Postman là gì? Những tính năng đặc biệt không thể bỏ qua
Với những ai hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin và các ngành nghề liên quan, việc tìm hiểu Postman là gì được coi như vấn đề tất yếu. Nếu bạn đang chập chững bước vào lĩnh vực này, hãy tìm thêm thông tin về Postman, từ định nghĩa cho đến các tính năng, giao diện, chức năng ngay tại bài viết này.
Dành ra vài phút để đồng hành cùng Bizfly Cloud nhé!
Postman là gì?
Trước hết, hãy bắt đầu với định nghĩa Postman là gì. Đây là một phần mềm hỗ trợ thao tác với API, đa phần là REST. Hiện nay Postman là một trong số ít các phần mềm được sử dụng rộng rãi trong việc thử nghiệm API. Nó cho phép người dùng gọi Rest API một cách đơn giản, không cần đến code.
Phần mềm này hỗ trợ toàn diện cho phương thức HTTP, bao gồm các thao tác Get, Put, Delete, Post, Patch. Không những vậy, Postman còn lưu trữ lại thông tin về những lần request để người dùng có thể sử dụng khi cần thiết.
Lý do khiến bạn nên sử dụng Postman
Postman được các nhà phát triển hàng đầu khuyên dùng bởi những yếu tố sau:
- Bộ sưu tập API: Postman hỗ trợ người dùng tạo ra các bộ sưu tập riêng cho những lệnh API của họ. Những bộ sưu tập này có khả năng tạo ra các thư mục con và hàng loạt request, giúp tạo điều kiện cho tổ chức bộ thử nghiệm.
- Collaboration: Trong Postman, Collections và environment được import/export nhằm tạo điều kiện cho việc chia sẻ tệp.
- API Testing: Postman cho phép kiểm tra lại trạng thái phản hồi của HTTP.
- Gỡ lỗi: Phần bảng điều khiển của Postman có khả năng kiểm tra và phát hiện dữ liệu nào đã truy xuất, từ đó giúp việc gỡ lỗi được tiến hành dễ dàng hơn.
Những tính năng đặc biệt của Postman
Nhắc đến Postman là gì, không ai có thể bỏ qua những tính năng đặc biệt của nó như:
- Gửi các HTTP Request kèm theo các method như Post, Put, Delete, Get.
- Post mọi dữ liệu dưới định dạng key-value, text, json.
- Truy xuất và hiển thị kết quả trả về dưới các dạng text, JSON, hình ảnh, XML.
- Thay đổi các header trong request
- Hỗ trợ authorization.
Giao diện trong Postman
Giao diện của Postman là yếu tố quan trọng đối với bất cứ ai có nhu cầu tìm hiểu Postman là gì và cách sử dụng nó hiệu quả. Phần mềm này có phần giao diện và cách sử dụng vô cùng đơn giản.
Để sử dụng Postman, người dùng chỉ cần nhấn vào ‘method’ -> điền địa chỉ URL -> nhập thông tin vào body, header (nếu cần thiết) -> chọn ‘Send’ rồi đợi Postman trả kết quả là đủ.
Chức năng của phần mềm Postman
Postman sở hữu rất nhiều chức năng mạnh mẽ nhằm hỗ trợ các thao tác với API. Một vài tính năng chính của phần mềm này sẽ được liệt kê ngay sau đây, theo dõi để hiểu hơn thông tin chi tiết về Postman là gì nhé!
- New: Chức năng hỗ trợ tạo lập các request, collection hay enviroment mới.
- Import: Chức năng này giúp người dùng import collection hay environment. Bạn có thể import từ folder, link, file hay paste lại từ các text thuần.
- Runner: Chức năng này cho phép kiểm tra hoàn toàn tự động qua Runner cả collection.
- Open New: Là chức năng dùng trong mở tab mới, cửa sổ Runner hoặc Postman
- My Workspace: Chức năng hỗ trợ tạo không gian làm việc cho cá nhân hoặc nhóm.
- Invite: Chức năng được sử dụng để mời thành viên khi có nhu cầu cộng tác với nhiều người.
- History: Mọi request bạn đã thực hiện đều được lưu trữ và hiển thị tại History. Người dùng có thể thoải mái theo dõi lịch sử hoạt động của mình.
- Collections: Đây là chức năng hỗ trợ tạo lập ra các bộ thử nghiệm. Mỗi collection thường có nhiều thư mục con và Request. Hai yếu tố này có thể dẫn đến trùng lặp.
- Tab Request : Hỗ trợ hiển thị phần tiêu đề của Requet đang hoạt động. Request không có phần tiêu đề sẽ hiển thị ra ‘Untitled Request’.
- HTTP Request: Nơi người dùng có thể click vào và thấy một loạt các request khác nhau. Thông thường, Get và Post là hai Request phổ biến nhất trong thử nghiệm.
- Request URL: Chức năng này còn được gọi với cái tên là Endpoint. Đây là nơi người dùng có thể xác định được các liên kết đến API nào.
- Save: Chức năng này cho phép người dùng lưu trữ các thay đổi mới khi tiến hành các thay đổi với request.
- Params: Người dùng viết những tham số cần thiết của mỗi request tại đây.
- Authorization: Đây là chức năng liên quan đến việc cấp quyền để truy cập API. Nó có thể tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau như, cần được cấp quyền.
- Headers: Người dùng có thể tạo header theo yêu cầu và cách tổ chức riêng của mình.
- Body: Người dùng tùy chỉnh các chi tiết trong request tại đây.
- Pre-request Script: Chức năng này bao gồm nhiều tập lệnh được tiến hành trước khi request để chắc chắn rằng các kiểm tra được hoạt động trong đúng môi trường.
- Tests: Bao gồm các script được hoạt động khi request để kiểm tra trạng thái, dữ liệu và các thử nghiệm.
Các chức năng trên góp phần hỗ trợ hoạt động về mọi mặt cho Postman. Biết vai trò của các chức năng này, bạn có thể nắm bắt kỹ càng hơn Postman là gì cũng như ứng dụng của nó. Giờ thì bạn có thể đưa ra quyết định có nên sử dụng phần mềm này hay không rồi! Liên hệ với Bizfly Cloud nếu bạn có những thắc mắc liên quan đến phần mềm này nhé!
Theo Bizfly Cloud chia sẻ