CDN (Content Delivery Network): 6 tiêu chí để chọn một CDN phù hợp
CDN - Mạng phân phối nội dung
CDN - Mạng phân phối nội dung là một trong những công nghệ hiện đại, tiên tiến nhất giúp doanh nghiệp nâng cao trải nghiệm người dùng. Cung cấp một trải nghiệm trực tuyến một cách hấp dẫn, nhanh chóng và đáng tin cậy là thách thức lớn đối với bất kỳ dịch vụ online nào. Cho dù đó là video, nhạc, phần mềm hay game, hiệu quả thương mại của dịch vụ web được quyết định bởi phản ứng tích cực của người dùng khi tương tác.
Khi phân phối video trực tuyến, hiệu suất kém có thể khiến người dùng (user) và khách hàng tiềm năng thất vọng, sau đó, họ sẽ rời bỏ trang web hoặc hủy hành vi mua hàng. Theo Limelight khảo sát, 50% người dùng sẽ thoát khỏi trang web nếu thời gian tải lâu hơn 5s. Trong đó, có khoảng 43% người cho rằng họ tìm đến một website khác và không có ý định quay lại sử dụng dịch vụ của trang web đó.
Để đảm bảo rằng doanh nghiệp đang cung ứng dịch vụ với trải nghiệm khách hàng cao, dịch vụ CDN phải cung cấp được 6 nhiệm vụ chính sau.
Tăng hiệu suất một cách tổng thể
Đa số các doanh nghiệp đánh giá hiệu suất của một trang web dựa trên tốc độ tải của nó. Mặc dù, tốc độ trang là một nhân tố quan trọng, nhưng còn những thành phần khác ảnh hưởng đến trải nghiệm khách hàng. Ví dụ như khi phân phối nội dung video, doanh nghiệp còn quan tâm các chỉ số về tốc độ re-buffer, tốc độ bit và thời gian tải.
Điều quan trọng đối với nhà cung cấp CDN tốt là phải tối ưu hóa được những thông số hiệu suất này để cung cấp nội dung một cách tốt nhất có thể, dù ở bất cứ vị trí hay thiết bị đầu cuối nào được sử dụng.
Tăng hiệu suất một cách tổng thể
Kiểm tra nội dung hiển thị
Ngày này, các trang web đều tích hợp nội dung tĩnh và động, cùng những đối tượng dung lượng lớn/nhỏ khác nhau. Quá trình kiểm thử giúp doanh nghiệp phát hiện các lỗi nội dung có thể xảy ra và tìm cách giải quyết chúng. Từ đó, tối ưu hóa trải nghiệm tương tác giữa khách hàng với nội dung và ngược lại.
Việc kiểm tra trang web có thể cho thấy quá trình truy xuất thông tin trên web, đánh giá hệ thống có thể bị quá tải gây ảnh hưởng đến việc xử lý đơn hàng hay không. Báo cáo thu được từ việc kiểm thử sẽ giúp nhà cung cấp CDN lập chiến lược để tìm ra giải pháp tốt nhất trong việc đảm bảo phân phối nội dung tới người dùng.
Bộ nhớ đệm và các truy xuất thông minh
Đối với các nội dung được truy xuất thường xuyên thường lưu trữ ở những network edge khác nhau, để trả kết quả về nhanh hơn. Nhưng vấn đề đặt ra là, với những nội dung ít được yêu cầu hơn cũng phải cho kết quả truy xuất nhanh khi cần. Nếu thông tin không có trong bộ nhớ cache, nó phải được truy vấn từ hệ thống lưu trữ phân cấp hoặc lưu trữ nguồn (origan storage). Do đó, một hệ thống CDN tốt sẽ sử dụng phần mềm bộ nhớ đệm thông minh và các kỹ thuật bộ nhớ đệm phân cấp có thể giảm số lần truy cập lưu trữ nguồn để phân phối nội dung.
Tối ưu hóa lưu trữ nguồn (Origin Storage)
Việc doanh nghiệp lựa chọn loại bộ nhớ và nơi có thể lưu trữ nội dung có thể ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm trực tuyến của người dùng. Khi cấu trúc của lưu trữ nguồn bị bỏ qua, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quy trình làm việc và khó khăn cho việc quản lý các thư viện lớn. Việc lựa chọn vị trí lưu trữ không hợp lý và đường truyền chậm sẽ làm chậm quá trình phân phối nội dung và tác động tiêu cực đến trải nghiệm người dùng.
Riêng tư thay vì công cộng
Khi tìm hiểu về CDN, điều quan trọng cần cân nhắc là, nội dung sẽ được truyền tải qua đường truyền internet công cộng hay mạng riêng tư (private network). Thông thường, các nhà cung cấp nội dung sử dụng kết nối Internet công cộng để phân phối nội dung, vận chuyển gói dữ liệu qua nhiều trạm trung gian trước khi đến điểm đích. Nó có thể xảy ra tình trạng tắc nghẽn đường truyền không dự đoán được, từ đó, làm giảm hiệu suất, tăng độ trễ và mất gói dữ liệu.
Các kết nối qua private network cung cấp độ tin cậy, linh hoạt và tốc độ nhanh hơn Internet công cộng. CDN sử dụng các điểm PoP (Point of Present) nằm trong các trung tâm Internet khác nhau trên thế giới, liên kết dựa trên thỏa thuận song phương giữa các nhà cung cấp dịch vụ Internet lớn.
Bảo mật
An ninh luôn là yếu tố quan trọng trong môi trường mạng. Trước những rủi ro ngày càng gia tăng khi sử dụng dịch vụ trên Internet, các nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến lựa chọn đám mây như một giải pháp giúp tăng cường bảo mật nhiều lớp, chống lại các cuộc tấn công mạng. Họ cần có khả năng phân biệt giữa các truy cập nội dung hợp pháp và không hợp pháp và lọc ra các lưu lượng truy cập độc hại. CDN mang đến hạ tầng mạnh mẽ, chống lại các mối đe dọa mà không tạo ra độ trễ hay giảm hiệu suất của ứng dụng/website.
Nguồn: Bizfly Cloud chia sẻ
>> Có thể bạn quan tâm: Chiến lược multi-CDN là gì? Vì sao doanh nghiệp nên áp dụng multi-CDN