Pull request là gì? Lợi ích và cách thức hoạt động của Pull request

1310
01-07-2022
Pull request là gì? Lợi ích và cách thức hoạt động của Pull request

Khi làm việc với phần mềm quản lý code chắc chắn bạn sẽ phải làm việc với Pull Request, nhất là khi triển khai dự án lớn với nhiều người tham gia.

Pull Request là gì? Pull Request đem lại lợi ích gì? Công dụng của nó ra sao? Tất cả những điều này sẽ được giải đáp bằng bài viết của Bizfly Cloud ngay dưới đây.

Pull request là gì?

Pull request (PR) được tạo ra để gộp code mới vào trong mã nguồn cũ (merge source) giúp cho mọi người có thể cùng truy cập và review những file source code đó khi các tính năng mới hoàn thành. Đây cũng là một thông báo cho những người làm chung là bạn đã hoàn thành phần việc của mình sẵn sàng để bổ sung tính năng mới vào sản phẩm.

Trong thực tế, một phần mềm sẽ được viết bởi nhiều lập trình viên nên để đảm bảo tính đồng nhất của code, phải sử dụng đến các phần mềm quản lý mã nguồn như GitLab, CodeBase… Nhưng nổi tiếng và được nhiều lập trình viên sử dụng nhất là Github.

Mã nguồn chính của sản phẩm được để trong một nhánh chính. Khi phát triển một tính năng mới mà không làm ảnh hưởng tới nhánh chính, coder sẽ tạo ra những nhánh con. Những tính năng mới sẽ được thêm vào nhánh con này. Minh họa bằng sơ đồ sau:

Pull request là gì

Cách thức hoạt động của Pull request

 Pull Request là một đặc trưng của Branch Workflow có cách hoạt động chung như sau:

  • Một lập trình viên sẽ phải tạo một tính năng và họ sẽ tải branch về local repository của họ.
  • Sau khi hoàn thành xong phần việc của mình, họ sẽ phải thực hiện kết nối local repository với repository của team.
  • Lập trình viên sẽ phải tạo ra một Pull Request thông qua phần mềm quản lý code mà nhóm sử dụng.
  • Tất cả thành viên trong nhóm sẽ cùng tranh luận để sửa đổi mã sao cho phù hợp.
  • Sau khi hoàn tất, người leader team sẽ đưa những tính năng và tích hợp chúng vào kho lưu trữ chính và đóng tất cả các Pull request lại.
Lập trình viên sẽ phải tạo ra một Pull Request thông qua phần mềm quản lý code

Lập trình viên sẽ phải tạo ra một Pull Request thông qua phần mềm quản lý code

Lý do nên sử dụng Pull request

Một dự án bất động sản nên cần có số lượng nhân sự rất nhiều nếu xảy ra sự cố về nhân sự, cần phải bổ sung sửa chữa càng nhanh càng tốt. Với lực lượng đông như vậy, chắc chắn sẽ có những người không biết hoặc kiến thức về lập trình còn kém. Từ vấn đề này có những yếu tố sau cần phải xử lý:

  • Thành viên mới chưa hiểu được yêu cầu và kỷ luật của công việc.
  • Nguồn nhân lực không có kinh nghiệm và kỹ năng về lập trình.
  • Nhiều người kém khả năng giao tiếp, trao đổi.

Vì thế, lúc này sẽ cần mang giải pháp để xử lý những vấn đề này như: những buổi training chia sẻ kiến thức và kỹ năng về lập trình, cũng như bàn luận vấn đề gặp trong dự án… Nhưng Pull request có thể gộp hết những giải pháp này thành một phương án duy nhất.

Một số lợi ích của Pull request

Pull request đem lại lợi ích gì và tác dụng ra sao trong các dự án. Sau đây là những điều mà nó mang lại:

  • Nâng cấp source code của dự án phần mềm.
  • Tất cả các thành viên trong team có thể để lại những nhận xét và đóng góp ý kiến cá nhân cho một Pull request của người khác.
  • Chất lượng code sẽ được cải thiện bằng những người có kinh nghiệm để đem lại hiệu quả cao nhất.
  • Với những ý kiến đóng góp của tất cả mọi người giúp những thành viên mới nâng cao kỹ năng lập trình.
  • Cải thiện, nâng cao khả năng trao đổi, tranh luận, giao tiếp và làm việc nhóm.
  • Nó còn có thể lưu lại lịch sử chỉnh sửa để có thể sử dụng lại những tính năng cũ đã bị loại bỏ ở bản mới.
  • Tất cả những thông tin code sẽ được lưu lại khi đóng Pull request.
Pull request nâng cấp source code của dự án phần mềm

Pull request nâng cấp source code của dự án phần mềm

Những câu hỏi về Pull request

Sự khác nhau giữa commits của trang compare và Pull request là gì?

Commits tại trang compare thể hiện những sự khác biệt giữa phần đầu reference và branch master tại thời điểm hiện tại. Ở trang Pull request, commits lại thể hiện sự khác nhau giữa phần đầu của reference đầu với branch master của head và base reference tại thời điểm tạo Pull request.

Tài liệu nào nói về cách Pull Request hoạt động?

Để tìm hiểu Pull request là gì hay cách hoạt động của nó, bạn có thể tham khảo nội dung Making a Pull Request của Atlassian Corporation Plc – đây là công ty đã nghiên cứu và phát triển ứng dụng quản trị source code Bitbucket. Người viết tài liệu này đã đưa ra một cách giải thích về các vấn đề đơn giản nhất, cho bất kỳ ai kể cả người không có kiến thức về lập trình cũng có thể hiểu được.

Có những phần mềm quản lý mã nguồn hiệu quả nào ngoài Github?

Github là phần mềm nổi tiếng được nhiều người sử dụng nhất. Tuy nhiên trên thị trường có những ứng dụng để quản lý mã nguồn khác cũng cực kỳ tốt như: Bitbucket, CodeBase, Gitlab…

Có nên sử dụng Bitbucket hay ko?

Trong khi GitHub đi kèm với rất nhiều tính năng và cho phép bạn tạo quy trình làm việc của riêng mình, Bitbucket được cho là có tích hợp sẵn nên sẽ linh hoạt hơn. Bitbucket hoàn toàn miễn phí cho tối đa năm người dùng.

Điều này bao gồm các kho lưu trữ riêng tư không giới hạn và bạn cũng có thể có các kho lưu trữ công khai không giới hạn, nên hầu như không có gì ngạc nhiên khi có một số dự án mã nguồn mở lớn trên nền tảng này. Bitbucket cũng cung cấp kho lưu trữ riêng không giới hạn và hoàn toàn miễn phí cho giáo viên và sinh viên.

Bitbucket còn được tích hợp Jira. Đây là một tính năng được xây dựng như một công cụ theo dõi lỗi, nhưng bây giờ nó được sử dụng rất linh hoạt cho các tác vụ như theo dõi sự cố, phân phối bàn dịch vụ và quản lý dự án.

Qua những thông tin được đề cập ở phía trên chắc bạn đã hiểu Pull request là gì rồi đúng ko nào. Khi mới vào nghề chắc hẳn những công cụ quản trị mã nguồn như Bitbucket hay Github đã khiến bạn tốn kha khá thời gian để làm quen với những tính năng Repository, Pull request… Mong rằng những kiến thức này sẽ giúp bạn tiến xa hơn trên con đường trở thành lập trình viên chuyên nghiệp.

BizFly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.

BizFly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.

Độc giả quan tâm đến các giải pháp của BizFly Cloud có thể truy cập tại đây.

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud

SHARE