Di chuyển đám mây: Những điều cần xem xét khi chuyển đổi nhà cung cấp

1120
31-07-2019
Di chuyển đám mây: Những điều cần xem xét khi chuyển đổi nhà cung cấp

Theo như Bizfly Cloud chia sẻ - Điện toán đám mây đã vươn xa hơn cả một xu hướng công nghệ. Theo nghiên cứu của Forrester, thị trường public cloud toàn cầu sẽ tăng từ 146 tỷ đô la trong năm 2017 lên 236 tỷ đô la vào năm 2020. Điện toán đám mây mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp: Giảm nhu cầu về phần cứng và phần mềm. 

Ngoài ra, chi phí cho năng lượng, nhân viên, giấy phép phần mềm được tiết kiệm khá nhiều, doanh nghiệp còn có thể mở rộng gần như ngay lập tức sau khi dịch chuyển dữ liệu hoặc ứng dụng sang đám mây. Hầu hết các nhà cung cấp đám mây cung cấp cả ba loại dịch vụ - Infrastructure as a Service (IaaS), Platform as a Service (PaaS), và Software as a Service (SaaS).

Các biến thể của đám mây: public, private, hybrid

Có ba loại biến thể đám mây khác nhau: Public cloud, Private cloud và Hybrid cloud. Public cloud là một thuật ngữ dùng trong trường hợp: doanh nghiệp chuyển tất cả dữ liệu sang nền tảng của nhà cung cấp dịch vụ đám mây; private cloud tức công ty sử dụng công nghệ đám mây sẽ chịu trách nhiệm quản lý đám mây. Để đạt được kết quả tốt nhất của cả Public cloud và Private cloud, nhiều công ty lựa chọn sử dụng phương pháp hybrid cloud.

Họ lưu trữ một số tệp hoặc sử dụng một số dịch vụ qua internet của dịch vụ Public cloud; các dữ liệu, ứng dụng và dịch vụ quan trọng hơn được chạy trong công ty trên private cloud. Thách thức khi chạy hybrid cloud là sự phân tách rõ ràng của hai quy trình trong hoạt động của doanh nghiệp. Hybrid cloud đạt được hiệu quả khi tất cả các tệp có sẵn và quy trình đã được xử lý hoàn chỉnh được phân loại nhất quán, phần nào là tài nguyên kinh doanh quan trọng, phần nào ít quan trọng hơn, có thể chịu được rủi ro.

Các nhà cung cấp sử dụng các công nghệ khác nhau

Các doanh nghiệp cần lưu ý, các nhà cung cấp dịch vụ đám mây khác nhau sẽ sử dụng các công nghệ khác nhau. Thậm chí ngày nay hầu hết mọi nhà cung cấp dịch vụ đám mây đều sử dụng công nghệ của riêng họ để cung cấp cho khách hàng lưu trữ và truy cập dữ liệu qua internet. 

Ví dụ, Amazon Web Services sử dụng một số công nghệ kết hợp với dịch vụ đám mây của họ. EC2 - Elastic Cloud Compute của Amazon - là một dịch vụ để chạy các ứng dụng trên đám mây trên các máy chủ ảo và dựa trên Linux hoặc Windows Server. Amazon S3 là dịch vụ lưu trữ tập tin riêng của Amazon. Công ty không công bố bất kỳ chi tiết công khai nào về thiết kế hoặc cấu trúc của mình, nhưng nó rõ ràng rằng Amazon quản lý dữ liệu theo kiến trúc object storage.

Cân nhắc nhà cung cấp

Có một yếu tố cần được xem xét nghiêm túc trước khi quyết định nhà cung cấp dịch vụ đám mây và trước khi chuyển dữ liệu, dịch vụ hoặc ứng dụng vào đám mây: "vendor lock-in".

Vendor lock-in có nghĩa là những rủi ro mà doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu khi chuyển dữ liệu, dịch vụ hoặc ứng dụng sang nhà cung cấp đám mây mới nếu nhà cung cấp đó gặp phải sự cố nào đó. Vendor lock-in là do các nhà cung cấp dịch vụ đám mây sử dụng rất nhiều nền tảng đám mây khác nhau.

Nếu bạn chỉ sử dụng đám mây như một bộ lưu trữ sao lưu thứ cấp trực tiếp trên mạng, bạn chỉ cần thay đổi đích đến nhà cung cấp đám mây mới và lưu trữ các bản sao lưu mới trên không gian đám mây của họ. Ngoài ra, sao chép lại các bản sao lưu tại chỗ cũ hơn sang nhà cung cấp mới là việc cần thiết. 

Bạn cũng có thể di chuyển các bản sao lưu hoặc dữ liệu trên đám mây của nhà cung cấp dịch vụ đám mây cũ bằng các công cụ di chuyển dữ liệu. Nhưng hãy cẩn thận: hầu hết các công cụ này chỉ hữu ích nếu lượng dữ liệu không khổng lồ, nếu không bạn sẽ cần thực hiện công việc di chuyển dữ liệu và tệp này trong nhiều ngày, nhiều tháng hoặc nhiều năm.

Cloud Migration đã hoàn thành

Khi quá trình di chuyển hoàn tất và mọi thứ hoạt động trơn tru, bạn đã có thể xóa các tệp sao lưu cũ trên nhà cung cấp dịch vụ cũ. Nhưng một lần nữa, hãy cẩn thận: Việc xóa chỉ nên xảy ra khi doanh nghiệp đã có đủ bản sao dự phòng để đáp ứng chính sách lưu giữ. 

Mặc dù việc di chuyển dữ liệu từ một nhà cung cấp dịch vụ đám mây sang một nhà cung cấp khác về mặt kỹ thuật có thể không phải là vấn đề to tát, nhưng khi quy mô của dữ liệu rất lớn, quá trình này trở nên vừa tốn kém vừa mất thời gian. Điều tương tự cũng xảy ra đối với việc thay đổi dịch vụ mạng từ nhà cung cấp này sang nhà cung cấp khác, quá trình này cũng không khác gì việc di chuyển các ứng dụng từ dịch vụ đám mây này sang dịch vụ đám mây khác.

Trong nhiều trường hợp, các công nghệ mà các nhà cung cấp đám mây đang sử dụng không giống nhau và gần như không thể di chuyển liền mạch một ứng dụng chạy trên một công nghệ nền tảng của nhà cung cấp dịch vụ đám mây sang dịch vụ đám mây khác. Trong hầu hết các trường hợp, ứng dụng cần được lập trình và tùy chỉnh lại để đáp ứng nhu cầu công nghệ mà nhà cung cấp mới đang sử dụng.

Kết luận

Với hầu hết các nhà cung cấp đám mây, việc thêm hoặc bớt dữ liệu và ứng dụng là một thao tác khá dễ dàng, nhưng việc chuyển đổi ứng dụng sang nền tảng đám mây mới thì lại phức tạp và tốn kém hơn nhiều. Các doanh nghiệp đang lựa chọn các giải pháp đám mây nên cân nhắc và đánh giá thật kỹ nhà cung cấp mới ở mọi khía cạnh: chi phí, hiệu suất, hỗ trợ...

Theo Bizfly Cloud chia sẻ

>> Có thể bạn quan tâm: Tương lai của AI trong ngành xây dựng

SHARE