CIDR là gì? Khái niệm và cách hoạt động của CIDR?

1145
22-10-2024
CIDR là gì? Khái niệm và cách hoạt động của CIDR?

Để việc quản lý và cấu hình mạng dễ dàng hơn, các quản trị viên mạng sẽ áp dụng các phương pháp phân chia mạng. Một trong những phương pháp phân chia mạng được sử dụng khá nhiều hiện nay chính là CIDR. Hãy cùng Bizfly Cloud tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

CIDR là gì?

CIDR (Classless Inter-Domain Routing) là một phương pháp để phân bổ và định tuyến địa chỉ IP, giúp quản lý không gian địa chỉ IP một cách hiệu quả hơn, thay thế cho hệ thống dựa trên các lớp A, B và C cũ. CIDR được giới thiệu vào năm 1993 nhằm giảm bớt sự cạn kiệt địa chỉ IPv4 và cải thiện khả năng định tuyến trên Internet.

Thế nào là khối CIDR?

Khối CIDR là các địa chỉ có chung tiền tố và chứa cùng số bit. Các khối CIDR liên kết lại với nhau tạo thành một tập thể lớn chia sẻ cùng chung tiền tố mạng được gọi là Supernetting. Kích thước của khối CIDR được quyết định bởi độ dài của tiền tố. Tiền tố ngắn thì kích thước khối lớn hơn còn tiền tố dài thì kích thước của khối sẽ nhỏ hơn.

Tổ chức cấp phát số hiệu trên Internet (IANA) kiểm soát việc phân phối các khối địa chỉ IP lớn cho các Cơ quan đăng ký Internet khu vực (RIR), bao gồm Bắc Mỹ, Châu Phi và Châu Âu. Sau khi nhận được, các RIR tiếp tục chia nhỏ khối thành các phần nhỏ hơn cho các Cơ quan đăng ký Internet cục bộ (LIR), cho đến khi đến tay người dùng cuối. Người dùng cuối thường nhận được khối thông qua nhà cung cấp dịch vụ Internet.

Ký hiệu CIDR là gì?

Ký hiệu CIDR được phát triển để chuẩn hóa việc dán nhãn địa chỉ IP. Ký hiệu CIDR sử dụng một dấu gạch chéo (/) để phân tách địa chỉ mạng và số lượng bit tiền tố. Ví dụ, trong ký hiệu 192.168.1.0/24, "192.168.1.0" là địa chỉ mạng và "24" là số bit của tiền tố. Điều này có nghĩa là 24 bit đầu tiên của địa chỉ IP là cố định và phần còn lại có thể thay đổi để tạo ra các địa chỉ IP khác nhau trong khối.

CIDR hoạt động như thế nào?

CIDR hoạt động dựa trên kỹ thuật Variable Length Subnet Masking (VLSM), cho phép xác định các tiền tố có độ dài tùy ý. Điều này có nghĩa là CIDR không bị giới hạn bởi các lớp mạng cũ, mà có thể tạo ra các subnet với kích thước linh hoạt hơn, phù hợp với nhu cầu thực tế sử dụng.

Một địa chỉ CIDR bao gồm hai phần:

● Địa chỉ mạng: Phần đầu của địa chỉ, xác định mạng.

● Hậu tố: Số lượng bit dùng cho địa chỉ host, được viết sau dấu "/" (ví dụ: 171.244.255.255/16).

Trong ví dụ trên, 16 bit đầu tiên được sử dụng cho địa chỉ mạng, trong khi 16 bit còn lại dành cho địa chỉ host, cho phép tối đa 65,534 địa chỉ host khả dụng (2^16 - 2) trong subnet đó.

CIDR hoạt động như thế nào?

CIDR hoạt động như thế nào?

Lợi ích khi sử dụng CIDR

1. Sử dụng địa chỉ IP hiệu quả hơn

CIDR giúp giảm thiểu lãng phí địa chỉ IP bằng cách cho phép các tổ chức phân bổ địa chỉ một cách linh hoạt và phù hợp với nhu cầu thực tế của mạng. Thay vì phải sử dụng các khối địa chỉ lớn hơn mức cần thiết, CIDR cho phép chia nhỏ địa chỉ IP thành các mạng con (subnets) với kích thước khác nhau, từ đó tối ưu hóa không gian địa chỉ.

2. Tính linh hoạt cao

Người dùng có thể linh hoạt trong việc gán địa chỉ IP và định tuyến dữ liệu. Các quản trị viên mạng có thể điều chỉnh kích thước của các subnet theo nhu cầu của các phân đoạn khác nhau trong mạng, dễ dàng mở rộng hay thu hẹp mạng mà không làm ảnh hưởng đến cấu trúc.

3. Khả năng định tuyến tốt hơn

Thông qua việc giảm số lượng mục trong bảng định tuyến, CIDR giúp cải thiện khả năng định tuyến.Thay vì phải lưu trữ và quản lý các bảng định tuyến cho từng khối địa chỉ cố định, các router chỉ cần lưu trữ thông tin về các khối địa chỉ CIDR. Quá trình định tuyến diễn ra đơn giản hơn, tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn.

4. Tiết kiệm chi phí quản lý

Việc sử dụng CIDR không chỉ giúp tiết kiệm địa chỉ IP mà còn giảm thiểu chi phí quản lý mạng. Bằng cách đơn giản hóa cấu trúc định tuyến và giảm số lượng mục trong bảng định tuyến, các tổ chức có thể giảm thiểu thời gian và nguồn lực cần thiết để quản lý mạng

Một số hạn chế khi sử dụng CIDR

1. Độ phức tạp cao

So với hệ thống cũ, CIDR có độ phức tạp cao hơn. Để áp dụng được CIDR các nhà quản lý mạng cần phải hiểu rõ cấu trúc và cách thức mà CIDR hoạt động. Đội ngũ IT sẽ cần được đào tạo về chuyên môn, kỹ năng, kiến thức về CIDR nếu muốn vận hành chúng trơn tru.

2. Có thể gặp vấn đề về khả năng tương thích

Khi chuyển sang CIDR thường sẽ gặp vấn đề về khả năng tương thích với các thiết bị mạng cũ. Nhiều thiết bị mạng cũ hiện nay không hỗ trợ CIDR do chúng được sản xuất trước khi CIDR xuất hiện dẫn đến khó khăn trong việc nâng cấp, thay thế nhằm đảm bảo khả năng tương thích. Các tổ chức có thể sẽ phải đầu tư và thay mới hạ tầng để có thể hỗ trợ CIDR.

3. Mối lo ngại về bảo mật

Sử dụng CIDR sẽ làm tăng các mối lo ngại về bảo vật do sự phức tạp trong việc triển khai các biện pháp bảo mật như quy tắc tường lửa và danh sách kiểm soát truy cập (ACL). Khi xác định các khối CIDR có thể tạo ra những lỗ hổng nếu không được quản lý chặt chẽ. Do đó, các tổ chức cần phải có chiến lược bảo mật rõ ràng để đảm bảo rằng việc triển khai CIDR sẽ không làm ảnh hưởng đến độ bảo mật.

CIDR được ứng dụng thế nào trong IPv6?

Trong IPv6, CIDR có vai trò trong quản lý phân chia địa chỉ IP và quản lý bảng định tuyến. Ngoài ra, các ký hiệu CIDR (CIDR notation) còn có công dụng khác trong IPv6 như:

● Xác định độ dài địa chỉ IPv6

● Phân chia mạng thành các mạng con

● Xác định mạng con của một mạng lớn

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về CIDR cũng như lợi ích mà nó mang lại.

SHARE