Hệ điều hành Debian là gì? Tại sao nên chọn Debian 8?

1691
23-08-2018
Hệ điều hành Debian là gì? Tại sao nên chọn Debian 8?

Debian là một hệ điều hành máy tính phổ biến và có sẵn, sử dụng Linux kernel và các thành phần chương trình khác thu được từ dự án GNU. Debian có thể được tải xuống qua Internet hoặc trên CD với một khoản phí nhỏ. CùngBizfly Cloud tìm hiểu chi tiết những thông tin về Debian và tại sao nên chọn Debian 8 ngay tại bài viết này nhé. 

1. Hệ điều hành Debian là gì? 

Debian là một hệ điều hành máy tính phổ biến và có sẵn, sử dụng Linux kernel và các thành phần chương trình khác thu được từ dự án GNU. Debian có thể được tải xuống qua Internet hoặc trên CD với một khoản phí nhỏ. Là phần mềm nguồn mở, Debian được phát triển bởi sự đóng góp của hơn 500 lập trình viên trong Dự án Debian. Các bản phát hành mới luôn được tung ra thường xuyên. Ongoing service luôn có sẵn thông qua subscription và mailing list.

Debian hỗ trợ hơn 3.950 ứng dụng miễn phí và hoàn toàn có thể tải xuống. Debian không sở hữu một số ứng dụng phổ biến và nổi tiếng như Microsoft Word và Excel, thay vào đó là các ứng dụng WordPerfect của Corel và các desktop applications tương tự. Debian là một trong những dự án phần mềm tự do đầu tiên được bắt đầu vào năm 1993 bởi Ian Murdock. Debian được phát âm là deb-EE-uhn vì nó có nguồn gốc từ tên của Ian Murdock và vợ của anh, Debra.

Đặc điểm của Debian

Hiện tại có rất nhiều hệ điều hành Linux được xây dựng dựa trên Debian GNU/Linux như Ubuntu, Linux Mint, Knoppix, MEPIS, DreamLinux, Damn Small Linux...

Debian nổi tiếng với hệ thống quản lý gói (cụ thể là APT, công cụ quản lý gói cao cấp, Advanced Packaging Tool), chính sách nghiêm ngặt đối với chất lượng các gói và bản phát hành, cũng như tiến trình phát triển và kiểm tra mở. Cách thức làm việc này đã giúp cho việc nâng cấp giữa các bản phát hành và việc cài đặt hay gỡ bỏ các gói phần mềm được dễ dàng hơn.

Các phiên bản

Debian luôn có ít nhất 3 phiên bản như sau:

  • Stable (ổn định): Đây là bản được phát hành chính thức mới nhất của Debian, được xem là bản ổn định và dùng cho môi trường sản xuất, hoạt động chính thức.
  • Testing (thử nghiệm): Bản này chứa các gói chưa được chấp nhận vào "stable" nhưng đang được xếp hàng để vào đó. Ưu điểm của bản này là nó có các phiên bản phần mềm gần như là mới nhất, khuyết điểm chính là nó chưa được kiểm tra hoàn toàn và không được nhóm an ninh của Debian hỗ trợ.
  • Unstable (không ổn định): Đây là nơi việc phát triển Debian tích cực diễn ra. Thông thường bản này được các nhà phát triển hoặc những người muốn dùng phần mềm mới nhất sử dụng.

2. Có gì mới ở Debian 8?

Debian 8, có biệt danh là "Jessie" - tên của nhân vật cowgirl trong series phim hoạt hình Toy Story 2 và 3. Bản phát hành đã được phát triển trong Testing channel một thời gian dài, Debian Linux bao gồm ba nhánh phát triển chính: Stable, Testing, và Unstable.

Jessie được ra mắt cùng với hệ thống khởi tạo mặc định mới, systemd. Hệ thống khởi tạo systemd cung cấp nhiều đặc tính khá thú vị như:

  • Thời gian khởi động nhanh hơn.
  • Cgroups cho các dịch vụ.
  • Khả năng phân tích các bộ phận của các dịch vụ.
  • Hệ thống khởi động sysvinit có sẵn cũng vẫn khả dụng trên Jessie.

Việc hỗ trợ UEFI (Unified Extensible Firmware Interface) đã giới thiệu trong Wheezy cũng được cải thiện đáng kể trong Jessie như sau: 

  • Khắc phục nhiều lỗi firmware.
  • Hỗ trợ cho UEFI trên hệ thống 32-bit, và hỗ trợ cho nhân 64-bit với firmware 32-bit UEFI (sau này sẽ chỉ được bao gồm trên đĩa cài đặt đa phương tiện đa kiến trúc amd64/i386).

Kể từ lần phát hành trước, các thành viên của dự án Debian đã tiến hành tăng cường các dịch vụ hỗ trợ. Một trong số nỗ lực đó là làm sao để duyệt mọi mã nguồn được xuất xưởng bởi Debian sẵn sàng tại sources.debian.net. Dĩ nhiên, với việc sở hữu hơn 20.000 gói nguồn, đôi khi bạn sẽ hơi nản chí khi cần tìm gói nào phù hợp với mong muốn. Do vậy, Debian đã phát triển phần "Tìm kiếm mã nguồn Debian" tại codesearch.debian.net.

Bản phát hành này bao gồm nhiều cập nhật:

  • Apache 2.4.10
  • Asterisk 11.13.1
  • GIMP 2.8.14
  • Phiên bản đã cập nhật của môi trường máy tính để bàn GNOME 3.14
  • GNU Compiler Collection 4.9.2
  • Icedove 31.6.0 (phiên bản không thể chọc thủng của Mozilla Thunderbird)
  • Iceweasel 31.6.0esr (phiên bản không thể chọc thủng của Mozilla Firefox)
  • KDE Plasma Workspaces và KDE Applications 4.14.2
  • LibreOffice 4.3.3
  • Linux 3.16.7-ckt9
  • MariaDB 10.0.16 và MySQL 5.5.42
  • Nagios 3.5.1
  • OpenJDK 7u75
  • Perl 5.20.2
  • PHP 5.6.7
  • PostgreSQL 9.4.1
  • Python 2.7.9 và 3.4.2
  • Samba 4.1.17
  • Tomcat 7.0.56 và 8.0.14
  • Xen Hypervisor 4.4.1
  • Môi trường máy tính để bàn Xfce 4.10
  • Hơn 43,000 gói phần mềm được biên dịch từ 20,100 gói nguồn.

Với việc bao gồm rất nhiều gói phần mềm, Debian một lần nữa được phát triển đúng với mục đích của mình: trở thành hệ điều hành toàn cầu. Debian thích hợp cho tất cả: từ máy tính để bàn đến máy tính xách xách tay; từ máy chủ phát triển đến hệ thống cụm máy tính; máy chủ cơ sở dữ liệu, web, lưu trữ dữ liệu... Bên cạnh đó còn có các tính năng được bổ sung như: tự động quá trình cài đặt, kiểm tra nâng cấp gói trong kho của Debian, để chắc chắn rằng Jessie luôn hoàn thành nhiệm vụ như kỳ vọng để người dùng có thể sở hữu một bản phát hành Debian thật ổn định.

Bạn có thể cài đặt Debian trên các tất cả các hệ thống cầm tay đến siêu máy tính. Có tổng cộng 10 kiến trúc đã được hỗ trợ: 32-bit PC/ Intel IA-32 (i386), 64-bit PC/ Intel EM64T/ x86-64 (amd64), Motorola/IBM PowerPC (powerpc cho phần cứng cũ hơn và ppc64el cho kiểu 64-bit (little-endian) mới), MIPS (mips (big-endian) và mipsel (little-endian)), IBM S/390 (64-bit s390x), và cho ARM, armel và armhf cho phần cứng 32-bit cũ và mới, cộng thêm arm64 cho kiến trúc AArch64 64-bit mới.

>>> Tham khảo thêm: Hướng dẫn cài đặt chương trình DELL OMSA trên Ubuntu/ Debian

3. Tại sao nên sử dụng Debian?

Một trình cài đặt toàn diện

Debian sở hữu một trình cài đặt toàn diện nhất. Debian Installer cho phép bạn chọn hầu hết mọi tùy chọn cài đặt và quá trình này thường mất vài giờ. Nếu thời gian không dư dả, bạn có thể sử dụng cài đặt rút gọn.

Nếu bạn gặp khó khăn khi chạy Debian trên phần cứng, hãy sử dụng phiên bản nâng cao của Debian Installer để giải quyết vấn đề này.

Sự lựa chọn mức độ tự do

Debian được cài đặt hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên, nếu bạn chọn proprietary software, hãy thêm contrib non-free vào cuối mỗi dòng của /etc/apt/sources.list, sau đó chạy apt-get update. Phần contrib chứa phần mềm miễn phí yêu cầu chạy non-free software, trong khi phần non-free section chứa proprietary software.

Nhiều kiến trúc phần cứng

Mỗi bản phát hành Debian chính thức hỗ trợ khá nhiều kiến trúc phần cứng, từ amd64 (64 bit Intel) đến arm64 và PowerPC. Nhiều bản phân phối, bao gồm cả Linux Mint, chỉ hỗ trợ các chip Intel 32 và 64 bit. Những bản khác, như Fedora, đã bỏ hỗ trợ cho nhiều kiến trúc mà Debian vẫn hỗ trợ, chẳng hạn như SPARC.

Chuyển đổi dễ dàng giữa các công nghệ

Các công nghệ mới như Systemd thường gây ra vấn đề khi nâng cấp lên bản phát hành mới. Tuy nhiên, Debian đã tạo ra các gói khiến cho việc chuyển đổi trở nên mượt mà giống như một nâng cấp thông thường.

Số lượng gói cài đặt lớn nhất

Có lẽ không ai đếm chính xác, nhưng Debian sở hữu hơn 40.000 gói, con số này lớn hơn bất kỳ một bản phân phối nào khác. Debian và các phái sinh của nó ngày nay phổ biến đến mức nếu một dự án cần tạo các gói, chúng có thể thực hiện theo định dạng .deb.

Sự cân bằng giữa Cutting Edge và Stability

Ba môi trường chính của Debian là Stable, Testing, and Unstable. Các môi trường này nhằm mục đích tạo ra một bản phát hành mới.

Kết hợp ba môi trường này có thể gây ra nhiều vấn đề, đặc biệt nếu bạn mượn core packages từ Testing và Unstable. Tuy nhiên, theo một cách nhìn khác, tính khả dụng của chúng cho phép bạn chọn các ưu tiên của riêng mình. Nếu bạn đề cao độ tin cậy hãy ở lại với Stable. Nếu bạn muốn sở hữu phần mềm mới nhất, hãy kích hoạt Testing và Unstable.

Tính ổn định và bảo mật

Tất cả các bản phân phối đều có guidelines cho các packages, nhưng Debian Policy Manual là toàn diện nhất. Tài liệu hướng dẫn này chi tiết mọi khía cạnh của một package. Do đó Debian Stable gần như chắc chắn là phiên bản đáng tin cậy nhất của Linux. Ngay cả Unstable cũng khá ổn định, không hề thua kém các bản phân phối khác, mặc dù đôi khi vẫn có một vài sự cố hy hữu xảy ra.

Dịch từ: 

https://www.datamation.com/open-source/7-reasons-to-use-debian-and-3-reasons-not-to.html 

https://arstechnica.com/information-technology/2015/05/debian-8-linuxs-most-reliable-distro-makes-its-biggest-change-since-1993/

https://www.debian.org/News/2015/20150426.vi.html

BizFly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.

BizFly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.

Độc giả quan tâm đến các giải pháp của BizFly Cloud có thể truy cập tại đây.

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud

SHARE