15 Lỗi thường gặp ở Server và cách khắc phục chúng

1734
04-10-2024
15 Lỗi thường gặp ở Server và cách khắc phục chúng

Lỗi Server gây ra gián đoạn dịch vụ, ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng và gây thiệt hại về doanh thu cho doanh nghiệp. Cùng Bizfly Cloud phân tích 15 lỗi phổ biến thường gặp ở Server, đồng thời tìm ra những giải pháp để khắc phục lỗi hiệu quả.

Lỗi 500 Internal Server Error

  • Lỗi 500 thể hiện ở các dạng khác nhau như:
  • 500 Internal Server Error
  • 500 Error
  • HTTP Error 500
  • 500. That's an error
  • 500

Lỗi 500 là một lỗi máy chủ nội bộ, thường xuất hiện khi máy chủ trang web gặp sự cố nhưng không xác định được nguyên nhân cụ thể. Thay vì hiển thị giao diện bình thường, máy chủ sẽ gửi thông báo lỗi 500 đến trình duyệt trên màn hình của bạn.

Lỗi 500 Internal Server Error

Lỗi 500 Internal Server Error

Để khắc phục, người dùng có thể thử tải lại trang web bằng cách nhấn tổ hợp phím “F5” hoặc Ctrl + F5" (Windows) hoặc "Command + R" (macOS) để loại bỏ lỗi tạm thời. Ngoài ra, việc xóa bộ nhớ đệm Cookies và bộ nhớ cache của trình duyệt cũng có thể giải quyết vấn đề lỗi.

Lỗi 501 Not Implemented

Lỗi 501 xuất hiện khi máy chủ không thể nhận diện hoặc không hỗ trợ phương thức yêu cầu từ phía khách hàng. Nguyên nhân gây ra lỗi 501 thường do máy chủ không được cấu hình để xử lý phương thức HTTP cụ thể, hoặc phương thức đó không được hỗ trợ bởi phần mềm máy chủ hiện tại.

Để khắc phục lỗi 501, cần kiểm tra cấu hình máy chủ web, cập nhật phần mềm máy chủ và kiểm tra mã nguồn ứng dụng để đảm bảo các yêu cầu HTTP hợp lệ và không có lỗi.

Lỗi 502 Service Temporarily Overloaded

Lỗi 502 Service Temporarily Overloaded thường xuất hiện khi máy chủ web đang xử lý quá nhiều yêu cầu cùng lúc, dẫn đến tình trạng quá tải và không thể phản hồi yêu cầu của người dùng.

Các dạng cụ thể của lỗi 502 bao gồm:

  • 502 Bad Gateway
  • 502 Gateway Timeout
  • 502 Proxy Error
  • 502 Service Overloaded

Để khắc phục lỗi 502, bạn có thể tăng cường tài nguyên máy chủ (CPU, RAM, băng thông), tối ưu hóa mã nguồn của ứng dụng để giảm tải cho máy chủ. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng dịch vụ phân phối tải, kiểm tra cấu hình máy chủ proxy/gateway và đảm bảo kết nối mạng ổn định để không có sự cố nào ảnh hưởng tới việc truyền tải dữ liệu. 

Lỗi 503 Service Unavailable

Lỗi 503 Service Unavailable là một mã trạng thái HTTP báo hiệu rằng máy chủ web đang tạm thời gặp sự cố và không thể xử lý yêu cầu của người dùng. Nguyên nhân có thể là do máy chủ đang quá tải, đang bảo trì hoặc gặp lỗi kỹ thuật. 

Các kiểu lỗi 503 cụ thể gồm:

  • Http/1.1 Service Unavailable
  • Lỗi 503
  • Lỗi 503 Service Temporarily Available
  • Lỗi HTTP 503
  • HTTP 503

Để khắc phục, người dùng có thể thử tải lại trang hoặc tạm thời vô hiệu hóa tường lửa. Nếu tình trạng này thường xuyên xảy ra, việc nâng cấp gói dịch vụ lưu trữ, tăng băng thông, hoặc kiểm tra và sửa lỗi plugin/theme trên website WordPress là giải pháp cần xem xét.

Lỗi 400 Bad Request

Lỗi 400 Bad Request xuất hiện khi yêu cầu gửi đến máy chủ web gặp vấn đề. Máy chủ không thể hiểu hoặc xử lý yêu cầu của người dùng do lỗi hoặc gián đoạn trong quá trình gửi. Lỗi 400 Bad Request có thể hiển thị khác nhau tùy thuộc vào website, những thông báo phổ biến khi gặp phải tình trạng 400 Bad Request gồm:

Lỗi 400 Bad Request

Lỗi 400 Bad Request

  • 400 Bad Request
  • Bad request - error 400
  • http error - bad request
  • The webpage cannot be found
  • Http 1.1 400 bad request

Cách khắc phục lỗi 400 Bad Request

  • Kiểm tra URL: Đảm bảo rằng URL bạn nhập là chính xác
  • Xóa Cookie: Bạn có thể vào phần cài đặt của trình duyệt và tìm tùy chọn để xóa cookie.
  • Xóa bộ nhớ cache: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + F5 để tải lại trang mà không sử dụng bộ nhớ cache, giúp tải lại dữ liệu mới nhất.
  • Kiểm tra kết nối mạng: Đảm bảo rằng kết nối internet của bạn ổn định.

Lỗi 401 Unauthorized

Lỗi 401 Unauthorized cho biết máy chủ đã nhận được yêu cầu của bạn nhưng từ chối xử lý nó do thiếu thông tin xác thực hoặc quyền truy cập phù hợp.

Lỗi 401 Unauthorized được hiển thị trong cửa sổ của trình duyệt web dưới dạng các thông báo khác nhau như:

  • 401 Unauthorized.
  • Authorization Required.
  • HTTP Error 401 – Unauthorized.

Để khắc phục lỗi, hãy kiểm tra lại tên người dùng và mật khẩu, đảm bảo rằng bạn đã đăng nhập đúng cách sau đó thử lại. 

Lỗi 403 Forbidden

Lỗi 403 là lỗi truy cập bị từ chối, xuất hiện khi máy chủ từ chối yêu cầu của người dùng. Nguyên nhân có thể do người dùng không có quyền truy cập vào tài nguyên yêu cầu hoặc máy chủ đã cấu hình để từ chối yêu cầu này.

Thông báo lỗi 403 Forbidden có thể hiển thị theo nhiều cách khác như:

  • 403 Forbidden
  • HTTP 403
  • Forbidden
  • HTTP Error 403 - Forbidden
  • Error 403

Cách sửa lỗi 403 Forbidden:

  • Tải lại trang web: Nhấn Ctrl + R (Windows) hoặc Command + R (Mac) để làm mới trang.
  • Kiểm tra lại URL: Đảm bảo rằng bạn đã nhập đúng địa chỉ của trang web

Lỗi 404 Not Found

Lỗi 404 Not Found là một mã phản hồi HTTP phổ biến, xuất hiện khi trình duyệt không thể tìm thấy tài nguyên web được yêu cầu. Có nghĩa là máy chủ web không thể xác định được trang web hoặc thông tin người dùng đang tìm kiếm.

Các hình thức thông báo lỗi 404 Not Found thường gặp nhất là:

  • 404 Error
  • Error 404
  • 404 Not Found
  • Error 404 Not Found
  • HTTP 404
  • 404 Page Not Found

Để khắc phục lỗi 404 Not Found, trước hết hãy kiểm tra URL để đảm bảo không có lỗi chính tả. Kiểm tra các liên kết nội bộ và đảm bảo chúng trỏ đến các URL hợp lệ. Nếu không thể tự khắc phục, hãy liên hệ với quản trị viên hệ thống hoặc nhà cung cấp dịch vụ hosting để được hỗ trợ.

Lỗi 408 Request Time Out

Lỗi 408 xảy ra khi yêu cầu từ phía người dùng mất quá nhiều thời gian để được xử lý bởi máy chủ, dẫn đến hết thời gian chờ. Nguyên nhân có thể do kết nối mạng kém, máy chủ quá tải hoặc yêu cầu quá phức tạp. 

Lỗi 404 gửi thông báo cho người truy cập dưới các dạng hiển thị như:

  • 408 Request Time-out
  • HTTP Error 408 – Request Timeout
  • Request Timeout
  • 408: Request Timeout

Để khắc phục lỗi, bạn có thể thử gửi lại yêu cầu, kiểm tra kết nối mạng hoặc tối ưu hóa yêu cầu để giảm thời gian xử lý.

Lỗi Connection Refused by Host

Khi bạn gặp lỗi Connection refused by Host nghĩa là kết nối SSH giữa máy khách và máy chủ bị gián đoạn. Nguyên nhân có thể là do lỗi cấu hình hoặc sự cố mạng, dẫn đến việc giao thức SSH không thể thiết lập liên lạc. Hậu quả của lỗi này là bạn sẽ không thể kết nối an toàn với máy chủ, từ đó hạn chế khả năng quản lý nâng cao, thực thi lệnh và truyền tệp.

Để khắc phục lỗi, hãy kiểm tra tình trạng hoạt động của website bằng các công cụ trực tuyến như Website Planet hoặc Host Tracker. Nếu website hoạt động bình thường, hãy kiểm tra kết nối Internet của bạn, cấu hình tường lửa và kiểm tra cài đặt SSH.

Lỗi File Contains No Data

Lỗi File Contains No Data thường xuất hiện khi website gặp vấn đề, khiến người dùng không thể truy cập được nội dung mong muốn. Trong trường hợp này, bạn không thể tự khắc phục lỗi. Cách tốt nhất là liên hệ trực tiếp với chủ sở hữu website để thông báo lỗi và yêu cầu hỗ trợ.

Lỗi Cannot Add Form Submission Result to Bookmark List

Bạn có thể gặp lỗi "Cannot Add Form Submission Result to Bookmark List" khi cố gắng lưu kết quả của một biểu mẫu không phải là tài liệu hoặc địa chỉ web vào danh sách bookmark.

Để khắc phục, bạn cần kiểm tra cấu hình máy chủ và đảm bảo rằng quyền truy cập được cấp phép để thực hiện hành động này.

Lỗi Helper Application Not Found

Lỗi Helper Application Not Found xảy ra khi máy chủ không tìm thấy ứng dụng hỗ trợ phù hợp để tải xuống tệp. Điều này có thể do ứng dụng cần thiết chưa được cài đặt trên máy chủ hoặc do lỗi cấu hình khiến máy chủ không thể xác định vị trí của ứng dụng.

Để khắc phục lỗi trên macOS, bạn có thể thử một số cách sau: Đảm bảo ứng dụng hỗ trợ cần thiết cho dịch vụ đám mây, cập nhật thông tin đăng nhập. Ngoài ra, bạn có thể thử xóa bộ nhớ cache của OneDrive để giải quyết vấn đề.

Lỗi TCP Error Encountered While Sending Request to Server

Lỗi TCP Error Encountered While Sending Request to Server xảy ra khi có sự cố trong quá trình gửi yêu cầu TCP tới máy chủ. Những lỗi này thường liên quan đến phần cứng và sẽ được quản trị viên mạng báo cáo để xử lý kịp thời. Để khắc phục lỗi, quản trị viên có thể kiểm tra tình trạng kết nối mạng, thiết bị mạng, hoặc liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ Internet.

Lỗi Failed DNS Look-Up

Lỗi này thường xuất hiện khi hệ thống không thể dịch URL của trang web. Nguyên nhân có thể do tên miền không tồn tại, cấu hình DNS sai hoặc máy chủ DNS không hoạt động. Để khắc phục lỗi này, bạn có thể thực hiện các bước sau: Kiểm tra lại tên miền để đảm bảo rằng nó tồn tại và được nhập đúng; Kiểm tra cấu hình DNS đảm bảo rằng máy chủ DNS được cấu hình đúng cách và đang hoạt động bình thường.

Bài viết này đã điểm qua 15 lỗi thường gặp ở server và cung cấp giải pháp khắc phục hiệu quả. Hy vọng thông tin này sẽ giúp bạn nâng cao hiệu suất hoạt động và đảm bảo sự ổn định cho website của mình. 

SHARE