Hypervisor là gì? Phần mềm giám sát máy chủ ảo

1147
21-05-2024
Hypervisor là gì? Phần mềm giám sát máy chủ ảo

Hypervisors là phần mềm có vai trò quan trọng trong công nghệ ảo hóa máy chủ, phục vụ hoạt động kinh doanh ngày nay. Vậy Hypervisor là gì? Hypervisor hoạt động như thế nào, ưu điểm khi sử dụng Hypervisor là gì? Hãy cùng Bizfly Cloud tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Hypervisor là gì?

Hypervisor là phần mềm giúp tạo ra và quản lý nhiều máy áo trên cùng một máy chủ vật lý. Hypervisor được tạo ra nhằm khởi chạy, quản lý và điều khiển máy chủ ảo, tối ưu hóa tài nguyên và tăng cường hiệu suất hoạt động.  

Hypervisor là gì?

Hypervisor là gì?

Mỗi máy ảo được tạo ra bởi Hypervisor đều có thể truy cập vào các tài nguyên vật lý của máy chủ, như CPU, RAM và bộ nhớ lưu trữ. Đồng thời, Hypervisor cũng có khả năng giới hạn và phân chia tài nguyên cho từng máy ảo, đảm bảo tính ổn định và an toàn cho hệ thống.

Hypervisor hoạt động như thế nào?

Hypervisor hoạt động như một lớp trung gian giữa phần cứng và phần mềm, cho phép tạo ra và quản lý nhiều máy ảo trên cùng một physical machine. Khi cần sao chép một máy ảo, việc sử dụng hypervisor giúp đơn giản hóa quá trình này bằng cách chỉ cần chọn máy ảo và các bộ phận cần sao chép, mà không cần phải sao chép toàn bộ dung lượng theo cách thủ công.

Trong trường hợp doanh nghiệp có nhiều server hoạt động các dịch vụ khác nhau và chạy trên các hệ điều hành khác nhau, việc sử dụng hypervisor giúp ảo hóa các server này và quản lý chúng tập trung trong một physical machine. Điều này giúp tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên vật lý và nâng cao hiệu suất hoạt động của hệ thống.

Lợi ích khi sử dụng Hypervisor

  • Tối ưu hóa tài nguyên phần cứng: Thay vì cần phải mua nhiều máy chủ vật lý để chạy các ứng dụng và hệ điều hành khác nhau, bạn chỉ cần một máy chủ duy nhất và sử dụng Hypervisor để phân chia tài nguyên
  • Quản lý hạ tầng mạng đơn giản: Dễ dàng tạo ra và quản lý các máy ảo, cũng như thay đổi cấu hình và tài nguyên
  • Tăng tính an toàn và bảo mật: Có thể tạo ra các máy ảo cô lập với nhau, từ đó ngăn chặn sự xâm nhập từ bên ngoài và giữ cho dữ liệu của bạn luôn an toàn
  • Dễ dàng sao lưu & khôi phục: Việc sao lưu và khôi phục dữ liệu cũng trở nên dễ dàng hơn, tính sẵn sàng của dữ liệu sẽ cao hơn. 
  • Linh hoạt và tiết kiệm chi phí: Thoải mái mở rộng hạ tầng mạng mà không cần phải mua thêm máy chủ vật lý mới, giúp tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên và chi phí vận hành máy chủ như bảo trì, vận hành. 

Các loại Hypervisor

Hiện nay, có 2 loại Hypervisors:

Native Hypervisors

Native Hypervisors, hay còn được gọi là bare-metal hypervisors, là một loại hypervisor chạy trực tiếp trên phần cứng của máy chủ mà không cần hệ điều hành trung gian. Điều này cho phép hệ thống ảo hóa hoạt động hiệu quả hơn và cung cấp hiệu suất cao hơn so với các loại hypervisors khác.

Vai trò chính của Native Hypervisors là phân chia và quản lý tài nguyên phần cứng của máy chủ để tạo ra các máy ảo độc lập. Điều này giúp tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên và giảm thiểu sự xung đột giữa các máy ảo. Ngoài ra, Native Hypervisors cũng cung cấp các tính năng bảo mật mạnh mẽ để bảo vệ dữ liệu và ứng dụng trên các máy ảo.

Các loại Hypervisor

Các loại Hypervisor

Hosted Hypervisors

Hosted Hypervisors, hay còn được gọi là Type 2 Hypervisors, là một loại phần mềm ảo hóa được cài đặt và chạy trên một hệ điều hành thông thường như Windows hoặc Linux. Các Hosted Hypervisors cho phép người dùng tạo và quản lý các máy ảo trên máy tính cá nhân hoặc máy chủ mà không cần phải cài đặt trực tiếp lên phần cứng.

Hosted Hypervisors có tính linh hoạt cao, dễ dàng triển khai và quản lý máy ảo, tiết kiệm chi phí vì không cần phải mua thêm phần cứng mới. Tuy nhiên, Hosted Hypervisors cũng có nhược điểm là hiệu suất không cao bằng Bare Metal Hypervisors và có thể gây ra overhead do phải chạy trên hệ điều hành.

Ứng dụng của Hypervisor là gì?

Hypervisor là một công cụ quan trọng trong việc quản lý và tối ưu hóa hệ thống máy ảo. Chúng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như: 

  • Ảo hóa máy tính: Nhân viên có thể sử dụng Hypervisor để mô phỏng một phiên bản của môi trường điện toán máy trạm trên máy chủ, giúp họ truy cập vào tệp và ứng dụng công việc từ xa một cách dễ dàng.
  • Tối ưu hóa tài nguyên: Các công ty có thể hợp nhất nhiều máy tính thực hiện các chức năng khác nhau vào một máy chủ duy nhất, giúp tiết kiệm tài nguyên và tối ưu hóa hiệu suất.
  • Phục hồi sau lỗi: Hypervisor cho phép chụp nhanh trạng thái trước đó của máy ảo và khôi phục lại trong trường hợp máy ảo gặp sự cố.
  • Hỗ trợ tính liên tục cho hệ thống cũ: Hypervisor giúp các tổ chức tiếp tục chạy phần mềm cũ trong môi trường ảo hóa, giúp họ chuyển đổi sang đám mây một cách dễ dàng và ít gián đoạn nhất.

Các phần mềm quản lý Hypervisor 

Hiện nay, có rất nhiều phần mềm quản lý Hypervisor do bên thứ ba cung cấp để phục vụ doanh nghiệp. Dưới đây là 5 phần mềm phổ biến phổ biến nhất:

  • VMware vSphere: Được đánh giá cao bởi nhiều doanh nghiệp với khả năng hỗ trợ nhiều loại Hypervisor khác nhau.
  • Citrix XenCenter: Giải pháp dành riêng cho Citrix XenCenter, hỗ trợ quản lý máy ảo và máy chủ vật lý.
  • SolarWinds Virtualization Manager (VMAN): Cung cấp cái nhìn toàn diện về VMWare và Hyper-V, giúp doanh nghiệp quản lý ảo hóa hiệu quả.
  • Microsoft System Center Virtual Machine Manager (SCVMM): Phần của bộ công cụ System Center từ Microsoft, cho phép triển khai các máy chủ VMware và Hypervisor.
  • Red Hat Virtualization (RHV): Phần mềm thiết kế cho Red Hat Enterprise Linux, hỗ trợ nhiều loại Hypervisor.

Với vai trò giám sát, quản lý và tối ưu hóa tài nguyên, Hypervisor không chỉ giúp tăng hiệu suất làm việc mà còn mang lại nhiều lợi ích khác cho doanh nghiệp và người dùng. Hy vọng rằng thông tin từ bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về công nghệ này và áp dụng hiệu quả trong thực tế công việc của mình.

SHARE