Integration test là gì? Các bước thực hiện kiểm thử thích hợp
Integration test là một trong những giai đoạn kiểm thử quan trọng mà bất kỳ lập trình viên hay kỹ thuật viên nào cũng cần biết đến để đảm bảo hệ điều hành của một thiết bị hay sản phẩm không xảy ra bất kỳ lỗi nào trước khi được đưa ra thị trường.
Vậy Integration test là gì? Nó có thật sự cần thiết hay không? Hãy cùng Bizfly Cloud tìm hiểu và đưa ra trong các phần nội dung hữu ích trong bài viết này.
Integration test là gì?
Integration test hay kiểm thử tích hợp là một loại kiểm thử hay một giai đoạn quan trọng trong kiểm thử phần mềm. Mỗi một module phần mềm riêng biệt sẽ được kết hợp lại một cách logic để thực hiện việc kiểm thử theo nhóm.
Mục đích sử dụng chủ yếu của Integration test là mang đến một ứng dụng tốt nhất, hoạt động mượt mà nhất và đáp ứng được nhu cầu cần thiết của người dùng. Từ đó, các Bug hay các nguy cơ gây ra lỗi cho hệ điều hành cũng được loại bỏ trước khi chuyển đến tay của người tiêu dùng.
Lý do cần phải dùng kiểm thử tích hợp
Mặc dù mỗi module của phần mềm đã được Unit Test (kiểm thử đơn vị) nhưng Integration test vẫn cần được ứng dụng để giải quyết các lỗi còn tồn tại bởi những nguyên nhân sau:
- Mỗi một module khác nhau sẽ được thiết kế bởi một lập trình viên độc lập, có kiến thức và tư duy logic lập trình khác nhau nên khi tích hợp các module này sẽ có thể gây ra các lỗi phát sinh. Và Integration test là kiểm thử cần thiết giúp đảm bảo tính hợp nhất cho phần mềm.
- Trong quá trình phát triển module, khách hàng có thể thay đổi yêu cầu thiết kế như thêm yêu cầu, update lại yêu cầu,... Khi những yêu cầu này không được trải qua Unit Test thì Integration test là quan trọng để giảm phát sinh lỗi khi tích hợp module.
- Các cơ sở dữ liệu và giao diện của các module khi được ghép lại có thể chưa được hoàn thiện.
- Các module khi được tích hợp vào hệ thống không thể tương thích được với cấu hình chung của hệ thống này.
- Các ngoại lệ khi không được xử lý đầy đủ bởi Integration test sẽ có thể xảy ra lỗi.
Các phần mềm được sử dụng trong Integration test
Hiện nay, quá trình kiểm thử tích hợp thường sử dụng các phần mềm phổ biến sau đây:
Junit
Đây là một framework kiểm thử đơn vị cho Java, nhưng cũng có thể được sử dụng để thực hiện kiểm thử tích hợp.
Đặc điểm: Hỗ trợ kiểm thử tự động, tích hợp dễ dàng với các công cụ CI/CD như Jenkins, hỗ trợ viết test case bằng Java.
TestNG
TestNG được biết đến là framework kiểm thử mạnh mẽ cho Java, tương tự như JUnit nhưng có nhiều tính năng bổ sung.
Đặc điểm: Hỗ trợ kiểm thử song song, cấu hình linh hoạt, báo cáo chi tiết và tích hợp tốt với các công cụ khác.
Maven/Gradle
Maven/Gradle là công cụ quản lý dự án và tự động hóa build cho Java, nó thường được sử dụng để chạy kiểm thử tích hợp.
Đặc điểm: Quản lý dependencies, tích hợp với JUnit/TestNG, hỗ trợ build tự động và kiểm thử.
Selenium
Đây là công cụ kiểm thử tự động cho các ứng dụng web.
Đặc điểm: Hỗ trợ nhiều trình duyệt, viết test script bằng nhiều ngôn ngữ lập trình (Java, C#, Python…), tích hợp với các framework kiểm thử như JUnit và TestNG.
SoapUI
SoapUI là công cụ kiểm thử API phổ biến cho các dịch vụ web SOAP và REST.
Đặc điểm: Giao diện người dùng trực quan, hỗ trợ tạo và kiểm thử các yêu cầu SOAP/REST, kiểm thử tải và bảo mật.
Postman
Postman được đánh giá là công cụ mạnh mẽ để phát triển và kiểm thử API.
Đặc điểm: Giao diện dễ sử dụng, hỗ trợ kiểm thử tự động với Newman, tạo và quản lý các collection test.
Cucumber
Cucumber là công cụ kiểm thử dựa trên Behavior Driven Development (BDD).
Đặc điểm: Có thể viết kịch bản kiểm thử bằng ngôn ngữ tự nhiên (Gherkin), tích hợp với Selenium, JUnit, và TestNG.
Các bước thực hiện kiểm thử tích hợp
Để thực hiện việc kiểm thử tích hợp Integration test một cách hiệu quả, bạn cần áp dụng các bước cơ bản như sau:
- Lựa chọn một thành phần hoặc module bất kỳ cần tiến hành kiểm tra.
- Thực hiện kiểm thử đơn vị (Unit Test)
- Thiết kế các kịch bản thử nghiệm, Script (Test Scenarios, Cases, and Scripts) và các trường hợp.
- Thực thi việc kiểm thử theo các kịch bản được thiết kế.
- Theo dõi và kiểm thử lại tất các các kịch bản thử nghiệm có lỗi.
- Lặp lại các bước nói trên cho đến khi hệ thống được thực hiện kiểm thử tích hợp hoàn toàn đầy đủ.
Phương pháp tiếp cận và chiến lược Integration test
Có nhiều loại và phương pháp tiếp cận khác nhau để thực hiện Integration test. Tuy nhiên, các phương pháp phổ biến và được sử dụng thường xuyên nhất đó là:
- Kiểm thử tích hợp Big Bang: Tất cả các thành phần hoặc module trong kiểm thử tích hợp Big Bang đều được tích hợp đồng thời và kiểm tra tổng thể ngay sau đó.
+ Ưu điểm:
- Phương pháp này thuận tiện với các dự án, hệ thống nhỏ.
- Trước khi Integration test bắt đầu thì mọi thứ trước đó đã kết thúc.
+ Nhược điểm:
- Việc phát hiện bug gặp nhiều khó khăn do các bug có giao diện nhỏ có thể bị bỏ qua trong quá trình tìm bug.
- Tiêu tốn nhiều thời gian cho việc tích hợp hệ thống nên thời gian cho việc kiểm thử bị giảm đi.
- Do được kiểm thử cùng lúc nên các module có nguy cơ bị cô lập trong suốt quá trình kiểm thử.
- Vì tích hợp muộn nên việc theo dõi nguyên nhân thất bại gặp khó khăn.
- Kiểm thử tích hợp Top-Down: Phương pháp kiểm thử tích hợp này được diễn ra từ trên xuống dưới theo cấu trúc kiến trúc hoặc dòng điều khiển.
+ Ưu điểm:
- Phương pháp Integration test này về cơ bản được thực hiện trong một môi trường gần tương tự như môi trường thực tế nên các sản phẩm kiểm thử rất phù hợp.
- Vì đơn giản hơn nên việc kiểm thử tốn ít thời gian hơn
- Phạm vi bug được thu gọn dễ dàng hơn.
- Các module quan trọng được thử nghiệm trên mức ưu tiên
- Các lỗi trong thiết kế lớn được tìm thấy và cố định dễ dàng.
+ Nhược điểm:
- Các chức năng cơ bản phải đợi đến cuối chu kỳ mới được kiểm tra
- Cần có sự hỗ trợ của nhiều Stub
- Các module ở mức độ thấp hơn sẽ không được kiểm thử đầy đủ.
- Kiểm thử tích hợp Bottom-Up: Với phương pháp này, các module ở mức thấp hơn sẽ được tiến hành kiểm thử trước các module ở mức cao hơn cho đến khi tất cả module được tiến hành kiểm thử.
+ Ưu điểm:
- Phạm vi bug được thu gọn dễ dàng hơn
- Không phải tốn thời gian để chờ đợi tất cả cả module được tích hợp.
+ Nhược điểm:
- Các module quan trọng trong phần mềm có thể bị lỗi
- Nguyên mẫu đầu tiên của hệ thống bị phá vỡ.
- Kiểm thử tích hợp gia tăng: Với phương pháp này, Integration test được thực hiện bằng cách kết hợp hai hay nhiều các module có liên quan đến nhau một cách hợp lý. Sau đó, các phân hệ liên quan sẽ được thêm vào và tiến hành kiểm tra khả năng hoạt động đúng đắn của hệ thống. Quá trình này sẽ diễn ra liên tục cho tới khi tất cả các module được tham gia vào quá trình thử nghiệm.
+ Ưu điểm: Nhanh chóng tìm thấy các khiếm khuyết và dễ dàng tìm ra nguyên nhân gây lỗi cho hệ thống.
+ Nhược điểm: Tốn nhiều thời gian thực hiện.
- Kiểm thử tích hợp Sandwich: Phương pháp kiểm thử này là sự kết hợp của hai phương pháp kiểm thử tích hợp Top-Down và Bottom-Up.
+ Ưu điểm: Các lớp trên cùng và các lớp dưới cùng đều được tiến hành kiểm thử song song.
+ Nhược điểm: Trước khi tích hợp, việc kiểm tra các hệ thống con không được thực hiện.
Sự lựa chọn các phương pháp tiếp cận Integration test của bạn cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như độ phức tạp, chi phí hay mức độ quan trọng của ứng dụng.
Một số tiêu chí bắt đầu và kết thúc của kiểm thử tích hợp
Những tiêu chí bắt đầu và kết thúc của giai đoạn Integration test cần có trong các mô hình phát triển triển phần mềm bất kỳ đó là:
- Tiêu chí bắt đầu:
- Module/ thành phần đã được tiến hành kiểm thử đơn vị.
- Tất cả các lỗi có mức độ ưu tiên cao đã được sửa chữa.
- Tất cả các module đã được hoàn thành và tích hợp trong hệ thống phần mềm.
- Kế hoạch Integration test, kịch bản thử nghiệm, trường hợp kiểm tra và các tài liệu đã được thông qua.
- Môi trường kiểm thử được thiết lập có khả năng đáp ứng được các yêu cầu kiểm thử tích hợp.
- Tiêu chí kết thúc:
- Integration test thành công.
- Ghi lại các trường hợp kiểm thử đã được tiến hành thực thi.
- Tất cả các lỗi có mức độ ưu tiên cao đã được sửa chữa.
- Tất cả các tài liệu kỹ thuật đã được bàn giao.
Trong suốt quá trình kiểm thử, Integration test được xem là một bước vô cùng quan trọng giúp đảm bảo chất lượng và khả năng vận hành của phần mềm đáp ứng được mong muốn của người dùng. Vì vậy, việc nắm rõ Integration test là gì cùng những thông tin khác mà Bizfly Cloud đã chia sẻ là phần kiến thức quan trọng mà bạn không nên bỏ qua khi xây dựng và phát triển phần mềm.