Framework là gì? Những lợi ích khi sử dụng Framework

1546
25-03-2021
Framework là gì? Những lợi ích khi sử dụng Framework

Framework được biết đến như một xu hướng phát triển, các hệ thống công nghệ hiện đại giúp việc phức tạp trở nên đơn giản hóa. Tuy nhiên, có nhiều loại Framework khác nhau và sử dụng cho các ứng dụng phần mềm khác nhau. Và để hiểu rõ hơn Framework là gì, cũng như các tính năng nó mang lại hãy cùng Bizfly Cloud tìm hiểu qua bài viết dưới đấy nhé!

Tìm hiểu framework là gì?

Framework là gì? Framework là bộ "khung sườn" được cấu tạo thành các đoạn code có sẵn, hay nói cách khác nó là tập hợp các thư viện lập trình hoặc các API nhằm hỗ trợ một cách tối ưu. Giúp cho các lập trình ứng dụng, lập trình web trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Tìm hiểu một số tính năng cốt lõi của Framework

Framework có rất nhiều tính năng khác nhau, trong số đó phải kể đến những tính năng quan trọng như:

  • Libraries: Những đoạn mã được xây dựng sẵn cho một chức năng cụ thể. Người dùng có thể tái sử dụng mà không cần code lại. Hiện nay, có các công cụ quản lý thư viện như NPM, Composer,…
  • API: Cách thức trao đổi dữ liệu giữa hai ứng dụng
  • AJAX: Thực hiện cập nhật thông tin cơ sở dữ liệu mà không cần phải tải lại trang
  • Scaffolding: Các quy tắc để truy cập một mô hình MVC thông qua quy hoạch cơ sở dữ liệu
  • Caching: Hỗ trợ giảm request đến máy chủ, tăng tốc độ tải
  • Compilers: Trình biên dịch từ nguồn code thông qua ngôn ngữ máy tính
  • Security: Xác thực và ủy quyền user

Những lợi ích khi sử dụng framework

Dễ nhận thấy, bất kỳ website nào cũng có cần có phần quản lý người dùng như đăng ký, đăng nhập, tích hợp mạng xã hội, kết nối cơ sở dữ liệu… Vì vậy, lợi ích lớn nhất khi sử dụng Framework là nó đã xây dựng sẵn được hệ thống với các tính năng chung này. Từ đó, đem tới một loạt các lợi ích như:

- Giúp lập trình viên tiết kiệm được thời gian, năng lượng khi phát triển các ứng dụng..

- Sử dụng framework giảm thiểu tối đa thời gian và công sức phát triển ứng dụng.

- Phần mềm cho phép ứng dụng kế thừa một cấu trúc được chuẩn hóa, đảm bảo trong vận hành và bảo trì sau này được thuận tiện và dễ dàng hơn.

Hy vọng với việc tìm hiểu lợi ích khi sử dụng framework, bạn cũng đã phần nào hiểu rõ khái niệm framework là gì.

Các dạng framework phục vụ cho lập trình

Nếu phân chia theo nền tảng phát triển, Framework gồm hai dạng cơ bản như sau:

Framework phát triển website

Website Framework là phần mềm phổ biến được sử dụng để phát triển và sắp xếp các ứng dụng web, các dịch vụ và các loại tài nguyên của trang web. Thông thường, Web Framework phổ biến có kiến trúc Model-View-Controller.

Framework phát triển trên nền tảng mobile

Với sự đa dạng ngày càng gia tăng của thiết bị di động, thì có một số Framework phát triển trên nền tảng mobile như:

- React Native

- Flutter

- Xamarin

- Phonegap

Một số Web Framework phổ biến hiện nay

Dưới đây là những Web Framework phổ biến hiện nay, được nhiều người dùng ưa chuộng:

Ruby on Rails

Ruby on Rails là Framework được phát triển trên ngôn ngữ lập trình Ruby, với phiên bản đầu tiên được ra mắt vào năm 2015. Đây là phần mềm mã nguồn mở miễn phí do David Heinemeier Hansson phát triển. Có nhiều website nổi tiếng được viết dựa trên web framework này bao gồm Retty, CookPad, Wantedly…

Ruby on Rails được nhiều người dùng ưa chuộng do:

Khá dễ học, framework hoàn chỉnh (full-stack), các định nghĩa hàm thông minh (bằng các convention)

Sử dụng ít code hơn so với các framework khác, có khả năng tạo ra Prototype nhanh chóng nhưng không tiêu tốn nhiều chi phí bảo trì

Dễ dàng hiểu được các framework hiện đại khác của PHP, Python,.. nếu đã nắm rõ Ruby on Rails

CakePHP

CakePHP là web framework được tạo ra dành cho người sử dụng PHP ở mọi cấp độ. Đây là một web framework đơn giản, giúp cho việc xây dựng môi trường một cách dễ dàng và nhanh chóng.

Có thể nói, CakePHP có số lượng các web application lớn nhất trên thế giới, cung cấp đầy đủ các chức năng giúp đáp ứng những yêu cầu cao của người dùng. Bên cạnh đó, showcase của framework này thực sự đáng chú ý, hỗ trợ tạo sức mạnh cho các trang web của các thương hiệu nổi tiếng như BMW, Hyundai, Express…

CakePHP cũng có khả năng tạo các ứng dụng web yêu cầu độ bảo mật cao, đi kèm với nhiều tính năng bảo mật tích hợp như phòng chống SQL injection, XSS, CSRF…

Spring

Spring là một nền tảng mã nguồn mở Java dành cho Java Enterprise. Framework này cho phép các nhà phát triển tạo ra những mã có hiệu suất cao, dễ kiểm thử và có thể tái sử dụng. Những tính năng cốt lõi của Spring Framework được sử dụng để phát triển các ứng dụng Java hoặc xây dựng các ứng dụng web trên Java EE. Spring giúp cho việc phát triển ứng dụng J2EE trở nên dễ dàng hơn, đồng thời thúc đẩy việc lập trình hiệu quả hơn thông qua mô hình POJO-based.

Một số tính năng nổi bật của Spring cụ thể như sau:

  • Đơn giản hóa việc phát triển bằng cách sử dụng các đối tượng Java đơn giản (còn được gọi là POJO - Plain Old Java Object)
  • Nới lỏng ràng buộc giữa các thành phần với nhau thông qua Dependency Injection và viết các interface
  • Tiếp cận lập trình khai báo thông qua các convention và aspect chung
  • Giảm thiểu các boilerplate bằng cách sử dụng các template và aspect
  • Phù hợp để phát triển hệ thống quy mô lớn

Angular

Angular là JavaScript framework được dùng để xây dựng các ứng dụng web động cũng như project Single Page Application (SPA). Framework này hoạt động dựa trên những thuộc tính mở rộng HTML (attributes theo quy tắc của framework).

Những ưu điểm vượt trội của Angular bao gồm:

  • Là mã nguồn mở miễn phí, được phát triển bởi đông đảo các lập trình viên trên toàn thế giới
  • Phù hợp để phát triển frontend thông qua các API, sử dụng mô hình MVC mạnh mẽ
  • Mã nguồn Angular tự động tương ứng với nhiều trình duyệt khác nhau

Bootstrap

Bootstrap là framework design web được cấu trúc từ CSS/JavaScript. Đây là framework được phát triển bởi Twitter, cho phép người dùng dễ dàng tạo ra flat design tương tự như Twitter. Bootstrap là một tập hợp các thuộc tính và giá trị có sẵn, giúp tiết kiệm thời gian cho các web designer khi thực hiện một dự án web, mà không cần phải tạo thêm các đoạn mã javascript, css, html, font.

Một trong những ưu điểm lớn của Bootstrap đó là Responsive Web Design, hỗ trợ tương thích với nhiều kích thước màn hình khác nhau của PC, smartphone hay tablet. Nếu bạn không phải là một người giỏi thiết kế thì cũng có thể dễ dàng tạo ra một giao diện đẹp mắt. Template của Boostrap cũng vô cùng đa dạng, có cả phiên bản miễn phí và trả phí. Do đó, chỉ bằng cách thay đổi màu sắc hay kiểu chữ, người dùng đã có thể tạo ra một trang web theo ý muốn.

Framework là gì? Những lợi ích khi sử dụng Framework - Ảnh 1.

Ưu nhược điểm của Framework

Để hiểu rõ hơn khái niệm Framework là gì thì ưu nhược điểm của nó cũng là khía cạnh cần được phân tích.

Ưu điểm:

       - Là một phần mềm thông minh với các tính năng có sẵn, có thể đưa vào sử dụng được ngay.

       - Giúp người lập trình tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức khi phát triển các ứng dụng.

       - Hỗ trợ phím tắt và tái sử dụng lại mã code.

       - Chủ động chỉnh sửa những gì mà Framework cung cấp đồng thời kế thừa các tính năng đã được tiêu chuẩn hóa cho sản phẩm.

Bên cạnh những ưu điểm thì Framework vẫn còn tồn tại một số nhược điểm:

       - Muốn hiểu và sử dụng Framework một cách hiệu quả và thông minh bạn cần phải có kiến thức bài bản về nó. Vì vậy, để khai thác tối đa và hiệu quả nó bạn cần phải đầu tư thời gian và công sức khá nhiều.

       - Cần tuân thủ các quy định khi lập code.

       - Framework sẽ có kích thước rất lớn, thông thường phần mềm của bạn mặc dù chưa có nội dung gì cả nhưng kích thước của nó chiếm tới vài trăm MB code.

       - Không thích hợp khi sử dụng các ứng dụng, phần mềm nhỏ.

Framework là gì? Những lợi ích khi sử dụng Framework - Ảnh 2.

Hy vọng những thông tin mà Bizfly Cloud mang đến sẽ giúp bạn có những tham khảo trong việc thiết lập các sản phẩm một cách tối ưu và nhanh chóng nhất. Nếu còn thắc mắc thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số hotline 1900636465 để được tư vấn và hỗ trợ nhé!.

SHARE