viễn) và Temporary (Tạm thời). Bạn sẽ cần chọn Permanent vì với Temporary, trước khi chuyển người dùng đến trang của bạn, trang web cũ sẽ tự động mở và điều này sẽ khiến người dùng tốn thêm thời gian. 

http://(www .)?: Ở mục này, bạn sẽ có 2 lựa chọn All Public Domains và Your chosen name. Bạn nên chọn mục Your chosen name. 

Sau khi hoàn thành 2 phần trên, bạn tiếp tục với ô trống bên dưới, nơi yêu cầu bạn phải nhập tên miền của trang web của bạn. Đừng quên thêm https:// trước website để chắc chắn chuyển hướng sẽ được thực hiện thành công. 

www. redirection: bạn sẽ cần phải chọn phương thức chuyển hướng. Điều này sẽ tùy thuộc vào thiết lập website của bạn. 

Bước 3: Kiểm tra Redirect

Sau khi đã tiến hành thiết lập xong, hãy kiểm tra để chắc chắn bạn đã chuyển hướng thành công. Bạn có thể dễ dàng kiểm tra bằng cách truy cập tên miền đã redirect. Nếu trang web của bạn được mở, bạn đã thành công, nếu vẫn về trang web cũ, hãy kiểm tra và thực hiện lại các bước kể trên. 

Kỹ năng redirect này có thể được coi là cách tốt nhất để tăng độ uy tín của trang web nhanh chóng và tối ưu lượt truy cập. Cần xác định chính xác các tên miền liên quan để việc redirect của bạn đạt hiệu quả tối ưu. 

Theo BizFly Cloud tổng hợp

>> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn mua domain và đặt tên domain chuẩn SEO mới nhất

BizFly Cloud là hệ sinh thái điện toán đám mây được vận hành bởi VCCorp - Công ty dẫn đầu trong lĩnh vực truyền thông và công nghệ tại Việt Nam. Với đội ngũ kỹ thuật viên trình độ cao và kinh nghiệm lâu năm làm việc trên các công nghệ khác nhau như cloud, mobile, web..., chúng tôi có đủ khả năng để hỗ trợ đưa ra những giải pháp và công nghệ toàn diện giúp doanh nghiệp chuyển đổi số thành công. Dành cho độc giả quan tâm tới các dịch vụ đám mây do BizFly Cloud cung cấp có thể truy cập tại đây.
SHARE