Jira là gì? Tính năng và một số thuật ngữ thường gặp của Jira

1678
01-07-2022
Jira là gì? Tính năng và một số thuật ngữ thường gặp của Jira

Jira là một ứng dụng quản lý lỗi hàng đầu dành cho các doanh nghiệp công nghệ ở Việt Nam trong những năm gần đây. Tham khảo bài viết dưới đây của Bizfly Cloud để hiểu rõ hơn Jira là gì, các tính năng chính và thành phần chính của nó. Từ đó ứng dụng vào theo dõi, quản lý và kiểm soát các vấn đề phát sinh của doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất.

Jira là gì?

Jira là một ứng dụng được công ty phần mềm Atlassian của Australia phát triển để theo dõi, quản lý và kiểm soát các vấn đề, lỗi phát sinh trong dự án hoặc các phản hồi từ phía người dùng. Ứng dụng này được thiết kế và hoạt động dựa vào trọng tâm mà kết quả công việc, giúp các doanh nghiệp có thể sử dụng linh hoạt và ngay lập tức.

Jira là một ứng dụng quản lý lỗi hàng đầu dành cho các doanh nghiệp công nghệ

Jira là một ứng dụng quản lý lỗi hàng đầu dành cho các doanh nghiệp công nghệ

Tính năng có trong Jira

Các tính năng chính của Jira mà bạn cần biết khi sử dụng ứng dụng để quản lý lỗi:

  • Quản lý, theo dõi tiến độ các dự án đang chạy.
  • Quản lý, kiểm soát các task, bugs, các điểm cải tiến, tính năng mới hoặc bất cứ vấn đề gì xảy ra trong quá trình chạy dự án.
  • Tạo và lưu lại các dynamic queries (bộ lọc có cấu hình cao) được sử dụng xuyên suốt để giải quyết mọi vấn đề trong hệ thống. Đồng thời chia sẻ bộ lọc với người dùng khác hoặc đăng ký và nhận được các kết quả qua hệ thống thư điện tử đã đăng ký định kỳ.
  • Xây dựng một quy trình làm việc tương thích với yêu cầu của từng dự án tương ứng.
  • Bảng Dashboard cung cấp cho mỗi người dùng một không gian riêng tư để xem các thông tin cá nhân.
  • Jira cung cấp nhiều loại báo cáo tổng kết, thống kê với nhiều loại biểu đồ khác nhau. Các loại biểu đồ này sẽ phù hợp với nhiều loại hình dự án và đối tượng người dùng khác nhau, giúp người dùng xem thông tin một cách dễ dàng, linh hoạt.
Jira cung cấp nhiều loại báo cáo tổng kết, thống kê với nhiều loại biểu đồ khác nhau

Jira cung cấp nhiều loại báo cáo tổng kết, thống kê với nhiều loại biểu đồ khác nhau

Ưu, nhược điểm nổi bật của Jira

Về ưu điểm:

  • Jira có chức năng phân quyền chi tiết không chỉ trong dự án chung mà còn đối với từng nhiệm vụ. Nhờ đó, team công nghệ có thể bảo vệ thông tin độc quyền của mình một cách tốt nhất.
  • Jira tích hợp với các hệ thống khác như Email, Excel, RSS một cách dễ dàng.
  • Hệ thống module và bộ công cụ phát triển bổ trợ cho phép mở rộng, tích hợp và tuỳ biến Jira vào hệ thống hiện tại đơn giản hơn.
  • Sử dụng chuẩn HTML và được thử nghiệm với tất cả các trình duyệt phổ biến nhất hiện nay.
  • Jira có thể chạy trên hầu hết các nền tảng phần cứng, cơ sở dữ liệu và các hệ điều hành.
  • Mỗi màn hình trong Jira có một phiên bản in đảm bảo luân chuyển phần cứng dễ dàng.
  • Tích hợp trực tiếp với code trong môi trường phát triển và là một công cụ hoàn toàn phù hợp đối với các Developer.

Về nhược điểm:

  • Jira tốn nhiều chi phí khi sử dụng cho các doanh nghiệp quy mô lớn: Khi đăng ký, bạn sẽ được sử dụng 7 ngày miễn phí, sau thời gian dùng thử, quy mô doanh nghiệp càng lớn thì chi phí phải trả càng cao. Chi phí cho tối đa 10 tài khoản là $10/ tháng và mức chi phí từ 11-100 tài khoản là $7/tài khoản/ tháng.
  • Setup tốn nhiều thời gian và công sức nên Jira chỉ phát huy hiệu quả tối đa với các dự án lớn. Nếu quy mô các dự án của bạn vừa và nhỏ (dưới 3 tháng) thì không nên sử dụng Jira.
  • Ngôn ngữ hỗ trợ là tiếng Anh với nhiều thuật ngữ khó sử dụng nên gây khó khăn cho người dùng không thành thạo ngoại ngữ.
  • Quy trình làm việc phức tạp, đòi hỏi người dùng phải tìm hiểu kỹ lưỡng và thực sự am hiểu trước khi ứng dụng vào quản lý lỗi dự án.

Có thể thấy, Jira là phần mềm quản lý dự án khá đặc thù nên nó phù hợp với các team làm việc theo phương pháp Agile. Đặc biệt là các nhóm công nghệ hoặc phát triển phần mềm, ứng dụng của doanh nghiệp.

Jira phù hợp với các team làm việc theo phương pháp Agile

Jira phù hợp với các team làm việc theo phương pháp Agile

Thành phần của Jira

Jira có 7 thành phần chính, bao gồm:

  • Roles có nhiệm vụ xác nhận các role của dự án, ai tham gia vào. Chỉ những người add vào role thì mới được quyền tạo Resource Allocation và team dự án sau này. Nhiều người có thể được add vào cùng một role.
  • Issue là các tasks, bugs, features hay bất cứ type nào khác của project work.
  • Project là chức năng để phân quyền approve worklog cho các thành viên của dự án. Team lead của các group sẽ được approve worklog cho member của group đó. Các Project Management của dự án được quyền Approve cho toàn bộ thành viên của dự án nắm được thông tin.
  • Component là các sản phẩm của dự án, nơi nhập tất cả sản phẩm của dự án lấy từ file kế hoạch doanh số.
  • Workflow là một quản trị JIRA, người dùng có thể cấu hình quy trình làm việc, điều kiện, xác nhận và sau chức năng. Nó sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan cùng như các bước cơ bản cho từng phần trong công việc của bạn.
  • Priority là mức độ ưu tiên của một defect, có 4 mức độ và người dùng có thể tùy chọn theo datalist.
  • Status là đại diện cho các vị trí của vấn đề trong workflow.
Thành phần của Jira

Một số thuật ngữ của Jira

Jira là ứng dụng hỗ trợ ngôn ngữ duy nhất là tiếng Anh và có nhiều thuật ngữ công nghệ khó sử dụng. Nếu bạn đang bắt đầu tìm hiểu và sử dụng Jira, đừng quên làm quen với một số thuật ngữ của Jira dưới đây:

  • Sprint là một vòng lặp ngắn hạn từ 2-4 tuần. Trong vòng lặp này có đầy đủ công việc cần thiết như lập kế hoạch, phân tích, thiết kế và triển khai chúng để tạo ra một sản phẩm nhỏ hoàn chỉnh nhất.
  • Backlog là một danh sách tập hợp các user stories, bugs và các tính năng cho một sản phẩm hoặc Sprint.
  • Scrum là một phương pháp Agile, nơi mà các sản phẩm được xây dựng theo tiến trình lần lặp đi lặp lại ở trong một Sprint.
  • Scrum of Scrums là một kỹ thuật để mở rộng quy mô Scrum và các dự án đa đội (Program Management).
  • Board là công cụ có chức năng hiển thị hoạt động công việc cụ thể trong một quy trình làm việc. Công cụ này có thể thay đổi để tương thích với các phương pháp Agile khác nhau.
  • Daily stand- up là một cuộc họp nhỏ của team phát triển trước khi bắt đầu làm việc (thường mất khoảng 15’). Cuộc họp này được tiến hành thường xuyên hàng ngày giúp các thành viên nắm bắt được toàn bộ công việc, tiến độ thực hiện dự án của ngày hôm qua và các khó khăn mà team đang gặp phải.
  • Epic là đại diện cho một user story lớn cần được chia thành các story nhỏ mà để hoàn thành tốt một Epic, người dùng có thể phải chạy nhiều Sprint.
  • Burndown Chart được sử dụng để hiển thị số lượng ước tính và số lượng thực tế cho tổng số công việc phải hoàn thành trong một Sprint.
  • Issue là một đơn vị công việc bao gồm task, bug, story, epic trong Jira và hoạt động trong một quy trình kể từ khi khởi tạo cho đến khi hoàn thành.
  • Swimlane được dùng để phân loại các công việc và xem xét công việc nào nên tiến hành trước.
  • Velocity đo lường khối lượng công việc mà một đội có thể xử lý được trong một khoảng thời gian nhất định.
  • Cumulative Flow Diagram là một biểu đồ thể hiện những trạng thái khác nhau của các mục công việc trong một khoảng thời gian cụ thể. Trong đó, cột ngang X trong biểu đồ là thời gian, cột dọc Y là mục công việc và mỗi vùng màu của biểu đồ lại tương ứng với trạng thái của luồng công việc.
  • Iteration là các phân đoạn lặp đi lặp lại mà dự án được thực hiện.
  • Wallboard là một bảng viết tay hoặc điện tử lớn được sử dụng để thể hiện dữ liệu quan trọng về các hoạt động của đội Development và thường đặt ở vị trí dễ thấy nhất.

Như vậy, bài viết đã giải đáp cho bạn tất cả thắc mắc liên quan tới Jira là gì, các ưu nhược điểm của nó cũng như các thuật ngữ phức tạp của Jira. Có thể nói đây là một phần mềm quản lý lỗi khá hiệu quả với nhiều tính năng nổi bật. Bạn có thể đăng ký dùng thử 7 ngày để trải nghiệm và tìm hiểu chi tiết về ứng dụng này để cân nhắc có nên ứng dụng cho doanh nghiệp hay không.

BizFly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.

BizFly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.

Độc giả quan tâm đến các giải pháp của BizFly Cloud có thể truy cập tại đây.

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud

TAGS: Jira
SHARE