CSP là gì? Khi nào cần áp dụng CSP cho nội dung của bạn

1956
17-07-2024
CSP là gì? Khi nào cần áp dụng CSP cho nội dung của bạn

CSP là một lớp bảo mật tăng cường trong môi trường mạng đang được sử dụng khá phổ biến. Vậy bạn đã biết rõ CSP là gì và có ý nghĩa gì với trang web của bạn chưa? Hãy cùng Bizfly Cloud khám phá những thông tin thú vị ở chia sẻ sau đây.

CSP là gì?

CSP được viết tắt từ cụm Content-Security-Policy là một lớp bảo mật tăng cường. Nó có khả năng phát hiện và ngăn chặn một số loại tấn công mạng thường gặp, trong đó gồm nguy cơ tấn công XSS và data injection.

CSP là gì?

CSP là gì?

Khi tìm hiểu CSP là gì các bạn cần biết rằng nó là tập hợp một danh sách an toàn. Trong đó gồm domain, kiểu script, style, image, frame mà trình duyệt được load trên website của bạn. Điều này đồng nghĩa rằng những request không nằm trong whitelist sẽ bị ngăn chặn ngay tức khắc.

CSP cung cấp cho người dùng một bộ chỉ thị về chính sách mở rộng giúp kiểm soát các nguồn lực một trang web được phép tải. Mỗi chỉ thị lại xác định các hạn chế riêng đối với một loại nguồn lực cụ thể. Với các máy chủ triển khai nó thì các trình duyệt không hỗ trợ CSP vẫn hoạt động bình thường.

Ngược lại những trình duyệt không hỗ trợ CSP thì sẽ bỏ qua và thực hiện theo chính sách mặc định của trang web. Khi tìm hiểu CSP là gì bạn sẽ thấy công cụ này có một tính năng khá hay là Report URI. Nó giúp trình duyệt báo cáo lại những vi phạm CSP đã và xảy ra ngay trên trang của mình.

Từ đó mọi người sẽ biết được hacker đang nhắm tới dạng tấn công nào để kiểm tra mức độ bảo mật của CSP. Đồng thời từ tín hiệu cảnh báo bạn cũng sẽ có kế hoạch nới lỏng những domain an toàn chưa được cho vào whitelist sao cho phù hợp nhất.

Tại sao CSP lại quan trọng?

Trong thời đại công nghệ số bùng nổ luôn tiềm ẩn rủi ro bảo mật thì sự ra đời của CSP được xem là một giải pháp khá hữu ích. Công cụ này đem đến người dùng nhiều lợi ích quan trọng như:

Giảm thiểu tối đa nguy cơ tấn công XSS

CSP được xem là một trong các công cụ chống lại XSS một cách mạnh mẽ. CSP chỉ cho phép trình duyệt giới hạn cách thức và những danh sách JavaScript được thực thi trong trang. Chẳng hạn như nó không cho phép chạy tập lệnh nào không được lưu trữ trên domain hay không cho phép JavaScript nội tuyến hoặc vô hiệu hóa eval(). Vì vậy ngay cả khi các tập lệnh của kẻ tấn công có thể đưa vào trang web cũng khó có thể hoạt động được.

Giúp việc thực thi HTTPs dễ dàng hơn

Sử dụng HTTPs giúp mọi dữ liệu truyền và nhận giữa máy tính của người dùng và server đều được mã hóa. Điều này khiến cho các hacker, tin tặc không thể đọc hay chỉnh sửa những dữ liệu đó. Tăng cường bảo mật CSP giúp bạn thực thi giao thức HTTPs dễ dàng với hiệu quả cao hơn.

Việc cài đặt CSP cho trang web cho phép các bạn sử dụng giao thức HTTPs để thiết lập kết nối an toàn đến máy chủ. Qua đó đảm bảo người dùng tương tác với website một cách riêng tư và an toàn. Khi đó kẻ xâm nhập không thể chặn hoặc làm thay đổi nội dung mà khách hàng đang xem theo mong muốn. Khi sử dụng kết nối HTTPs hacker cũng sẽ không thể bắt chước được các hoạt động đăng nhập của khách hàng trên trang web.

Ngăn ngừa website thu thập sai dữ liệu

Ngoài việc bảo vệ khỏi những mã độ CSP còn giúp bảo vệ người dùng khỏi việc thu thập nhầm dữ liệu mà không hề hay biết. Cụ thể nó cung cấp cho bạn một bộ chỉ thị về chính sách mở rộng giúp kiểm soát các nguồn lực trang web được phép tải. Khi bật CSP trang web sẽ an toàn hơn nhờ việc được chặn các kết nối, tập lệnh, phông chữ cùng các loại tài nguyên độc hại hoặc không xác định được nguồn gốc.

Chính sách bảo mật nội dung hoạt động như thế nào?

Trình duyệt hỗ trợ sẽ kích hoạt các biện pháp bảo vệ người dùng khi máy chủ phản hồi trong header với thẻ Content-Security-Policy hoặc một thẻ <meta> trong HTML Document. Tính năng này được thực hiện bằng cách hạn chế tải và thực thi các tài nguyên (Javascript, iframe, CSS, Web Worker, fonts,…). Khi đó trình duyệt sẽ chỉ tải những tài nguyên xuất phát từ nguồn của tên miền hiện tại.

Thực chất CSP là một header nằm trên request khi nó được gửi đến một server nào đó. Để cho phép công cụ hoạt động bạn chỉ cần cấu hình cho server trả về Content-Security-Policy HTTP headers. Nếu muốn xem đầy đủ các thẻ policy mọi người có thể kiểm tra tại Content-Security-Policy header

Một số thẻ chỉ thị của CSP thường dùng

Ngoài việc ngăn chặn tải Javascript thì CSP cũng có tác dụng với hình ảnh, CSS, frame, webfont, media và các chỉ thị khác. Một số thẻ chỉ thị của CSP thường dùng gồm:

  • Default-src: Với các directive khác không có thì directive sẽ được thực thi.
  • Script-src: Chỉ định nguồn load tài nguyên javascript.
  • Img-src: Thẻ chỉ định nguồn load tài nguyên image.
  • Media-src: Xác định đường dẫn đến một tập tin audio hoặc video nhúng vào trang web.
  • Object-src: Chỉ định nguồn load tài liệu là một trang web, tập tin pdf, flash,...
  • Manifest-src: Là thẻ chỉ định các nguồn tài nguyên của manifest file.
  • Frame-ancestors: Thẻ chỉ định nguồn load các tài nguyên frame.
  • Form-action: Chỉ định nơi thu thập dữ liệu đầu vào của người dùng.
  • Plugin-type: Thẻ chỉ thị chèn quảng cáo tự động.
  • Base-uri: Chỉ định uri cơ bản cho các uri liên quan trong tài liệu.
  • Style-src: Thẻ chỉ định những nguồn được tải các tài nguyên CSS.
  • Font-src: Chỉ định nguồn load tài nguyên font.

Một số ví dụ về áp dụng CSP hợp lý

Sự ra đời của CSP giúp kiểm soát hiệu quả nơi request được tạo, các domain được phép truy cập trong một scope nhất định và nơi tài nguyên được load. Dưới đây là một số ví dụ về cách áp dụng mọi người có thể tham khảo:

Ví dụ 1:

Content-Security-Policy: default-src ‘self’. Thẻ này chỉ cho phép tải resource từ domain hiện tại hoặc domain mà người dùng đang truy cập.

Ví dụ 2:

Content-Security-Policy: default-src ‘self’ *.https://bizflycloud.vn/.

Với thẻ này hệ thống chỉ được phép tải resource từ domain hiện tại và từ các subdomain khác của domain https://bizflycloud.vn/.

Ví dụ 3:

media-src media1.com media2.com. Thẻ chỉ định này chỉ cho phép tải media từ media1.com và media2.com.

Những mặt hạn chế của CSP là gì?

Chính sách bảo mật CSP giúp việc bảo mật dữ liệu và ngăn chặn tin tặc tấn công hiệu quả hơn. Tuy nhiên công cụ này vẫn còn khá nhiều hạn chế như:

CSP không hỗ trợ với tất cả trình duyệt

Tìm hiểu rõ về CSP là gì bạn sẽ thấy công cụ này chưa hỗ trợ tất cả các trình duyệt phổ biến. Với những trình duyệt CSP không hỗ trợ thì người dùng cần theo chính sách bảo mật mặc định của trang web.

Có thể xung đột với các tiện ích bổ sung của trình duyệt

Công cụ bảo mật CSP có thể gây ra hiện tượng xung đột với các tiện ích bổ sung trên trình duyệt. Điều này sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến trải nghiệm của người dùng trong việc sử dụng các tiện ích mong muốn.

Không ngăn chặn được First-party attack

Cơ chế hoạt động của CSP khá ưu việt với tính năng tăng cường bảo mật vượt trội nhưng nó vẫn chưa có khả năng ngăn chặn First-party attack. Những dữ liệu của bên thứ nhất đã được cung cấp có thể sẽ bị rò rỉ bởi lỗ hổng bảo mật mà CSP không thể kiểm soát được.

Điều này yêu cầu người dùng cần cảnh giác hơn hoặc sử dụng thêm biện pháp bảo mật khác cho những dữ liệu quan trọng. Ngoài ra CSP vẫn chưa thể ngăn chặn toàn bộ các cuộc XSS. Khả năng của nó chỉ có thể giảm thiểu và hạn chế mức độ ảnh hưởng do XSS gây ra xuống mức thấp nhất.

Số lượng các thẻ chỉ thị bị hạn chế

Hạn chế của CSP là gì? Hiện tại CSP chưa hỗ trợ tất cả các thẻ chỉ thị mà mới chỉ dừng lại ở những chỉ thị phổ biến. Đây là nhược điểm khá lớn khiến nó chưa thể tăng cường bảo mật được tất cả những dữ liệu mong muốn. Những nội dung bảo mật sẽ bị giới hạn trong những thẻ chỉ định làm ảnh hưởng không nhỏ đến trải nghiệm của người dùng.

Quản lý CSP không hề đơn giản

Việc quản lý, sử dụng CSP đòi hỏi người dùng phải có những kiến thức chuyên môn nhất định. Do vậy để nhận được kết quả mong muốn thì mọi người cần tìm hiểu kỹ về CSP là gì cũng như cơ chế hoạt động của nó. Điều này có thể gây khó khăn cho những người dùng mới chưa thực sự am hiểu về công nghệ cũng như chính sách bảo mật nội dung trong môi trường mạng.

Khi nào nên sử dụng chính sách bảo mật nội dung?

Chính sách bảo mật CSP là một lớp bảo mật tăng cường nhằm phát hiện và giảm thiểu các loại tấn công web thường gặp. Trong đó có các nguy cơ phổ biến nhất gồm đánh cắp dữ liệu, xâm nhập phần mềm độc hại, phá hoại trang web.

Khi nào nên sử dụng chính sách bảo mật nội dung?

Khi nào nên sử dụng chính sách bảo mật nội dung?

Trong thời đại công nghệ số bùng nổ việc bảo mật website là nhiệm vụ vô cùng quan trọng trước các mối đe dọa tấn công mạng. Mục tiêu chính của CSP là đảm bảo tính an toàn, bảo vệ quyền riêng tư của người dùng. Đồng thời ngăn chặn các hành vi xâm nhập, tấn công hoặc gây hại đối với hệ thống.

Về việc khi nào nên sử dụng chính sách bảo mật nội dung thì còn phụ thuộc vào nhu cầu và mục tiêu bảo mật của mỗi cá nhân, doanh nghiệp. Trong môi trường mạng có rất nhiều loại dịch vụ bảo mật website khác nhau. Từ việc đánh giá an ninh website, giám sát bảo mật cho đến việc khắc phục sự cố phát sinh. Vậy nên mọi người cần xem xét nhu cầu của mình để lựa chọn dịch vụ phù hợp.

Theo kinh nghiệm của Bizfly Cloud thì các đơn vị startup và doanh nghiệp vừa và nhỏ nên sử dụng dịch vụ bảo mật website toàn diện. Bởi lúc này họ đang cần tập trung nhân lực vào phát triển kinh doanh nên việc bảo vệ toàn diện cho website là tốt nhất. Khi đã phát triển đủ lớn thì nên xem xét sử dụng dịch vụ riêng lẻ như CSP để đạt hiệu quả cao nhất.

Kết luận

Trên đây là một số thông tin cơ bản về CSP là gì và những điều mọi người cần nắm rõ trước khi sử dụng. Hy vọng bài viết đã đem đến mọi người thêm nhiều kiến thức thú vị. Nếu có câu hỏi liên quan hoặc cần tư vấn sử dụng dịch vụ bảo mật mọi người đừng quên liên hệ đến Bizfly Cloud nhé!

SHARE