Khi nào doanh nghiệp TMĐT cần sử dụng CDN?

1161
15-08-2019
Khi nào doanh nghiệp TMĐT cần sử dụng CDN?

Nhiều doanh nghiệp TMĐT hiện nay đang xây dựng website của riêng mình với hy vọng tiếp cận đến hàng triệu khách hàng tiềm năng ngoài kia. Do đó, doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng rơi vào tình trạng xây dựng một website thừa công suất gây tốn kém nguồn lực hoặc thiếu công suất. Trong trường hợp bị thiếu công suất, lượng traffic lớn, dẫn đến tình trạng "down" website, gây thiệt hại lớn với doanh nghiệp vì gây ra bực bội cho khách hàng.

Điều này gần đây đã xảy ra với một nhà bán lẻ nổi tiếng: nhà bán lẻ này đã cố gắng giảm số lượng khách hàng đổ xô đến các cửa hàng của mình - nơi việc bán hàng đang diễn ra, bằng cách yêu cầu mọi người thực hiện việc đăng ký trực tuyến. Tuy nhiên, lúc này lưu lượng truy cập cao đạt đỉnh đến mức website không thể xử lý nổi nhiều request cùng lúc. 

Doanh nghiệp tiết kiệm chi phí nhờ sử dụng CDN

Cách dễ dàng nhất để có thể xử lý một số lượng lớn người dùng mà không cần phải tốn kém nâng cấp toàn bộ cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin là sử dụng mạng phân phối nội dung (CDN). 

CDN có thể được thiết lập mà không hề cần phải kiến trúc lại cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp, chưa kể nó còn có khả năng hoạt động tốt cho tất cả các loại nội dung, bao gồm: video, hình ảnh hoặc nội dung tĩnh.

Khi nào doanh nghiệp TMĐT cần sử dụng CDN? - Ảnh 1.

Thị trường thương mại điện tử (TMĐT) đang trở nên quá bão hòa, và doanh nghiệp phải chiến đấu từng giây phút để giành giật từng người dùng, từng khách truy cập vào website. Các hệ thống CDN đóng một vai trò quan trọng trong các dự án có xu hướng mở rộng cơ sở hạ tầng mạng, tăng trưởng lưu lượng truy cập liên tục, cao điểm thường xuyên xuất hiện và đối tượng khách hàng phân phối trên các vị trí địa lý khác nhau trong TMĐT.

CDN phân phối bất kỳ nội dung tĩnh nào ở tốc độ cao nhất giúp tối ưu hóa hiệu suất và tốc độ tải website. Nếu sử dụng mạng phân phối nội dung, bạn sẽ có cơ hội thực sự để tăng tốc độ tải trang lên 30-70%. Tỷ lệ chính xác phụ thuộc vào số lượng nội dung (hình ảnh, video, script "nặng" và style,...).

CDN ban đầu được sử dụng cho trang web có lưu lượng truy cập cao, nhưng hiện nay nó đang được hầu hết các trang web sử dụng bởi vì tốc độ nhanh hơn có nghĩa là tăng khả năng giữ chân khách hàng cao hơn. Theo nghiên cứu hành vi người dùng của SOASTA, công ty Akamai Technologies Inc., gần 10% khách truy cập sẽ rời khỏi trang web nếu thời gian phản hồi chỉ tăng một giây và gần 30% sẽ không trở lại trang web chậm đó.

Doanh nghiệp mở rộng dễ dàng hơn với CDN

Hầu hết mọi người thường nghĩ rằng cách duy nhất để mở rộng quy mô là chuyển sang đám mây. Nhưng trên thực tế, CDN cũng giúp giảm lưu lượng truy cập vào trung tâm dữ liệu và cơ sở hạ tầng đám mây của bạn. Ví dụ: đối với một trang web thương mại điện tử điển hình, khoảng 95% người dùng truy cập vào chỉ để xem nội dung và chỉ 5% còn lại sẽ thực sự thực hiện giao dịch mua bán.

Trong trường hợp công ty sử dụng CDN, 95% người dùng này sẽ được phục vụ bằng CDN và chỉ 5% lưu lượng truy cập còn lại (những người thực hiện giao dịch mua bán đem lại doanh thu) - đem lại giá trị cho công ty - sẽ đi đến cơ sở hạ tầng gốc.

Doanh nghiệp TMĐT được bảo mật tốt hơn với CDN

Một trong những lợi ích nổi bật nhất của CDN chính là nó giúp website bảo mật tốt hơn. CDN có thể ngăn chặn website khỏi các cuộc tấn công, bởi vì cơ sở hạ tầng gốc lúc này được bảo vệ bởi tường lửa phía sau cơ sở hạ tầng CDN. Điều này đặc biệt hữu ích khi website có nguy cơ phải hứng chịu tấn công DDoS có khả năng "làm chết" website doanh nghiệp ngay lập tức. Vì CDN là điểm tiếp xúc đầu tiên với khách hàng, đồng thời cũng là điểm bị tấn công đầu tiên. Hầu hết các CDN được xây dựng với một kiến trúc phân tán, và do đó, CDN có khả năng làm giảm thiểu một cuộc tấn công DDoS.

Khi nào doanh nghiệp TMĐT cần sử dụng CDN? - Ảnh 2.

Sử dụng giải pháp CDN từ một nhà cung cấp uy tín giúp doanh nghiệp TMĐT đạt được tối đa các lợi ích kể trên, đồng thời nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên gia công nghệ trong suốt quá trình vận hành.

Bizfly CDN là giải pháp tăng tốc, bảo vệ website thuộc hệ sinh thái Bizfly Cloud, được vận hành bởi VCCorp - Công ty dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ và truyền thông. Bằng nhiều năm kinh nghiệm hợp tác với các đối tác lớn trong và ngoài nước như Topica, VTV, Adayroi, Fahasa, 7-eleven, Ahamove…, Bizfly Cloud có khả năng giúp doanh nghiệp lập mô hình lưu lượng truy cập và các request, sau đó xác định CDN nào là phù hợp và hiệu quả nhất cho doanh nghiệp.

Bizfly CDN cung cấp hình thức thanh toán "pay as you go" tính theo lưu lượng băng thông đã sử dụng, kiểm soát chi phí dễ dàng và hợp lý, với mức giá chỉ từ 800 VND/GB. Doanh nghiệp chỉ mất vài phút để triển khai tích hợp Bizfly CDN mà không cần thay đổi cấu trúc của website. Bizfly CDN hỗ trợ nhiều giải pháp tích hợp khác nhau giúp website doanh nghiệp có thể tích hợp theo cách thuận tiện nhất.

Đăng ký trải nghiệm miễn phí giải pháp Bizfly CDN hoặc nhận tư vấn tại: https://bizflycloud.vn/cdn

Theo Bizfly Cloud chia sẻ

Hotline hỗ trợ: 024 7302 8888/ 028 7302 8888

>> Có thể bạn quan tâmCDN giúp website bán hàng trực tuyến phát triển

Bizfly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.

Bizfly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.

Độc giả quan tâm đến các giải pháp của Bizfly Cloud có thể truy cập tại đây.

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud

TAGS: CDNDDoS
SHARE