Scrum là gì và những lý do nên sử dụng Scrum
Phát triển phần mềm là nhu cầu mang tính thiết yếu, cần thiết trong thời đại công nghệ số. Trong thời gian gần đây, phương pháp Agile được ứng dụng rất nhiều trong việc phát triển phần mềm, và nhất Framework đã ra đời để hỗ trợ các lập trình viên. Scrum là gì thuộc top những điều mà những ai phát triển phần mềm bằng Agile nhất định cần phải biết.
Để có thêm thông tin toàn diện về Scrum là gì, hãy cùngBizfly Cloud theo dõi những nội dung về định nghĩa, lý do sử dụng và cả các vai trò của Scrum ngay trong bài viết này.
Scrum là gì?
Trước hết, bạn cần có một định nghĩa chuẩn và dễ hiểu về Scrum là gì. Đây là một quy trình dùng để phát triển phần mềm dựa theo phương pháp Agile. Framework này hoạt động khá linh hoạt và tuân thủ những nguyên tắc chung của Agile Manifesto.
Lý do nên sử dụng Scrum?
Scrum được các lập trình viên ưu ái hơn khi cần phát triển phần mềm dựa theo phương pháp Agile bởi khả năng quản lý, xử lý nhanh chóng, hiệu quả những vấn đề phức tạp, nhờ đó cho ra đời các sản phẩm tốt, có giá trị cao. Scrum mang lại sự tiện ích và khả năng hoạt động linh hoạt, cụ thể:
- Dễ dàng cho phép người dùng tự do triển khai trong quá trình phát triển ứng dụng.
- Dễ học, dễ sử dụng.
- Các thao tác thay đổi được thực hiện một cách nhanh chóng, dễ dàng.
- Giảm thiểu tối đa rủi ro khi xây dựng, phát triển sản phẩm.
- Hỗ trợ tối ưu hóa hiệu quả công việc và các nỗ lực của nhóm nhà phát triển.
- Xử lý nhanh, gọn, cho phép khách hàng có thể sử dụng các sản phẩm trong thời gian sớm hơn.
- Có sự cải tiến, nâng cấp liên tục, đáp ứng nhu cầu sử dụng trong thời đại công nghệ phát triển chóng mặt như hiện nay.
Vai trò của đội ngũ trong Scrum
Đội ngũ lập trình viên tham gia phát triển phần mềm bằng Scrum được phân chia thành 3 nhóm tương ứng với 3 vai trò theo các đặc điểm riêng nhằm tối ưu hóa hiệu quả từng vai trò. Các vai trò này là Product Owner (hay còn gọi là chủ sản phẩm), Scrum Master và Đội sản xuất (còn được gọi Development Team).
- Product Owner: Là người giữ vai trò chủ sản phẩm, Product Owner chịu trách nhiệm chính, cao nhất đối với sự thành công của các dự án phát triển. Họ sẽ đưa ra các yêu cầu về sản phẩm, cũng là người đánh giá đầu ra của phần mềm được phát triển một cách tốt nhất.
- Scrum Master: Là những người có kiến thức sâu rộng về Scrum, có thể xử lý được mọi vấn đề liên quan đến công cụ này, giúp nhóm làm việc với Scrum một cách hiệu quả nhất.
- Development Team: Là một nhóm Cross-Functional vận hành theo hình thức tự quản lý nhằm chuyển đổi tất cả các yêu cầu của Product Backlog trở thành các chức năng của hệ thống.
Ba nhóm này với mục đích hỗ trợ lẫn nhau, đảm bảo quá trình vận hành, phát triển phần mềm trên Scrum diễn ra suôn sẻ và hiệu quả.
Scrum Master nên làm gì?
Scrum Master có tầm ảnh hưởng rất lớn đối với mỗi dự án phát triển công nghệ. Đối tượng này là cầu nối của các bên Product Owner, nhóm phát triển và tổ chức. Đây là đối tượng quan trọng không thể bỏ qua khi tìm hiểu về Scrum là gì.
Trong giai đoạn đầu tiên của dự án phát triển, Scrum Master trao đổi, làm việc chủ yếu với Product Owner và hỗ trợ họ trong các công việc:
- Xác định Product Goal, đồng thời tìm kiếm những kĩ thuật quản lý nó hiệu quả
- Trao đổi với Đội sản xuất để giúp họ hiểu về tầm quan trọng của sự ngắn gọn, súc tích trong hạng mục Product Backlog.
- Hỗ trợ Product Owner để giúp họ hiểu về việc lên kế hoạch riêng cho sản phẩm, cách bố trí cho Product Backlog để đạt được giá trị tối ưu.
- Giúp Product Owner hiểu hơn về dự án với Scrum để việc thực hành trở nên linh hoạt hơn.
- Liên hệ với các bên liên quan trong trường hợp cần thiết.
Cũng trong giai đoạn này, Scrum Master còn phục vụ đội sản xuất tạo ra các sản phẩm hoàn hảo thông qua huấn luyện, đào tạo về cách tự tổ chức cũng như làm việc theo mô hình liên chức năng; Loại bỏ được những rào cản ảnh hưởng đến làm việc nhóm; Giám sát tiến độ, chắc chắn các sự kiện tại Scrum có thể diễn ra tích cực, hiệu quả theo timebox.
Khi nhóm Scrum đã hoạt động ổn định thì Scrum Master sẽ dần chuyển đổi đối tượng phục vụ sang các Tổ chức. Họ cần huấn luyện, lập kế hoạch, tư vấn cách triển khai Scrum cho Tổ chức.
Nhiệm vụ của Scrum Master
Có thể thấy, Scrum Master có vai trò vô cùng quan trọng trong việc vận hành, phát triển phần mềm dựa theo phương thức Agile. Nhiệm vụ chính của Scrum Master có thể được khái quát như sau:
- Tổ chức các cuộc thảo luận, trao đổi, họp liên quan đến phát triển phần mềm.
- Thanh tra quy trình sản xuất, phát triển các ứng dụng của các nhóm.
- Loại bỏ trở ngại giữa các bên liên quan.
- Tìm kiếm cải tiến để nâng cấp, hỗ trợ phát triển phần mềm.
- Huấn luyện Scrum cho toàn bộ đội, nhóm.
- Hỗ trợ, động viên tinh thần của các thành viên nhóm trong những trường hợp cần thiết.
Ứng dụng của Scrum trong phát triển phần mềm đang ngày một nhiều bởi các tiện ích hỗ trợ mà nó mang lại. Các nội dung về Scrum là gì trong bài viết đã khái quát lại những đặc điểm cơ bản nhất về công cụ này. Đây là công cụ tiên tiến, mạnh mẽ của công nghệ trong tương lai.
Theo Bizfly Cloud chia sẻ
Bizfly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.
Bizfly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.
Độc giả quan tâm đến các giải pháp của Bizfly Cloud có thể truy cập tại đây.
DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud