Cloud computing đã thay đổi giáo dục và đào tạo như thế nào?

Cloud computing đã thay đổi giáo dục và đào tạo như thế nào?

Sự toàn năng của đám mây đã làm thay đổi khá nhiều lĩnh vực, trong đó bao gồm cả giáo dục. Ngày nay, nhờ điện toán đám mây, giáo dục và đào tạo đã trở nên hiệu quả, linh hoạt và dễ tiếp cận hơn với hàng triệu người và hàng ngàn doanh nghiệp.

Bài viết sau đây Bizfly Cloud sẽ chỉ ra cho chúng ta thấy rõ cách mà đám mây đã thay đổi giáo dục trở nên tốt hơn như thế nào.

Giảm chi phí phần mềm và phần cứng

Một trong những vấn đề mà các trường học và tổ chức đào tạo không ngừng gặp phải đó là các khoản chi phí phát sinh lớn, kèm theo là sự phức tạp của IT và phần cứng. Đám mây đã giải quyết hoàn toàn được các khó khăn trên nhờ cung cấp các mô hình dựa trên đăng ký (subscription-based model) với chi phí khá thấp, điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc hỗ trợ tổ chức về mặt tài chính.

Đám mây rất đơn giản, người dùng chỉ cần một browser và kết nối internet là có thể tận dụng được những tiện ích của đám mây mang lại. Sẽ không còn những cài đặt, thiết lập và cập nhật ứng dụng theo cách thủ công và phức tạp.

Trong những năm qua, các giải pháp như bộ công cụ giáo dục của Google, đã cung cấp cho các trường học quyền truy cập miễn phí vào các công cụ lớp học tổng quát như trình xử lý văn bản (word processor), bảng tính (spreadsheet) và phần mềm thuyết trình (presentation software). Các ứng dụng đám mây như Google Docs cho phép sinh viên dễ dàng cộng tác trên các bài tập trong một môi trường khá dễ để sử dụng.

Microsoft cũng đã chuyển sang đám mây, cung cấp quyền truy cập dựa trên đăng ký (subscription-based access) vào phiên bản đám mây của bộ Office phổ biến mà hãng cung cấp miễn phí cho sinh viên và giáo viên.

Phòng học ảo (virtual classroom)

Một trong những phát triển thú vị chính là sự ra đời của các lớp học ảo trên đám mây. Giảng dạy trên các lớp học ảo này, giáo viên không cần phải chuẩn bị và thực hiện lớp học thông qua các tài liệu bằng giấy, mà họ sẽ phân phối tài liệu và bài tập, theo dõi và tiến bộ của học sinh từ trình duyệt hoặc thậm chí qua điện thoại thông minh.

Cloud computing đã thay đổi giáo dục và đào tạo như thế nào? - Ảnh 1.

Các phần mềm lớp học ảo tại chỗ (on-premise virtual classroom software) đã được sử dụng trong một thời gian dài trước đây, nhưng việc cài đặt và triển khai thường hay đi kèm với các yêu cầu kỹ thuật cao và một khoản chi phí nặng nề. Do đó, các dịch vụ lớp học ảo dựa trên đám mây sẽ là một lựa chọn tối ưu hơn cho các trường học cả về tài chính và nguồn lực nhân sự IT có hạn.

Các tập đoàn công nghệ lớn cũng đang đưa mình đi sâu hơn vào dịch vụ lớp học ảo. Điển hình như Google đã ra mắt Classroom app như một phần của G Suite cho Giáo dục vào năm 2014 và Microsoft đã phát hành Classroom của riêng mình vào 2016. Cả hai giải pháp đều xoay quanh việc cung cấp một môi trường thống nhất để sử dụng tốt hơn các ứng dụng đám mây văn phòng trong việc quản lý lớp học.

Phòng thí nghiệm đào tạo ảo (Virtual training labs)

Nền tảng đám mây thực là một điểm cộng lớn cho giáo dục chuyên nghiệp. Ví dụ, đào tạo CNTT theo truyền thống sẽ cần tới các khoản đầu tư rất lớn vào phần cứng và chi phí thiết lập phức tạp. Tuy nhiên, các nền tảng đám mây chuyên dụng đã cung cấp một sự thay thế vô cùng linh hoạt, hiệu quả về chi phí và dễ dàng cho việc triển khai.

Nhà cung cấp máy ảo dựa trên đám mây (cloud-based virtual machine) cho phép các công ty thiết lập phòng lab ảo cho các buổi đào tạo của họ. Các giảng viên có thể tạo ra bao nhiêu VM tùy thích trên các hệ điều hành khác nhau trong lớp học ảo, sau đó gán chúng cho sinh viên, theo dõi việc sử dụng và chủ động hỗ trợ sinh viên khi cần.

Cloud computing đã thay đổi giáo dục và đào tạo như thế nào? - Ảnh 2.

Việc sử dụng điện toán đám mây và các lớp học ảo trong đào tạo mang lại lợi ích to lớn, bằng cách cắt giảm chi phí phần cứng và độ phức tạp trong khi cung cấp một trải nghiệm tương tác không thể có trong các lớp học cũ truyền thống trước đây. Nó đồng thời mang lại lợi ích cho các công ty đa quốc gia có nhu cầu đào tạo nhân viên ở trên các lãnh thổ vị trí địa lý khác nhau, bằng cách giảm bớt chi phí đi lại cho nhân viên và người hướng dẫn.

Tiếp cận tốt hơn

Đến năm 2025, nhu cầu toàn cầu về giáo dục đại học sẽ tăng gấp đôi lên khoảng 200 triệu sinh viên mỗi năm, chủ yếu là từ các nền kinh tế mới nổi. Ở hầu hết các quốc gia, sự phát triển của nền kinh tế 4.0 và trí tuệ nhân tạo đang làm tăng nhu cầu về đào tạo chuyên nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau.

Nhưng nhờ giáo dục dựa trên đám mây, ngày càng có nhiều người có thể tham gia vào các khóa học thuật và chuyên nghiệp. Trong những năm gần đây, chúng ta đã thấy sự xuất hiện của các nền tảng khóa học trực tuyến mở rộng (massive open online courses platforms, viết tắt: MOOCs) cung cấp quyền truy cập rất dễ dàng, đi kèm giá cả phải chăng (đôi khi còn miễn phí) cho người dùng với các kiến thức và chương trình đào tạo tân tiến.

Kết luận

Với lượng dữ liệu khổng lồ được thu thập và xử lý trong đám mây, bước tiếp theo của giáo dục đám mây chính là tích hợp trí tuệ nhân tạo vào trong quy trình. Các thuật toán AI sẽ hỗ trợ giáo viên và học sinh trong quá trình học tập, tìm ra pain-point trong quá trình giảng dạy và giải quyết chúng. Hiện nay hầu hết các nhà cung cấp lớn đã tích hợp các công cụ hỗ trợ AI trong các giải pháp đào tạo của mình.

Tham khảo: thenextweb.com/contributors/2017/06/26/cloud-changed-education-training/

Theo Bizfly Cloud chia sẻ

>> Có thể bạn quan tâm: Đám mây đang giải quyết những thách thức trong giáo dục như thế nào?

SHARE