Quản lý dự án Agile - Phương pháp dành cho doanh nghiệp

1567
21-03-2022
Quản lý dự án Agile - Phương pháp dành cho doanh nghiệp

Quản lý dự án Agile là phương pháp phổ biến được hầu hết các doanh nghiệp sử dụng để hoàn thành những công việc mang tính phức tạp. Trong thế giới đầy thay đổi, mô hình này ngày càng phát triển mạnh mẽ nhưng nhiều người vẫn chưa có cái nhìn đúng đắn nhất về nó. 

Để nhanh chóng hiểu rõ những kiến thức hữu ích về quản lý dự án Agile và rút ngắn tối đa thời gian hoàn thành dự án, bạn nên tìm hiểu bài viết mà Bizfly Cloud chia sẻ.

Quản lý dự án theo mô hình Agile là gì? 

Quản lý dự án theo mô hình Agile là cách tiếp cận hiện đại lặp đi lặp lại một cách linh hoạt trong việc quản lý và hoàn thành dự án. Khi một sản phẩm thuộc loại bất kỳ lặp đi lặp lại, khách hàng có thể ngay lập tức đưa ra phản hồi về sản phẩm đó. Do đó, trong quy trình Agile, bạn sẽ không thể làm việc với những dự án lớn trong thời gian dài nếu không xuất hiện sự tham gia của bên ngoài.

Với mô hình này, bạn có thể chia dự án của mình thành những nhiệm vụ nhỏ hơn để việc quản lý và xử lý dự án trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn. Điều này không chỉ giúp nhóm có thể nhanh chóng thích ứng được với những thay đổi bất ngờ và tạo ra kết quả.

Ngoài ra, các nhóm không chỉ có nhiều thời gian trang bị hơn để nhanh chóng thay đổi các điều hướng và sự tập trung mà còn đánh giá tốt hơn những công việc mà họ đang làm để điều chỉnh lại mức tăng nhất định. Điều này giúp đảm bảo trọng tâm của nhóm có sự thay đổi linh hoạt ngay khi phạm vi công việc và khách hàng thay đổi.

Quản lý dự án theo mô hình Agile là cách tiếp cận hiện đại lặp đi lặp lại một cách linh hoạt

Quản lý dự án theo mô hình Agile là cách tiếp cận hiện đại lặp đi lặp lại một cách linh hoạt

Đối tượng sử dụng quản lý dự án Agile? 

Quản lý dự án Agile là mô hình rất phổ biến trong lĩnh vực công nghệ thông tin, phát triển phần mềm và một số ngành dễ gặp rủi ro khác. Do đó, nó được đón nhận bởi rất nhiều đối tượng, cụ thể:

  • Các software developer có thể ứng dụng mô hình này để điều chỉnh các bước nhỏ khi dự án đang trong quá trình phát triển thay vì thực hiện thay đổi lớn khi dự án đã hoàn thành.
  • Các nhà tiếp thị, quân đội, trường học thậm chí là ngành công nghiệp ô tô đều xem xét ứng dụng giải pháp Agile và các nền tảng Agile để tạo ra các sản phẩm trong môi trường không xác định. Đơn giản trong việc thiết lập và sử dụng, không ít các tổ chức có thể hưởng lợi từ Agile.
Quản lý dự án Agile là mô hình rất phổ biến trong lĩnh vực công nghệ thông tin

Quản lý dự án Agile là mô hình rất phổ biến trong lĩnh vực công nghệ thông tin

Giá trị cốt lõi khi quản lý dự án theo mô hình Agile 

Khi tiến hành thực hiện triển khai phương pháp Agile vào hoạt động của doanh nghiệp, trước hết bạn cần nắm được giá trị cốt lõi khi quản lý dự án Agile để tạo nền tảng cho mọi quy trình làm việc của bạn. Theo tuyên ngôn Agile, các giá trị cốt lõi bao gồm:

  • Cá nhân và tương tác qua quy trình, công cụ: Con người luôn giữ vai trò quan trọng trong mọi loại hình quản lý dự án trước sự phức tạp của công nghệ. Dựa quá nhiều vào các công cụ và quy trình sẽ khiến con người khó thích nghi với sự thay đổi của hoàn cảnh.
  • Phần mềm hoạt động trên tài liệu toàn diện: So với tài liệu đơn thuần, phần mềm hoạt động và mang đến giá trị cho nhà phát triển luôn là điều quan trọng bởi họ sẽ biết chính xác những gì cần thiết để hoàn thành công việc mà không bị quá tải.
  • Sự hợp tác của khách hàng trong dự án: Khách hàng luôn là tài sản lớn nhất của doanh nghiệp bởi sự tham gia của họ giúp đảm bảo sản phẩm cuối cùng có thể đáp ứng khách hàng hiệu quả.
  • Đáp ứng sự thay đổi thay vì tuân theo kế hoạch: Agile cho phép người dùng có thể liên tục thay đổi trong suốt vòng đời của dự án bất kỳ. Mỗi lần "sprint" sẽ cung cấp cho người dùng một cơ hội xem xét và chỉnh sửa lại dự án.
Khi tiến hành thực hiện triển khai phương pháp Agile vào hoạt động của doanh nghiệp

Khi tiến hành thực hiện triển khai phương pháp Agile vào hoạt động của doanh nghiệp

Những vai trò trong nhóm Agile 

Mỗi một phương pháp quản lý dự án Agile sẽ có riêng một danh sách về vai trò cũng như thành viên của dự án. Một số những vai trò mà bất cứ dự án Agile nào cũng cần phải có đó là:

  • Hình chữ T: Mỗi một thành viên trong dự án đều cần có một bề rộng kiến thức cơ bản về chủ đề nhưng phải có kinh nghiệm, khả năng và kiến thức sâu rộng về một lĩnh vực cụ thể.
  • Đa chức năng: Các thành viên đa chức năng cần có thêm một số những kỹ năng khác bên ngoài lĩnh vực quen thuộc của họ như phân tích dữ liệu, thiết kế đồ hoạ,...
  • Thích nghi: Bất cứ môi trường hay kết quả bàn giao nào, các thành viên cũng cần phải có kỹ năng đa dạng nhưng nhất quán.
  • Tò mò: Công việc trở nên tối ưu hoá và hiệu quả hơn khi bạn biết đặt câu hỏi đúng và thách thức mọi vấn đề diễn ra cho đến khi phù hợp.
  • Chủ động: Các thành viên không nên đợi để biết mình cần làm gì mà nên sẵn sàng tham gia phát triển chiến dịch.
  • Định hướng theo nhóm: Thành công của nhóm cần được ưu tiên hơn vinh quang của cá nhân. Do đó, nếu công việc được bàn giao đúng thời gian và thành viên trong nhóm kết hợp tốt thì dự án sẽ thành công.
Quản lý dự án Agile sẽ có riêng một danh sách về vai trò cũng như thành viên của dự án

Quản lý dự án Agile sẽ có riêng một danh sách về vai trò cũng như thành viên của dự án

Quy trình quản lý dự án Agile 

Mục tiêu cuối cùng của quản lý dự án Agile chính là rút ngắn chu kỳ phát triển và nhanh chóng tung các sản phẩm mới ra thị trường thường xuyên. Để đạt được điều trên, phương pháp Agile cần tuân theo quy trình:

  • Lập kế hoạch dự án: Trước khi bắt đầu dự án, nhóm cần xác định được mục tiêu cuối cùng, giá trị cho khách hàng, cho tổ chức và cách đạt mục tiêu.
  • Tạo hành trình sản phẩm: Tại bước này, bạn cần chia nhỏ dự án theo tính năng để tạo thành công sản phẩm cuối cùng. Bên cạnh đó, bạn cần phát triển backlog sản phẩm để hiển thị danh sách tính năng và sản phẩm bàn giao.
  • Lên kế hoạch đưa sản phẩm ra thị trường: Trước khi khởi động dự án, bạn cần xây dựng kế hoạch cụ thể cho những lần đưa sản phẩm hay tính năng sản phẩm ra thị trường.
  • Xây dựng kế hoạch "sprint": Trước khi "sprint" bắt đầu, bạn cần xác định được những công việc cần hoàn thành trong "sprint", cách thức đạt được và khối lượng công việc cần thực hiện.
  • Cuộc họp hàng ngày: Các cuộc họp thường ngày chỉ nên diễn ra trong vòng 15 phút và không nên bị chuyển thành cơ hội nói về tin tức chung hay các buổi giải quyết vấn đề.
  • Xem lại sprint: Sau khi mỗi sprint kết thúc, nhóm bạn cần tổ chức đánh giá sprint với những bên liên quan để họ xem sản phẩm bàn giao và xây dựng mối quan hệ với họ để thảo luận về những vấn đề phát sinh trong sản phẩm.

Lợi ích quản lý dự án dùng phương pháp Agile 

Khi ứng dụng mô hình quản lý dự án Agile, những lợi ích lớn mà bạn chắc chắn nhận được đó là:

  • Ít rủi ro: Việc thường xuyên lặp lại và phản hồi của phương pháp Agile giúp các nhóm có thể định hình lại sản phẩm để phù hợp hơn với những nhu cầu đã được xác định trước đó.
  • Sản phẩm chất lượng: Với những phản hồi của khách hàng và cải tiến tại mọi bước trong dự án giúp sản phẩm đạt được chất lượng cao hơn và giải quyết tốt hơn những vấn đề xác định ban đầu.
  • Hợp tác mạnh mẽ: Agile giúp sự hợp tác giữa nhóm phát triển và khách hàng sẽ được cải thiện rõ rệt.
  • Ít lãng phí: Với mô hình quản lý dự án Agile, nhân viên sẽ tiết kiệm được lượng lớn thời gian cho một dự án và các chi phí sửa chữa lỗi lầm hiệu quả.

Đi qua một loạt những thông tin cơ bản và quan trọng nhất có liên quan đến mô hình quản lý dự án Agile mà Bizfly Cloud chia sẻ sẽ giúp nhóm bạn thay đổi suy nghĩ và bắt đầu làm việc cùng nhau một cách linh hoạt và thích nghi nhanh chóng với những thay đổi. Mô hình này là dành cho tất cả mọi người nhưng bạn cần sử dụng nó một cách chính xác để có được trải nghiệm hữu ích.

TAGS: Agile
SHARE