Wireframe là gì? Các bước thiết kế Wireframe cực hiệu quả
Wireframe là một trong những thuật ngữ được sử dụng khá nhiều trong thiết kế. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người mới bắt đầu theo đuổi lĩnh vực này, họ chưa thực sự hiểu về nó, thậm chí dù đã hiểu qua nhưng vẫn còn thắc mắc khái niệmWireframe là gì. Chính vì vậy, trong bài viết dưới đây, Bizfly Cloud sẽ giới thiệu đến bạn Wireframe là gì và những ưu, nhược điểm mà nó mang lại trong thiết kế. Hãy lướt xuống để tìm hiểu ngay thôi nào!
Wireframe là gì?
Wireframe có rất nhiều khái niệm khác nhau, nhưng hiểu một cách đơn giản nhất nó là một công cụ trực quan giúp thiết kế web thông qua việc trình bày các cấu trúc, chức năng hay nội dung của trang web. Hơn thế, trước khi thiết kế trực quan, Wireframe còn được sử dụng trong quá trình xây dựng cấu trúc web.
Hay có thể hiểu Wireframe là một bố cục đen trắng được phác thảo tương thích với kích thước và vị trí cụ thể của của từng thành phần, tính năng, khu vực chuyển đổi hay sự điều hướng web của bạn.
Tại sao nên sử dụng Wireframe?
Khái niệm Wireframe là gì thì Bizfly Cloud đã nêu quá rõ nhưng lý do vì sao các doanh nghiệp nên sử dụng nó thì chắc có lẽ còn nhiều người thắc mắc. Đơn giản chỉ bởi những lý do sau:
- Wireframe có khả năng thể hiện được cơ bản và đầy đủ các yếu tố cần thiết cần có của một giao diện trang web chính thức, với những thông tin trực quan và sớm nhất của dự án phát triển website.
- Khả năng tạo sức hút, mang lại cảm giác háo hức và mong chờ thành quả đối với các đối tác bởi Wireframe phản chiếu sớm vòng đời của các dự án và đón nhận những trải nghiệm người dùng để tiếp tục sáng tạo.
- Wireframe tham gia vào việc xây dựng và phát triển website mang lại những điều hướng tích cực, mang lại những sản phẩm thiết kế cuối cùng làm vừa lòng khách hàng.
- Khi đã hiểu được Wireframe là gì thì các nhà thiết kế có thể thỏa sức xây dựng Wireframe bằng nhiều hình thức khác nhau và cho ra những bản Wireframe hiệu quả.
- Khả năng cung cấp được những hình dung ban đầu dễ dùng, đơn giản, hình ảnh sản phẩm dễ đánh giá.
- Tính linh hoạt cao, dễ dàng sửa chữa những lỗi lầm không mong muốn và cân đong được nhu cầu của người dùng để tạo ra chức năng và nội dung mới.
Ưu nhược điểm của Wireframe
Wireframe là gì thì có lẽ bạn đã hiểu được phần nào. Bên cạnh đó, Wireframe vẫn tồn tại những ưu, nhược điểm mà bạn cần phải tìm hiểu để ứng dụng điểm tốt và hạn chế nhược điểm của nó.
Ưu điểm:
- Giúp khách hàng dễ dàng hình dung và thấy web như thế nào trước khi thiết kế và doanh nghiệp có thể sửa chữa những lỗi nhỏ hay vấn đề xảy ra dễ hơn so với hình minh hoạ hoặc các bản vẽ trước giai đoạn thiết kế bắt đầu.
- Với Wireframe, doanh nghiệp có thể kiểm tra nhiều ý tưởng thiết kế trang web khác nhau một cách tương đối dễ dàng và nhanh chóng.
- Wireframe giúp dễ dàng xác định nội dung quan trọng trên nhiều trang web khác nhau.
- Vị trí đặt các yếu tố CTA dễ dàng được xác định, giúp các nhà thiết kế có nhiều thời gian hơn để tạo ra các CTA tốt, phân cấp hình ảnh và còn nhiều những tính năng mới mẻ và sáng tạo khác.
- Có nhiều đặc điểm kỹ thuật tốt hơn trong Wireframe với các tính năng thường xuyên được triển khai.
Nhược điểm:
- Khi sử dụng Wireframe, các nhà thiết kế cần phải dịch và dùng nó với vai trò là một nhà thiết kế để mọi người đều có thể trải nghiệm một bản thiết kế thực sự, khách hàng không thể nắm bắt được dự án chính thức.
- Wireframe không đơn giản chỉ là một bộ khung xương sườn nguyên sợi với những thao tác cơ bản nhất, nó đòi hỏi cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa những người thiết kế và những người copywriter.
Những thuật ngữ phổ biến trong Wireframe
Khi sử dụng Wireframe, ngoài việc phải hiểu Wireframe là gì, bạn cũng nên tìm hiểu thêm những thuật ngữ có liên quan đến nó. Có 3 thuật ngữ phổ biến bao gồm Wireframe, Mockups và Prototype với những mục đích, vai trò khác nhau trong quá trình thiết kế:
- Wireframe: bao gồm các yếu tố về đồ hoạ như đường thẳng, hình hộp, gam màu,.. và cung cấp những mô tả và hướng dẫn cụ thể giúp bạn định hình nội dung ngay từ ban đầu.
- Mockups: Là cấp độ tiếp theo của Wireframe, chủ yếu tập trung vào các yếu tố thiết kế trực quan, đồ hoạ tinh tế, tông màu thẩm mỹ, mang bản sắc thương hiệu bởi nó chính là sự tái diễn ngôn ngữ của các hình ảnh thương hiệu.
- Prototype: Được sử dụng trước khi lập trình logic trên một trang, nó cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn về các chức năng của website khi được xây dựng. Ngoài ra, Prototype còn được tạo bằng HTMP/CSS và cả Javascript giúp hiển thị giao diện người dùng.
Các bước thiết kế wireframe hiệu quả
Đến đây thì có lẽ bạn đã hiểu rõ được Wireframe là gì. Vậy, không có lý do gì mà bạn không bắt tay vào thiết kế Wireframe để nhận được những lợi ích to lớn từ nó. Nếu bạn chưa biết cách thì có thể tham khảo các bước thiết kế Wireframe đơn giản, hiệu quả dưới đây:
- Bước 1: Khai thác nguồn cảm hứng bằng cách quan sát các hành vi của nhà thiết kế hoặc trang web đang làm Wireframe.
- Bước 2: Thiết kế quy trình phù hợp để phát triển những thế mạnh của doanh nghiệp.
- Bước 3: Lựa chọn các công cụ xây dựng Wireframe phổ biến nhất hiện nay là một cách làm thông minh.
- Bước 4: Thiết lập hệ thống Grid theo cấu trúc, và không quá phức tạp trong việc sắp xếp hay bố trí các thành phần.
- Bước 5: Trình bày bố cục với một thứ tự hoàn hảo những thông tin mà bạn muốn trình bày với người dùng.
- Bước 6: Xác định các thứ bậc thông tin khác nhau với những kích thước và phông chữ khác nhau.
- Bước 7: Chỉnh sửa lại với một dãy màu xám để tăng cường độ trực quan của các sản phẩm.
- Bước 8: Tạo nên một Wireframe với những chi tiết có mức độ cao để xác định được kích thước và phông chữ lý tưởng.
- Bước 9: Chuyển đổi Wireframe thành giao diện trực quan.
Nói chung việc hiểu Wireframe là gì là việc không quá khó bởi những gì mà Bizfly Cloud đã đưa ra và giới thiệu cho bạn là hoàn toàn dễ hiểu.
Hy vọng, với những thông tin mà Bizfly Cloud đã cung cấp, bạn có thể hiểu hơn về Wireframe và những kiến thức có liên quan đến nó để có thể ứng dụng và nhận được những lợi ích tích cực từ nó.
Nguồn: Bizfly Cloud chia sẻ