Agile Mindset là gì? Một số thông tin cần biết về Agile Mindset

1518
29-03-2022
Agile Mindset là gì? Một số thông tin cần biết về Agile Mindset

Việc thay đổi, áp dụng và cải tiến các quy trình, kỹ thuật trong lĩnh vực phát triển công nghệ là một điều cần thiết. Song song với điều đó, các kỹ sư cần mềm cần thiết lập cho mình những tư duy (Mindset) tương ứng với từng quy trình đang áp dụng cho từng giai đoạn phát triển. 

Với mô hình Agile thì việc tư duy theo quy trình làm việc Agile Mindset giúp cả đội đạt được năng suất cao, bạn có thể tìm hiểu bài viết mà Bizfly Cloud chia sẻ về Agile Mindset dưới đây nhé!

Agile Mindset là gì?

Agile Mindset (Tư duy theo quy trình Agile) là một tập hợp các thái độ có khả năng hỗ trợ môi trường làm việc Agile. Chúng bao gồm:

  • Sự tôn trọng: Tôn trọng đồng nghiệp, khách hàng và sản phẩm chính là chìa khoá để môi trường làm việc được duy trì một cách thích hợp.
  • Phát triển: Một tổ chức luôn luôn nỗ lực cho sự phát triển sẽ luôn giữ vững sự tuân thủ cho các thủ tục.
  • Hợp tác: Tạo thuận lợi cho sự hợp tác thông qua không gian văn phòng, công cụ và các chuẩn mực hành vi giúp chất lượng và số lượng của các cuộc thảo luận được cải thiện.
  • Chu kỳ học hỏi: Các cá nhân trong nhóm được thử những điều mới mẻ để gia tăng cơ hội học hỏi và hoàn thiện bản thân mình.
  • Cung cấp giá trị: Nhóm cần tập trung những giá trị lớn nhất vào một thời điểm cụ thể và cung cấp những kiến thức đang có để loại bỏ trở ngại.
  • Thích ứng với sự thay đổi: Bất kỳ quy trình nào cũng cần có khả năng quản lý và thích ứng nhanh chóng với sự thay đổi để ngăn chặn trở ngại.

Đây là một tư tưởng cần thiết phải có để nuôi dưỡng hiệu suất công việc của các đội - người cung cấp cho khách hàng những giá trị tuyệt vời. Với cách tư duy Agile, cách tiếp cận một chiều từ cấp trên xuống cấp dưới hay từ phòng ban này sang phòng ban khác sẽ được chuyển đổi thành cùng nhau đặt vấn đề, cùng bàn bạc giải quyết, cùng nhau tạo ra giá trị và cùng nhau cập nhật thay đổi dự án trong suốt quá trình.

Agile Mindset là gì

Agile Mindset là một tập hợp các thái độ có khả năng hỗ trợ môi trường làm việc Agile

Tính cách của Agile Mindset 

Một người có Agile Mindset thường sở hữu những tính cách điển hình như sau:

Thái độ tích cực 

Nhiều vấn đề tưởng chừng là tiêu cực nhưng nhìn theo hướng tích cực chúng có thể trở thành cơ hội để phát triển. Một đội nhóm có thái độ tích cực là khi họ dự đoán được những rủi ro tiềm ẩn, nhận diện tốt vấn đề và nhanh chóng đưa ra những phương pháp phù hợp để xử lý vấn đề.

Khao khát tri thức

Agile Mindset thường chú trọng nhiều vào việc học tập và thích nghi. Một thành viên có khao khát tri thức luôn biết cách giúp đội, nhóm của mình có được cách hiểu tốt hơn về câu chuyện của khách hàng. Người có tư duy Agile luôn mong muốn tìm kiếm thêm nhiều thông tin để việc sản xuất và chuyển giao sản phẩm đạt được chất lượng cao hơn.

Coi trọng mục tiêu và thành công của nhóm

Tư duy Agile thường chú trọng nhiều hơn vào sự thành công của cả nhóm chứ không phải chỉ một cá nhân riêng lẻ. Nếu một thành viên gặp khó khăn và không thể hoàn thành hết các task ưu tiên cao thì những thành viên khác có task ưu tiên thấp hơn có thể cộng tác, hoàn thành mục tiêu và chuyển giao giá trị quan trọng theo đúng cam kết.

Đối mặt với tình huống một cách thực dụng, thực tiễn 

Chất lượng là yếu tố quan trọng hàng đầu trong Agile Mindset. Mỗi thành viên có thể có những cách hiểu khác nhau về chất lượng nhưng cả nhóm cần hiểu được những gì thực sự quan trọng với doanh nghiệp. Thay vì bào chữa, các thành viên cần xem xét giải quyết tình huống một cách hợp lý và đưa ra những phương pháp thực tế chứ không phải những lý thuyết suông.

Sẵn sàng đối mặt với thất bại

Không phải vấn đề nào cũng suôn sẻ. Một người có Agile Mindset sẽ sẵn sàng lựa chọn trải nghiệm, đối mặt với thất bại thay vì không làm gì cả.

Agile Mindset  sẵn sàng đối mặt với thất bại

Agile Mindset sẽ sẵn sàng lựa chọn trải nghiệm, đối mặt với thất bại

Agile Mindset bao gồm những gì?

Việc tìm hiểu về quy trình áp dụng là một điều tất yếu nhưng để có được một Agile Mindset tương ứng, bạn cần nắm rõ những việc cần luyện tập dưới đây:

Coi thất bại là cơ hội để học tập và phát triển 

Một trong những Agile Mindset quan trọng chính là tham gia phát triển và nâng cao sản phẩm theo thời gian. Do đó, khi một dự án đối diện với thất bại, đội nhóm cần tiến hành thực hiện cải tiến, coi thất bại là cơ hội để học tập.

Nhóm luôn chào đón những tư tưởng đa dạng và quan điểm khác nhau

Đây chính là lý do mà các lập trình viên và các chuyên gia cần thiết lập kiểm tra chức năng chéo trong cùng một team. Để tiếp nhận những tư tưởng và quan điểm khác nhau, cả team cần xây dựng các buổi hội thảo, gặp mặt để thảo luận và quản lý. Nếu cả nhóm đều là lập trình viên thì cần đưa thêm người phân tích, kiểm thử viên và các chuyên gia sẽ tạo ra giá trị và kết quả tốt hơn.

Cả nhóm luôn vui vẻ 

Sự vui vẻ sẽ giúp cả nhóm dễ dàng thực hiện việc đo lường và quan sát. Nguồn năng lượng này sẽ thúc đẩy nỗ lực làm việc cho mọi người đồng thời giúp họ dành nhiều thời gian hơn với nhau bên ngoài văn phòng hay Scrum. Một team có Agile Mindset tốt sẽ có kinh nghiệm đi kèm với sự vui vẻ.

Một team có Agile Mindset tốt sẽ có kinh nghiệm đi kèm với sự vui vẻ

Một team có Agile Mindset tốt sẽ có kinh nghiệm đi kèm với sự vui vẻ

Các workspace bền vững

Các phần trong dự án chưa hoàn thành hoặc bàn giao muộn chính là dấu hiệu cho thấy có quá nhiều việc phải làm hoặc tốc độ quá nhanh. Việc kết thúc dự án sớm sẽ chứng tỏ đội nhóm có khả năng hơn hay tốc độ đang quá chậm. Thực hiện tốc đố workspace bền vững là đúng với khả năng hoàn thành dự án của nhóm mà không phải quá căng thẳng.

Các thành viên chấp nhận thay đổi và thích nghi nhanh chóng 

Việc nhận ra ai là người có vấn đề trong Agile Mindset luôn là một điều dễ dàng bởi chỉ những người sở hữu tư duy Agile mới sẵn sàng chấp nhận sự thay đổi, nhanh chóng thích nghi và đưa ra cách giải quyết các tình huống hợp lý.

Tính minh bạch của team

Agile Mindset luôn kêu gọi các thành viên trong nhóm đáp ứng được tính minh bạch của công việc bao gồm cả sự thất bại. Bất kỳ thành viên nào cũng phải thừa nhận khi gặp khó khăn. Việc đưa những sai lầm cá nhân lên Daily Scrum chính là cách để bạn có được bài học và tránh được sai lầm trong tương lai.

Mọi người cần cộng tác và giao tiếp

Các thành viên trong Agile Mindset sẽ luôn luôn yêu cầu sự tự quản lý và sư tương tác với toàn bộ những thành viên khác trong nhóm.

Ý thức sử dụng mô hình anti-pattern 

Mô hình anti-pattern (mô hình chống đối) là một giải pháp giải quyết vấn đề chồng chéo của các vấn đề hiệu quả nhưng một nhóm với Agile Mindset sẽ tự ý thức được mức độ phụ thuộc khi họ sử dụng anti-pattern và tích cực xử lý các vấn đề khác nhau.

Tự do và tự nguyện chia sẻ hiểu biết 

Một Agile Mindset team sẽ luôn mong muốn mọi thành viên đều được trang bị đầy đủ kiến thức để giải quyết task và các vấn đề. Đây chính là lý do tại sao việc tự do và tự nguyện chia sẻ hiểu biết chính là một Agile Mindset tốt nhất và mang tính sống còn cho cả đội.

Đặc tính của một người sở hữu tư duy Agile (Agile Mindset) sẽ luôn sống với thái độ tích cực, tinh thần học hỏi cao, sẵn sàng hợp tác với người khác để đương đầu với khó khăn, luôn đón nhận cơ hội và không nản lòng trước thất bại. Qua bài viết về Agile Mindset mà Bizfly Cloud đã chia sẻ, chắc chắn bạn sẽ tự rèn luyện và xây dựng cho bản thân những đức tính tuyệt vời từ tư duy Agile để mọi công việc trở nên linh hoạt hơn và dễ dàng thích nghi với những biến đổi của thị trường hơn.

SHARE