An ninh mạng trong điện toán đám mây nên như thế nào?
Có một công nghệ sinh ra, đã giúp cho cuộc sống trở nên dễ dàng hơn cho cả người dùng và doanh nghiệp: Điện toán đám mây.
Ngày nay, doanh nghiệp sẽ không bao giờ có thể chuyển đổi số thành công mà không áp dụng điện toán đám mây.
Ước tính vào cuối năm 2018, 50% doanh nghiệp trên toàn thế giới sẽ áp dụng ít nhất một dịch vụ đám mây. Dữ liệu này phản ánh rằng các doanh nghiệp đặt cược vào điện toán đám mây để giảm đầu tư vào máy chủ và cơ sở hạ tầng cho việc lưu trữ dữ liệu.
Về bảo mật, sử dụng nhà cung cấp đám mây sẽ an toàn hơn các nhà cung cấp khác. Tuy nhiên, không phải tất cả các dịch vụ điện toán đám mây đều giống nhau, vì vậy bạn phải cân nhắc bảo mật giữa các nhà cung cấp.
Đầu tiên, hãy cùng Bizfly Cloud xem điện toán đám mây là gì và loại dịch vụ nào chúng ta có thể tìm thấy trên thị trường.
Những loại dịch vụ tồn tại trong đám mây?
Software as a Service (SaaS): như Dropbox hoặc Google Drive. Saas là loại được sử dụng nhiều nhất, vì nhiều dịch vụ trực tuyến mà người dùng sử dụng hàng ngày dựa trên SaaS. Các ứng dụng này được lưu trữ trên các máy chủ; quá trình bảo trì, hỗ trợ và tính sẵn sàng được quản lý bởi nhà cung cấp dịch vụ.
Platform as a Service (PaaS): như Google App Engine hoặc Heroku. PaaS phù hợp hơn cho các nhà phát triển, những người cần không gian để lưu trữ ứng dụng và thực thi chúng từ đám mây. Nhà cung cấp loại đám mây này cung cấp cơ sở hạ tầng để tạo và phân phối các ứng dụng của họ.
Infrastructure as a Service (IaaS): như Amazon Web Service (AWS) và BizFly Cloud. Trong loại dịch vụ đám mây này, người dùng đăng ký và truy cập phần mềm qua Internet hoặc thông qua API của nhà cung cấp. Việc quản lý cơ sở hạ tầng là trách nhiệm của người dùng chứ không phải của nhà cung cấp dịch vụ. Người dùng có được sự kiểm soát và quản lý cơ sở hạ tầng lớn hơn.
An ninh mạng nên trong một dịch vụ đám mây?
Các dịch vụ đám mây phải tuân thủ các tiêu chuẩn bảo mật mạng đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu của người dùng và các công ty ký hợp đồng dịch vụ.
Trước tiên, điện toán đám mây phải cung cấp điều hướng an toàn. Quyền truy cập vào web hoặc ứng dụng phải được chứng nhận bằng chứng nhận SLL trong đó danh tính của chủ sở hữu trang web được chỉ định. Bạn có thể xác minh nó bằng cách nhấp vào ổ khóa nằm trong thanh nơi URL được nhập. Nếu ổ khóa có màu xanh lá cây và đóng, thì bạn đang điều hướng ở một nơi an toàn.
Một khía cạnh quan trọng khác là xác minh xem ai là người đang cố gắng truy cập dịch vụ đám mây.
Đám mây cần có xác thực đa yếu tố, có nghĩa là sau thông tin đăng nhập của người dùng và mật khẩu, phải có thông tin xác thực thứ hai trở lên để phân biệt và xác minh quyền truy cập.
Hãy nhớ rằng, tính bảo mật cũng nằm trong người dùng. Vì vậy, đảm bảo quyền truy cập bằng mật khẩu mạnh sẽ ngăn chặn các brute force attack thành công. Bạn nên sử dụng công cụ tạo mật khẩu để tạo mật khẩu mạnh và lưu chúng vào trình quản lý mật khẩu.
Tường lửa và nhóm người dùng an toàn cũng là chìa khóa để hoạt động an toàn với dịch vụ đám mây. Các nhóm người dùng an toàn có thể được tạo và do đó phân biệt quyền truy cập vào tài nguyên theo mức độ đặc quyền.
Mã hóa dữ liệu cũng rất quan trọng để ngăn chặn việc đọc dữ liệu của bên thứ ba. Một số dịch vụ trong đám mây tích hợp nó. Tuy nhiên, có những ứng dụng như Boxcryptor duy trì sự riêng tư của các tệp bằng mã hóa điểm cuối như Dropbox, Google Drive hoặc OneDrive…
Cuối cùng, hãy dành thời gian để đọc chính sách bảo mật của các dịch vụ đám mây mà bạn sử dụng. Có khá nhiều dịch vụ được cung cấp miễn phí, nhưng họ truy cập dữ liệu mà người dùng gửi lên đám mây để bán cho bên thứ ba hoặc đơn giản là để nhận được một số lợi ích từ các dữ liệu này.
Nguồn: Bizfly Cloud chia sẻ
>> Có thể bạn quan tâm: 7 vi phạm an ninh đám mây khét tiếng nhất