Sự khác nhau giữa Agile Coach và Scrum Master
Agile và Scrum đang ngày càng trở nên phổ biến trong các doanh nghiệp trên khắp thế giới nên nhu cầu nhân sự về Agile Coach và Scrum Master càng lớn. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết đến sự khác nhau giữa hai vị trí Agile Coach và Scrum Master. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết được sự khác nhau giữa Agile Coach và Scrum Master một cách chi tiết và dễ hiểu nhất.
Agile Coach và Scrum Master là gì?
Agile Coach và Scrum Master là hai khái niệm thường bị nhầm lẫn với nhau. Mặc dù có những điểm khá tương đồng nhưng nhìn chung, Agile Coach có những điểm khác biệt với Scrum Masters.
Agile Coach là gì
Agile Coach là những người am hiểu sâu sắc về các phương pháp Agile nhưng vượt quá khung Scrum. Họ độc lập và có trách nhiệm tập huấn cho các ban quản lý hoặc các team khác nhau. Đồng thời, Agile Coach cũng thường làm việc với các Scrum Master và các nhà quản lý khác để tăng tốc độ linh hoạt trong xử lý công việc giữa các nhóm khác nhau.
Scrum Master là gì
Scrum Master đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với các nhóm phát triển Agile Coach, chịu trách nhiệm quản lý quy trình về cách luân chuyển thông tin trong nội bộ nhóm. Các Scrum Master cập nhật thường xuyên mọi thứ đang diễn ra bên trong nơi làm việc và hiểu rõ tất cả đội ngũ từ trong ra ngoài.
Nhìn chung, Agile Coach và Scrum Master đều chịu trách nhiệm trong việc hỗ trợ các nhóm áp dụng Agile và phát triển tư duy. Hai vị trí này có thể sử dụng các kỹ thuật tương tự nhau để tạo điều kiện và hỗ trợ cho nhóm phát triển. Mục tiêu của Agile Coach và Scrum Master là đều tối đa hoá các giá trị mà mỗi phương pháp sẽ mang đến cho khách hàng của doanh nghiệp.
Điểm khác nhau giữa Agile Coach và Scrum Master
Mặc dù có những điểm chung về mục tiêu và trách nhiệm hỗ trợ nhóm phát triển nhưng hai vị trí này cũng có những điểm khác biệt. Điều đó được thể hiện ở nhiệm vụ chủ yếu, thời gian hoạt động, phạm vi tác động, các công việc cụ thể cũng như cách tạo ra các hành vi tích cực trong tổ chức.
Nhiệm vụ chủ yếu
Đối với một Agile Coach, nhiệm vụ chủ yếu của nó là:
- Hoạt động ở cấp độ sản phẩm và phạm vi làm việc liên quan tới nhiều nhóm khác nhau.
- Đưa ra những lời khuyên về những kỹ thuật và các công cụ mới để phát triển nhóm.
Đối với một Scrum Master, nhiệm vụ chủ yếu là:
- Hoạt động cùng với hai hoặc ba đội khác nhau.
- Áp dụng phương pháp thực hành Scrum và thường được bổ sung với các khuôn khổ khác nhau như Kanban, giúp các nhóm hoạt động hiệu quả hơn.
Thời gian hoạt động
Các Scrum Master sẽ cùng hoạt động trong suốt vòng đời của nhóm và Agile Coach thì ngược lại. Agile Coach thường chỉ đồng hành cùng nhóm trong từng khoảng thời gian nhất định và thường là sau khi đã hoàn thành mục tiêu cụ thể nào đó.
Phạm vi tác động
Trong bối cảnh thực tế, phạm vi hoạt động của Scrum Master không đơn thuần chỉ là ở cấp độ nhóm hoặc vài nhóm. Chiếu theo Scrum Guide, phạm vi của Scrum Master còn được mở rộng ra các Product Owner và cả tổ chức. Vai trò của họ không dừng lại ở việc làm việc nhóm hay độc lập mà nằm trong lòng tổ chức, tác động đến sự phát triển chung.
Agile Coach lại có phạm vi ảnh hưởng tới toàn bộ tổ chức, làm việc nhiều với lãnh đạo cấp cao mang tầm chiến lược. Do đó nó yêu cầu người giữ vai trò này phải có nhiều kỹ năng, kiến thức tốt để xử lý các tình huống xảy ra khi làm việc.
Công việc cụ thể
Công việc cụ thể của một Agile Coach như sau:
- Đề xuất các công cụ và kỹ thuật mới, từ đó duy trì, thúc đẩy sự năng động của một nhóm phát triển Agile.
- Đảm bảo các nhóm làm việc hiệu quả cùng nhau thông qua các cơ chế như triển khai khung Agile theo SAFe yêu cầu sự phối hợp tích cực của các cấp độ nhóm và doanh nghiệp.
- Thúc đẩy tinh thần nhân viên hoặc các nhóm để sẵn sàng đảm nhận các vai trò lãnh đạo khác nhau cho tổ chức. Chính điểm này có thể mở đường cho một Scrum Master trở thành một Agile Coach. Từ đó giữ vai trò cố vấn và huấn luyện cho các Scrum Master hoặc các vai trò khác trong nhóm.
- Agile Coach thường có xu hướng chuyển giao sản phẩm khi dự án phát triển phần mềm sắp kết thúc.
Vai trò, công việc cụ thể của Scrum Master:
- Đảm bảo cho nhóm được đào tạo chuyên nghiệp và bài bản, làm việc theo khuôn khổ Scrum cũng như các quy tắc Agile.
- Dự đoán chính xác, xác định, theo dõi và loại bỏ toàn bộ trở ngại mà nhóm phát triển Scrum gặp phải.
- Quản lý, thúc đẩy quy trình Agile và các phạm vi, tiến trình của dự án.
- Đưa ra tổng hợp increment các hạng mục của sản phẩm sau mỗi vòng Sprint của khách hàng.
Cách tạo ra những hành vi tích cực trong tổ chức
Muốn tạo ra những hành vi tích cực trong tổ chức, Agile coach cần sử dụng các câu hỏi để tạo ra các thay đổi trong suy nghĩ, tư duy thành viên. Từ đó giúp họ mở mang tư duy, thay đổi cảm nhận và hành động để để tiến tới tạo ra nhiều hành vi tích cực, mang tới nhiều giá trị cho tổ chức.
Đối với Scrum Master, họ sẽ tập trung vào việc thay đổi các hành động để tạo ra các hành vi mới. Một cá nhân không thể thay đổi tư duy nhưng nếu ở trong môi trường hoặc nhóm tốt vẫn có thể tạo ra những hành vi tích cực. Tuy nhiên, khi thay đổi nhóm hoặc môi trường sẽ rất khó để duy trì các hành vi tích cực và dễ quay về hành vi xấu.
Tuy vậy, cũng cần nhìn nhận lại rằng, một Scrum Master là là một nhân tố quyết định đến sự thay đổi tư duy của nhân viên. Vì thế, việc sử dụng các câu hỏi để thay đổi tư duy của thành viên cũng là một nhiệm vụ của Scrum Master.
Có thể thấy rằng Agile và Scrum Master bên cạnh những điểm tương đồng cũng có nhiều điểm phân biệt nhau. Sự khác biệt giữa Agile Coach và Scrum Master cơ bản nằm ở tên gọi, vai trò, công việc cụ thể. Nếu bạn đang có định hướng trở thành một Agile Coach hoặc Scrum Master, bạn cần rèn luyện kỹ năng, kiến thức và thi chứng chỉ liên quan như ICL-ACC, ICP-ACF, CSM, PSM, A-CSM,... Nhìn chung đây đều là hai ngành giàu tiềm năng trong tương lai với nhiều cơ hội việc làm rộng mở, thú vị.