Bảo mật có thể được tăng cường trong đám mây ― Nhưng chỉ khi bạn ưu tiên cho bảo mật

1080
27-02-2019
Bảo mật có thể được tăng cường trong đám mây ― Nhưng chỉ khi bạn ưu tiên cho bảo mật

Trong hơn một thập kỷ, việc áp dụng điện toán đám mây đã cho thấy tồn tại tiềm ẩn rất nhiều rủi ro về bảo mật. Các chuyên gia CNTT và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp thường rất lo lắng về việc mất kiểm soát dữ liệu quan trọng và các ứng dụng thiết yếu khi dịch chuyển hệ thống sang đám mây.

Nhưng khi các tổ chức đã tăng cường sử dụng dịch vụ đám mây và trở nên thoải mái và quen thuộc hơn với cách làm việc an toàn và bảo mật trên đám mây, thì rõ ràng rằng, khi doanh nghiệp làm việc với các nhà cung cấp dịch vụ đám mây sẽ giúp cải thiện hơn về các vấn đề bảo mật đám mây và bảo mật cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp.

Nhưng không vì thế mà cho rằng bảo mật sẽ được đảm bảo tuyệt đối ngay cả khi doanh nghiệp sử dụng các nền tảng đám mây công cộng đáng tin cậy, có uy tín như Amazon Web Services (AWS), Microsoft Azure hoặc Google Cloud Platform. Điều cực kỳ quan trọng đối với các tổ chức là hãy đầu tư thông minh và có chiến lược vào việc bảo mật đám mây, để tránh các lỗ hổng bảo mật, các mối đe dọa không lường trước được và các thách thức thường được đưa ra bởi người dùng. Đây là lý do lớn khiến bảo mật đám mây trở thành một thị trường rất lớn và tăng trưởng nhanh: hơn 12 tỷ đô la sẽ được chi hàng năm cho bảo mật đám mây vào năm 2022, tốc độ tăng trưởng kép hàng năm sẽ đạt hơn 25%.

Các tổ chức cần đặt ưu tiên bảo mật đám mây vì một số lý do, bao gồm:

Việc dễ dàng mua và sử dụng các dịch vụ đám mây đã tạo ra một sự dịch chuyển mạnh mẽ sang cloud self-service, nhưng xu hướng này có thể gây ra nhiều vấn đề về shadow IT và thiếu mã hóa dữ liệu khi dữ liệu quan trọng được lưu trữ trên đám mây.

Sự gia tăng mạnh mẽ trong các hệ thống Internet of Things được phát triển và triển khai trên đám mây đã tạo ra những cơ hội kinh doanh mới thú vị, nhưng nhiều tổ chức vẫn đang chưa có cái nhìn đúng đắn về việc bảo mật các thiết bị như máy in, máy photocopy và tải cổng dock chống lại lỗ hổng bảo mật đám mây.

Các lịch trình về cấu hình các chính sách quản lý framework không linh hoạt được thiết kế cho cơ sở hạ tầng tại chỗ truyền thống không phải lúc nào cũng nâng cấp và chuyển đổi liền mạch lên đám mây.

Quá nhiều tổ chức đánh giá sai quyết định hợp tác của họ với một nhà cung cấp dịch vụ đám mây.

Kết quả: 

Một sự gia tăng lớn trong rủi ro bảo mật đám mây, dẫn đến những tác động tiêu cực về tài chính, quy định, pháp lý, hoạt động và thương hiệu.

Giải pháp: 

Các doanh nghiệp cần trở nên chủ động hơn rất nhiều trong việc giảm các mối đe dọa bảo mật khi họ đẩy nhanh quá trình dịch chuyển lên đám mây bằng cách áp dụng một nền tảng quản lý dịch vụ đám mây linh hoạt, có thể mở rộng và năng động được xây dựng với mục đích bảo mật đám mây. Doanh nghiệp cần liên tục giám sát, quản lý, phát hiện và khắc phục bảo mật một cách chủ động, điều này sẽ giúp phòng ngừa và khắc phục hiệu quả các lỗ hổng thường liên quan đến đám mây.

Những người ra quyết định không chỉ là các chuyên gia bảo mật và CNTT, mà còn là các giám đốc điều hành doanh nghiệp, do đó họ cũng cần tìm hiểu và đảm bảo một mô hình trách nhiệm chung về bảo mật đám mây. Trong mô hình này, các nhà cung cấp dịch vụ đám mây chịu trách nhiệm bảo mật cho đám mây ("of the cloud"), trong khi các doanh nghiệp chịu trách nhiệm bảo đảm bảo mật trong đám mây ("in the cloud"). Cách tiếp cận này cung cấp phạm vi bảo mật rộng nhất và đáng tin cậy nhất, ngay cả khi việc áp dụng điện toán đám mây mở rộng ra bên ngoài phạm vi kiểm soát tức thời của các chuyên gia CNTT và chuyên gia bảo mật.

Để vượt qua các thách thức bảo mật đám mây tiềm ẩn, các tổ chức nên cân nhắc các giải pháp như Bizfly Cloud, một nền tảng dịch vụ đám mây hàng đầu sử dụng các nguyên tắc bảo vệ chủ động, tự động hóa và thông minh. Sử dụng nền tảng Bizfly Cloud để tạo các rào chắn cho môi trường đám mây của dữ liệu, ứng dụng và dịch vụ, các tổ chức có thể nhận được cảnh báo theo thời gian thực khi hệ thống gặp phải các vấn đề như vi phạm dữ liệu, sử dụng trái phép, vi phạm tuân thủ và zero-day threat... trước khi dữ liệu bị xâm phạm và bị loại bỏ.

Bizfly Cloud cung cấp cho các doanh nghiệp ở mọi quy mô, mọi ngành và mọi vị trí địa lý mức độ linh hoạt cao nhất. Dữ liệu được thu thập được truyền từ nền tảng Bizfly Cloud một cách an toàn trên web bằng HTTPS và dữ liệu được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu bảo mật của Bizfly Cloud bổ sung bằng mã hóa AES 256-bit. Kiến trúc bảo mật này phù hợp với mô hình trách nhiệm chung về bảo mật đám mây, mang lại cho các nhà quản trị kỹ thuật và kinh doanh sự an tâm mà họ cần, giúp dễ dàng hơn trong việc chuyển nhiều dữ liệu và khối lượng công việc chiến lược lên đám mây.

Nguồn: tech.vccloud.vn

>> Có thể bạn quan tâm: Báo cáo bảo mật đám mây 2018

Kể từ ngày 05/11/2018, VCCloud chính thức đổi tên thành Bizfly Cloud - là nhà cung cấp các dịch vụ đám mây hàng đầu tại Việt Nam hiện nay với các dịch vụ nổi bật như: Bizfly Cloud Server, Bizfly CDN, Bizfly Load Balancer, Bizfly Pre-built Application, Bizfly Business Mail, Bizfly Simple Storage. Hãy tăng tốc thích nghi cho doanh nghiệp cùng các giải pháp công nghệ của Bizfly Cloud tại đây.

SHARE