11 lý do nên dùng Plesk trong quản trị website và các thao tác cơ bản để sử dụng nó
Bạn đang là một nhà quản trị website? Bạn không biết nên lựa chọn chương trình control panel nào để quản lý site của mình? Chọn Plesk, cPanel hay Directadmin? Mỗi phần mềm sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau, nhưng bài viết này sẽ đưa ra những lý do vì sao bạn nên chọn Plesk Control Panel và hướng dẫn cách sử dụng cơ bản nhất với chương trình này. Hãy cùng Bizfly Cloud tìm hiểu về Plesk nhé!
Vậy Plesk là gì?
Plesk (hay Plesk Control Panel) là một phần mềm quản lý hosting chuyên nghiệp trên Windows và Linux, hỗ trợ các dịch vụ về website, tên miền, cơ sở dữ liệu, email, DNS… Plesk được rất nhiều công ty cung cấp dịch vụ hosting, thiết kế website hàng đầu thế giới lựa chọn. Bởi do nó là công cụ quản lý hosting duy nhất hiện nay có tích hợp chức năng thiết kế website, phân hệ Hóa đơn điện tử và Thanh toán (Billing), giao diện storefront SaaS.
Chính nhờ sự đa năng này mà Plesk Control Panel giúp tiết kiệm chi phí và tạo sự thuận tiện cho người dùng. Nó còn cung cấp một hệ thống thanh toán tự động và dự phòng dữ liệu, tích hợp Web builder, giúp truy cập đến nhiều ứng dụng khác nhau trên web. Hơn thế, nó còn hỗ trợ các công cụ xây dựng website, giấy chứng nhận SSL/TLS, tên miền, hàng loạt ứng dụng… Chính nhờ sự đa năng này mà Plesk đem đến dịch vụ quản trị hosting độc đáo, đáp ứng nhu cầu người sử dụng.
Plesk dành cho những đối tượng nào?
Plesk là một phần mềm quản trị hosting không chỉ dành cho những nhà quản trị website mà còn cho nhiều đối tượng khác với từng phiên bản thích hợp. Với các nhà quản trị website có phiên bản Web Admin Edition, phiên bản Web Pro Edition dành cho các nhà phát triển ứng dụng trên web hay Web Host Edition cho các nhà cung cấp dịch vụ hosting…
Sở hữu thiết kế đơn giản, dễ sử dụng và dịch vụ khách hàng giúp hỗ trợ tối đa cho nhà quản trị, Plesk có những điểm vượt trội hơn hẳn so với các ứng dụng khác. Vậy những ưu điểm đó là gì, hãy cùng tìm hiểu ở phần tiếp theo nhé!
11 lý do nên sử dụng Plesk để quản trị hosting
- Sử dụng được trên cả hệ điều hành Windows và Linux: Plesk có sự linh hoạt và đa dạng trong cơ cấu hoạt động nên có thể sử dụng được trên cả hai hệ điều hành Windows vả Linux. Đó là lý do vì sao nó được nhiều công ty lựa chọn làm chương trình quản lý máy chủ.
- Có nhiều phần mềm tin cậy và đầy đủ các tính năng hữu ích cho việc quản trị website như dịch vụ email, DNS, Billing… Ngoài ra, như trên đã đề cập, Plesk Control Panel là một chương trình rất linh hoạt, đa năng và tiện dụng khi tích hợp cả tính năng thiết kế website và nhiều ứng dụng khác.
- Plesk có giao diện đơn giản, thân thiện với người sử dụng. Với thiết kế chuyên nghiệp cho cả Admin, User và Reseller, chương trình này còn cho phép người dùng tự do quản lý website từ một màn hình với Website Overview…
- Cho phép thiết lập nhiều host cùng lúc dựa trên gói dịch vụ có cấu hình định sẵn.
- Cho phép cùng lúc tạo nhiều tài khoản FTP, cấu trúc website linh hoạt.
- Hệ thống bảo mật tốt: Plesk có hệ thống bảo mật tốt với Mod Security & Fail2ban và SSL. Ngoài ra, nó còn đảm bảo độ riêng tư cho dịch vụ mail nhờ giao thức SNI.
- Cho phép phân cấp người dùng với 3 cấp độ giúp quản lý tốt hơn, 3 cấp độ gồm: Administrator (quản trị viên), Reseller (đại lý cung cấp dịch vụ) và End user (khách hàng cá nhân).
- Giúp cho việc quản lý nhanh chóng, tiết kiệm hơn nhờ vào khả năng tự động hóa cao như tự động chuyển hướng từ HTTP sang HTTPS giúp Google đánh giá cao trang web của bạn hơn trên kết quả tìm kiếm.
=> Tìm hiểu thêm: https://bizflycloud.vn/tin-tuc/http-va-https-su-khac-biet-va-moi-thu-ban-can-biet-20201023174613888.htm
- Plesk hỗ trợ bạn trong việc chăm sóc khách hàng tự động: nhờ vào sự đơn giản hóa việc quản lý và giải quyết sự cố khách hàng, đặc biệt với tính năng dịch vụ khách hàng tự quản trị, Plesk hỗ trợ tối đa các nhà quản trị trong việc chăm sóc khách hàng của họ.
- Chương trình này còn giúp tăng doanh thu nhờ vào Parallels Storefront, giúp các đối tác dễ dàng mở rộng các dịch vụ kinh doanh.
- Plesk Control Panel liên tục đổi mới không ngừng: các bản cập nhật mới được bổ sung các tính năng nổi bật như hỗ trợ Users, Hosters, Developers, cải tiến SSL management, new PHP-related functionality…
Với hàng loạt ưu điểm trên thì bạn có mong muốn sử dụng Plesk hay không? Nếu có thì hãy đọc tiếp phần dưới đây để biết cách sử dụng cơ bản của chương trình này nhé!
Các thao tác cơ bản cần biết để sử dụng Plesk
Chương trình Plesk sau khi đăng nhập vào sẽ có giao diện như sau:
Giao diện Plesk
Bạn có thể nhìn thấy 2 frame lớn nằm ở 2 bên:
Frame nằm bên trái gồm các mục:
- Home: click vào bạn sẽ trở về trang Home
- Resellers: nơi quản lý các tài khoản Resellers
- Client: nơi quản lý mọi user account
- Domains: quản lý các miền (domain) trên server
- Settings: quản lý setting config trên Plesk và các setting của các ứng dụng trên server như IIS, IP address…
Frame nằm bên phải Thể hiện các nội dung chi tiết của các mục ở frame bên trái. Và dưới đây là một số thao tác cần biết khi sử dụng Plesk Control Panel:
- Tải dữ liệu lên hosting:
Bạn vào Hosting, chọn "File Manager", click vào "Upload", chọn những tệp tin cần tải lên và chờ để hoàn tất việc upload.
- Tạo thư mục mới:
Để tạo mục mới bằng Plesk, bạn vào "File Manager", click "New" rồi chọn "Create Directory". Sau đó tiến hành gõ tên thư mục mới cần tạo và click "OK".
- Xóa file/folder:
Click vào ô trống trước tên mỗi thư mục để chọn và chọn "Remove", click "Yes" để xóa file/folder đó.
- Đổi tên file/folder:
Để đổi tên thư mục bạn click chọn thư mục đó và chọn "Rename" để nhập tên mới và click "OK".
- Nén file/folder:
Bạn đánh dấu tích chọn các tệp tin/thư mục cần nén thành một và chọn "Add to Archive". Tiếp theo, nhập tên thư mục mới sau khi nén và click "OK".
- Di chuyển file/folder:
Chọn thư mục cần di chuyển rồi click "Move", chọn điểm cần di chuyển file đến và click "OK".
- Tạo database trên Plesk Control Panel:
Bạn vào giao diện Home, chọn "Database" và click "Add Database". Nhập các thông tin như tên Database, user Database, mật khẩu… và click "Generate".
Tạo database trên Plesk
- Thêm Subdomain (tên miền phụ)
Vào mục "Websites & Domains", chọn "Add a Subdomain" sau đó điền tên miền phụ cùng đường dẫn để tải lên dữ liệu.
- Tạo thêm tài khoản FTP trên Plesk panel
Bạn vào Home và click FTP Access. Sau khi thấy giao diện FTP, bạn click "Add an FTP Account". Điền các thông tin cần thiết như tên tài khoản FTP, mật khẩu, ở mục Home directory bạn ấn biểu tượng thư mục kế bên và chọn mục mà user có quyền quản lý. Click OK để thực hiện kết nối…
Tạo thêm tài khoản FTP trên Plesk
Trên đây là một số kiến thức cơ bản về Plesk Control Panel. Hy vọng bài viết đã giúp bạn thấy được những ưu điểm cũng như cách sử dụng cơ bản chương trình Plesk. Hãy theo dõi BizFly Cloud để được cập nhật những bài viết hay nhất về công nghệ nhé!
Theo Bizfly Cloud chia sẻ
BizFly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.
BizFly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.
Độc giả quan tâm đến các giải pháp của BizFly Cloud có thể truy cập tại đây.
DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud