Tìm hiểu Mạng Personal Area Network (PAN) là gì?

1185
11-02-2022
Tìm hiểu Mạng Personal Area Network (PAN) là gì?

Mạng máy tính là tập hợp của các thiết bị, máy tính được kết nối với nhau nhằm mục đích giao tiếp và chia sẻ tài nguyên, dữ liệu. Nó bao gồm nhiều mạng khác nhau được thiết kế để hoạt động khu vực mà chúng bao trùm và theo đòi hỏi mạng, loại dịch vụ, vùng phủ sóng. Một trong số đó là Personal Area Network (PAN), một mạng máy tính phổ biến với người dùng hiện nay. 

Hãy cùng Bizfly Cloud tìm hiểu về các mạng phổ biến, ưu-nhược điểm và các ứng dụng của mạng PAN nhé!

Mạng Personal Area Network (PAN) là gì?

Mạng Personal Area Network (PAN) là một hệ thống kết nối các máy tính/thiết bị, cung cấp mạng trong phạm vi cá nhân. Khoảng cách tối đa để nhận chia sẻ là khoảng 10 mét, tương đương 33 feet. Hệ thống này bao gồm các thiết bị máy tính, điện thoại, máy tính bảng, Personal Digital Assistant (PDA), máy in và một số thiết bị giải trí khác như loa, game console,... Khái niệm Personal Area Network lần đầu tiên được phát triển bởi Thomas Zimmerman và các nhà nghiên cứu khác tại M.I.T’s Media Lab.

PAN là một hệ thống kết nối các máy tính/thiết bị, cung cấp mạng trong phạm vi cá nhân

PAN là một hệ thống kết nối các máy tính/thiết bị, cung cấp mạng trong phạm vi cá nhân

Mạng PAN hữu ích cho các gia đình, văn phòng và các khu vực nhỏ với hiệu suất cao, linh hoạt và hiệu quả cao. Ban đầu, Internet là một ví dụ thực tế nhất cho mạng PAN mà mọi người biết đến ngày nay. Nó được sử dụng rộng rãi với các mạng chạy nhiều giao thức bậc thấp khác nhau và được thống nhất bởi một giao thức liên mạng là IP. Bên cạnh PAN có dây còn có các PAN không dây là Bluetooth, mạng ừii, tai nghe, điện thoại thông minh,...

Các loại mạng PAN phổ biến 

Hiện nay, mạng Personal Area Network (PAN) có thể chia thành 2 loại phổ biến tuỳ vào kết nối (có dây và không dây).

  • Mạng PAN không dây được gọi là Wireless Personal Area Network (WPAN) được kết nối qua các tín hiệu hồng ngoại hay ZigBee, Bluetooth và băng thông siêu lớn. Phạm vi truyền dữ liệu của WPAN thường rất nhỏ với các giao thức không dây tầm ngắn như Bluetooth, hoạt động hiệu quả trong phạm vi dưới 5m.
  • Mạng Pan có dây thường được gọi là Firewire hoặc Universal Serial Bus (USB).
Các loại mạng PAN phổ biến

Một số ví dụ về mạng PAN có thể bạn chưa biết:
  • Mạng di động Body Area Network di chuyển trong một phạm vi cá nhân như kết nối giữa điện thoại thông minh của mình với tai nghe Bluetooth và di chuyển nó.
  • Mạng ngoại tuyến Offline Network cho phép kết nối qua Bluetooth hoặc Wifi như các thiết bị máy in, chuột, loa,... mà không sử dụng Internet. Mỗi mạng giao tiếp tạo thành giữa các thiết bị được sử dụng trong một không gian nhỏ như trong văn phòng, nhà ở,...
  • Thiết lập văn phòng tại nhà Home Office là một mạng nhỏ hơn, biệt lập với mục đích công việc, cách ly với mạng dùng bởi thiết bị gia đình khác. Nó hoạt động biệt lập với các thiết bị khác được kết nối với mục đích làm việc trong văn phòng.

Ưu, nhược điểm khi sử dụng mạng PAN 

Mạng PAN là mạng máy tính đã được phổ biến hiện nay với nhiều tính năng quan trọng. Dưới đây là một số ưu-nhược điểm mà bạn có thể thấy sau khi trải nghiệm mạng máy tính này.

Một số ưu điểm của mạng máy tính PAN:

  • Mạng Personal Area Network có tính linh hoạt và mang lại hiệu quả cao cho người dùng trong phạm vi mạng nhỏ, ngắn.
  • Người dùng dễ dàng thiết lập kết nối với chi phí tương đối thấp.
  • PAN thường mang tính di động cao nên người dùng có thể kết nối linh hoạt và đơn giản hơn.
  • Người dùng không cần nhiều khả năng kỹ thuật để sử dụng mạng Personal Area Network.
  • Mạng Bluetooth tương đối an toàn trong quá trình truyền và chia sẻ dữ liệu của người dùng.
Ưu, nhược điểm khi sử dụng mạng PAN

PAN có tính linh hoạt và mang lại hiệu quả cao cho người dùng trong phạm vi mạng nhỏ

Bên cạnh các ưu điểm trên, mạng PAN cũng tồn tại một số nhược điểm như:

  • Phạm vi phủ sóng mạng thấp.
  • Tốc độ dữ liệu được giới hạn tương đối thấp.
  • Các thiết bị có thể không tương thích với nhau.
  • Các bị kết nối vào mạng PAN không dây thường tốn nhiều chi phí hơn so với thiết bị trong mạng PAN không dây.
  • Khi sử dụng mạng Personal Area Network, kết nối của người dùng có thể gặp phải một số vấn đề như hiệu quả kém giữa các băng tần vô tuyến.
  • Sử dụng mạng Bluetooth có giới hạn khoảng cách và tốc độ truyền dữ liệu tương đối chậm.

Các ứng dụng PAN 

Mặc dù có một số nhược điểm, mạng Personal Area Network (PAN) vẫn được người dùng ưa chuộng vì tính năng tương đối linh hoạt và đơn giản. Nó thể được ứng dụng trong một số không gian nhỏ cần kết nối để chia sẻ dữ liệu như:

  • Không gian nhà ở và văn phòng với khoảng cách giữa các thiết bị ngắn.
  • Các tổ chức và công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh.
  • Các địa điểm y tế và bệnh viện có hoạt động chung.
  • Hoạt động chia sẻ, truyền file dữ liệu giáo dục tại các trường học.
  • Các hoạt động quân sự và quốc phòng.

Mạng Personal Area Network (PAN) là mạng máy tính có diện tích nhỏ với hai hay nhiều thiết bị, mạng kết nối với nhau qua các thiết bị định tuyến (router). Nó cho phép dữ liệu được truyền qua lại trong tầm ngắn khoảng từ vài mét giữa các thiết bị ngoại vi. Mạng có thể ứng dụng phổ biến trong Peer to Peer, Device to Device sử dụng các kết nối vô tuyến với công nghệ Bluetooth, Wibree, UWB. Hy vọng với những giải đáp từ Bizfly Cloud, bạn đọc có thể hiểu hơn về mạng máy tính được ứng dụng phổ biến hiện nay. Trân trọng!

Bizfly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.

Bizfly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.

Độc giả quan tâm đến các giải pháp của Bizfly Cloud có thể truy cập tại đây.

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud

TAGS: PAN
SHARE