Agile là gì? Một số nguyên tắc cần trong phương pháp Agile

2024
21-03-2022
Agile là gì? Một số nguyên tắc cần trong phương pháp Agile

Phương pháp Agile đang ngày càng phát triển và được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các doanh nghiệp bởi Agile có khả năng hỗ trợ hoàn thành công việc dễ dàng và nhanh chóng. 

Tuy có thể rút ngắn tối đa các quy trình trong công việc nhưng Agile vẫn chưa được tiếp cận nhiều tại Việt Nam. Do đó, bạn có thể tìm hiểu Agile là gì cùng những thông tin hữu ích khác xung quanh nó qua bài viết của Bizfly Cloud dưới đây.

Agile là gì? 

Agile vừa là một phương pháp phát triển phần mềm linh hoạt vừa là một hướng tiếp cận cụ thể trong việc quản lý các dự án phần mềm. Agile bao gồm một quá trình làm việc, tương tác và tích hợp để có thể nhanh chóng bàn giao và đưa các sản phẩm của doanh nghiệp đến tay người tiêu dùng.

Mỗi một dự án khi áp dụng mô hình Agile đều sẽ được chia thành từng giai đoạn nhỏ để dễ sử dụng và điều chỉnh ngay khi xuất hiện yêu cầu trao đổi của khách hàng. Trong quá trình thực hiện dự án, các giai đoạn nhỏ này sẽ được kiểm tra trực tiếp để đảm bảo sản phẩm cuối cùng sát sao với yêu cầu của khách hàng nhất.

Agile là một hướng tiếp cận cụ thể trong việc quản lý các dự án phần mềm

Agile là một hướng tiếp cận cụ thể trong việc quản lý các dự án phần mềm

Tuyên ngôn Agile (Agile Manifesto)

Ngày xửa ngày xưa, khi các phương pháp, quy trình phát triển phần mềm đang dần trở nên kém hiệu quả, tuyên ngôn Agile đã được ra đời vào năm 2001. Tuyên ngôn này dựa trên các nội dung cốt lõi sau đây:

- Cá nhân hóa và sự tương tác quan trọng hơn các quy trình, công cụ: điều này có nghĩa là phương thức Agile nhấn mạnh vào sự tự vận động của các developer (lập trình viên) hơn là dựa vào quy trình, công cụ. Ngoài ra, nó còn đề cao sự hợp tác giữa các nhân viên trong quá trình làm việc.

-Chất lượng sản phẩm quan trọng hơn vấn đề tài liệu: tức là ưu tiên tạo ra phần mềm tốt nhất hoàn hảo nhất, không nên quá tập trung vào các loại tài liệu cung cấp cho khách hàng.

- Đề cao sự phối hợp với khách hàng hơn là việc đàm phán hợp đồng: Agile software development chú trọng việc cho khách hàng tham gia vào việc phát triển sản phẩm để tạo ra thành quả tốt nhất thay vì chỉ thương thuyết hợp đồng với họ.

- Đáp ứng sự thay đổi của khách hàng trong quá trình phát triển sản phần: thay vì chỉ bám sát vào kế hoạch, hợp đồng ban đầu, những nhà phát triển phần mềm cũng cần thích ứng với những thay đổi của "thượng đế". Chẳng hạn, khách hàng đột ngột muốn thay đổi một chức năng nào đó của sản phẩm, các developer cũng cần xem xét và thay đổi theo bởi phần mềm làm ra cũng là để phục vụ nhu cầu của khách hàng. Phải đặt sự hài lòng của họ lên hàng đầu.

Ưu, nhược điểm nổi bật của mô hình Agile 

Để có thể hiểu một cách chi tiết hơn, bạn nên nắm rõ chính xác những ưu, nhược điểm nổi bật của mô hình này:

Ưu điểm:

  • Phần mềm làm việc áp dụng mô hình Agile sẽ được bàn giao thường xuyên chỉ trong vài tuần chứ không phải là vài tháng như các phương pháp phát triển phần mềm truyền thống.
  • Agile sử dụng hình thức giao tiếp tốt nhất là cuộc đối thoại trực tiếp. Điều này giúp mọi thành viên trong nhóm có thể gặp mặt trao đổi thường xuyên để cùng tập trung phát triển dự án.
  • Ứng dụng mô hình Agile giúp các lập trình viên và khách hàng hợp tác hàng ngày duy trì tốt mối quan hệ và gần gũi với nhau hơn.
  • Nhóm thực hiện dự án sẽ liên tục chú ý được sự xuất sắc về kỹ thuật cũng như bản thiết kế.
  • Agile thích nghi một cách linh hoạt với những thay đổi bất ngờ của các tác nhân con người và môi trường.

Nhược điểm:

  • Khi chu trình phát triển phần mềm bắt đầu, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc đánh giá nỗ lực cho các sản phẩm lớn.
  • Thiếu đi sự nhấn mạnh vào các bản thiết kế và tài liệu cần thiết.
  • Nếu đại diện khách hàng không nắm bắt rõ về kết quả mong muốn cuối cùng thì dự án sẽ bị off-track dễ dàng.
  • Trong quá trình phát triển dự án, chỉ có các lập trình viên cấp cao mới là người được đưa ra quyết định cần thiết.
Agile sử dụng hình thức giao tiếp tốt nhất là cuộc đối thoại trực tiếp

Agile sử dụng hình thức giao tiếp tốt nhất là cuộc đối thoại trực tiếp

Một số nguyên tắc cần tuân thủ trong phương pháp Agile

Nắm vững những nguyên tắc cần tuân thủ trong phương pháp Agile dưới đây sẽ giúp công việc của bạn diễn ra được suôn sẻ:

  • Nguyên tắc 1: Ưu tiên sự hài lòng cho khách hàng bằng cách bàn giao sớm và liên tục các phần mềm mà họ mong muốn. 
  • Nguyên tắc 2: Đáp ứng thường xuyên những nhu cầu thay đổi của khách hàng trong suốt quá trình phát triển phần mềm. 
  • Nguyên tắc 3: Thường xuyên ra mắt các sản phẩm, phần mềm làm việc.
  • Nguyên tắc 4: Các nhà phát triển kinh doanh và các bên liên quan cần có sự hợp tác lâu dài trong suốt dự án. 
  • Nguyên tắc 5: Luôn hỗ trợ, tin tưởng và tạo động lực làm việc cho những thành viên liên quan đến dự án. 
  • Nguyên tắc 6: Cho phép các bên tham gia dự án tương tác trực tiếp.
  • Nguyên tắc 7: Phần mềm làm việc chính là thước đo trực tiếp của sự tiến bộ.
  • Nguyên tắc 8: Các quy trình trong dự án cần được thực hiện nhanh chóng để tốc độ phát triển của nhóm được nhất quán.
  • Nguyên tắc 9: Chú ý đến những kỹ thuật và thiết kế để tăng cường sự nhanh nhẹn và linh hoạt cho dự án.
  • Nguyên tắc 10: Đảm bảo tính đơn giản.
  • Nguyên tắc 11: Nhóm tự tổ chức xây dựng các kiến trúc tốt nhất, yêu cầu tốt nhất và thiết kế tốt nhất.
  • Nguyên tắc 12: Đội sản xuất cần suy nghĩ đến cách giúp dự án trở nên hiệu quả để điều chỉnh hay thay đổi hành vi của mình một cách phù hợp.  

Cách thức thực hiện phương pháp Agile 

Phương pháp này được thực hiện theo quy trình bao gồm các giai đoạn sau:

  • Phân tích, xây dựng kế hoạch Agile: Trong những tuần đầu tiên, kế hoạch tổng thể của các dự án được vạch ra và được chia nhỏ thành các giai đoạn nhỏ hơn thông qua sự bàn bạc của khách hàng và đội dự án. Đội dự án sẽ họp mặt hàng ngày để cập nhật và điều chỉnh theo tình hình công việc.
  • Thiết kế: Dựa trên những yêu cầu của khách hàng, đội dự án sẽ tiến hành thiết kế và tạo ra các nguyên mẫu để tiếp tục chỉnh sửa và hoàn thiện bản thiết kế cuối cùng.
  • Lập trình: Khi đã thống nhất về bản thiết kế, mọi thành viên trong đội sẽ tham gia sửa chữa các lỗi phát sinh.
  • Kiểm thử: Tất cả mọi thành viên tham gia dự án đều phải có trách nhiệm đảm bảo chất lượng cho sản phẩm. Khi xuất hiện lỗi, cả đội phải cùng nhau phân tích nguyên nhân và xử lý nguyên nhân đó.
  • Deploy và bàn giao sản phẩm: Sản phẩm cần được demo hàng tuần và bàn giao cho khách hàng để họ xem xét và đánh giá.
Cách thức thực hiện phương pháp Agile

Ứng dụng của Agile vào công việc 

Một số ứng dụng phổ biến của Agile trong các dự án quản lý công việc dưới đây:

  • Phương pháp Adaptive Software Development (ASD).
  • Phương pháp Agile Modeling
  • Phương pháp Agile Unified Process (AUP)
  • Phương pháp Dynamic System Development Method (DSDM)
  • Phương pháp Extreme Programming (XP)
  • Phương pháp Feature Driven Development (FDD)
  • Phương pháp Lean Software Development (LSD)

Các phương pháp nói trên đều có những điểm nổi trội và những điểm chưa hoàn thiện. Do đó, khi lựa chọn ứng dụng Agile, bạn cần dựa trên đặc thù của doanh nghiệp và sự án để có được hướng tiếp cận phù hợp nhất.

Các công ty công nghệ có nên áp dụng phương pháp Agile?

Trước khi mọi người biết đến Agile là gì và vận dụng trong doanh nghiệp, có một phương thức thường được áp dụng cho quá trình phát triển sản phẩm đó là Waterfall (thác nước). Giống như cái tên của nó, "thác nước", mọi công việc đều phải theo đúng trình tự trước sau. Công đoạn này hoàn thành mới được sang phần tiếp theo, điều này gây tốn rất nhiều thời gian. Hơn nữa, khách hàng hay người thực hiện dự án cũng không thể thử nghiệm, kiểm tra phần mềm khi nó vẫn chưa hoàn tất hết các giai đoạn. Chẳng hạn có một lỗi sai ở giai đoạn đầu tiên nhưng không được phát hiện sớm dẫn đến việc khắc phục rất tốn kém và khó khăn.

Tuy nhiên, khi các công ty công nghệ áp dụng phương thức Agile, những vấn đề trên sẽ được khắc phục. Vì quy trình phát triển sản phẩm sẽ được chia ra thành các phần khác nhau cho phép người thực hiện dự án có thể chuyển sang những phần sau khi phần trước đang được xem xét, sửa lỗi… Nhờ đó có thể tiết kiệm được một lượng lớn thời gian cho doanh nghiệp và giúp đem sản phẩm tới khách hàng trong thời gian nhanh nhất có thể.


Ngoài ra, xây dựng phần mềm theo phương pháp Agile, cho phép lập trình viên, khách hàng và các bên liên quan có thể tương tác kiểm tra được từng bước phát triển sản phẩm ngay từ khi những lỗi sai còn "mới nhú". Nhờ đó tránh được những sai lầm nghiêm trọng bị phát hiện quá trễ, gây tốn công sức, chi phí. Việc cho phép khách hàng thường xuyên tương tác với quá trình phát triển sản phẩm cũng như đáp ứng những mong muốn thay đổi của họ sẽ giúp gia tăng sự hài lòng cho khách hàng.

Một điểm cộng khác của phương thức Agile là nó khuyến khích sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong một nhóm từ đó giúp nâng cao tinh thần đồng đội, kỹ năng cho tất cả nhân viên. Tất cả nhằm đem đến những sản phẩm hoàn thiện nhất cho khách hàng.

Như vậy có thể thấy rằng việc áp dụng tuyên ngôn Agile với các doanh nghiệp phát triển phần mềm là thực sự cần thiết và mang lại nhiều lợi ích to lớn.

Những phương pháp phát triển phần mềm truyền thống ngày càng bộc lộ ra nhiều nhược điểm và khiến cho tỷ lệ thất bại của các dự án trở nên cao hơn trong thời kỳ bùng nổ của công nghệ. Qua bài viết Agile là gì được Bizfly Cloud chia sẻ, có thể thấy Agile chính là sự lựa chọn tuyệt vời nhất mà các doanh nghiệp nên ứng dụng để thích ứng với tình hình mới và hoàn thành dự án thành công nhanh chóng.

BizFly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.

BizFly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.

Độc giả quan tâm đến các giải pháp của BizFly Cloud có thể truy cập tại đây.

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud

TAGS: Agile
SHARE