Tường lửa là gì? Vì sao tường lửa là biện pháp bảo mật tiên quyết

2071
21-07-2024
Tường lửa là gì? Vì sao tường lửa là biện pháp bảo mật tiên quyết

Công nghệ thông tin thời nay đã đạt được những bước tiến vượt bậc cả về nền tảng lẫn tốc độ. Song song với sự bùng nổ đó là những nguy cơ về thiếu an toàn và bảo mật dữ liệu trong quá trình khai thác và sử dụng tài nguyên trên môi trường Internet. Vậy, đối với cá nhân và doanh nghiệp, làm cách nào và làm như thế nào để đối mặt với thách thức đến từ các vấn đề an ninh này? Cùng Bizfly Cloud chia sẻ những thông tin về tường lửa ngay tại bài viết dưới đây. 

Tường lửa (Firewall) là giải pháp không thể thiếu giúp chúng ta ngăn chặn và giảm thiểu tối đa thiệt hại do lỗ hổng bảo mật gây ra trên hệ thống và khi kết nối Internet.

Tường lửa là gì?

Theo Wikipedia định nghĩa, Tường lửa hay firewall là một hệ thống bảo mật mạng giám sát và kiểm soát lưu lượng mạng đến và đi dựa trên các quy tắc bảo mật được xác định trước. Một tường lửa thường thiết lập một rào cản giữa một mạng nội bộ đáng tin cậy và mạng bên ngoài không tin cậy.

Hiểu đơn giản thì Tường lửa là một kỹ thuật được cài đặt vào hệ thống mạng và có tác dụng ngăn chặn sự truy cập trái phép từ bên ngoài nhằm bảo vệ thông tin nội bộ và hạn chế sự xâm nhập không mong muốn.

Tường lửa là bước bảo mật cần thiết cho bất kỳ máy tính hay hệ thống các thiết bị kết nối mạng nào trong việc quản lý các truy cập vào hệ thống mạng của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.

Tường lửa là gì? Vì sao tường lửa là biện pháp bảo mật tiên quyết cần có khi kết nối mạng Internet - Ảnh 1.

Freepik.com

Lịch sử phát triển của Firewall

Khái niệm tường lửa lần đầu tiên được đưa ra vào những năm 1980 khi Internet mới ở giai đoạn đầu. Tường lửa đầu tiên là Packet Filtering Firewalls đơn giản kiểm tra các gói thông tin đi qua mạng và chặn bất kỳ gói nào không đáp ứng các tiêu chí định trước. Khi internet phát triển, các mối đe dọa cũng tăng theo và tường lửa cũng ngày càng trở nên tinh vi hơn.

Vào đầu những năm 2000, Stateful Firewalls xuất hiện, mở ra thế hệ thứ hai trong công nghệ tường lửa. Stateful Firewalls đã mang lại sự thay đổi mô hình trong bảo mật mạng bằng cách giám sát trạng thái của các kết nối đang hoạt động và xác định bối cảnh lưu lượng mạng.

Năm 2008, Palo Alto Networks đã mang đến Next-Generation Firewalls (NGFW) đầu tiên trong ngành. Điều này đánh dấu sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới trong công nghệ an ninh mạng. Tường lửa không còn đơn thuần lọc cổng và địa chỉ IP mà còn có khả năng kiểm tra sâu hơn để đưa ra quyết định sáng suốt về lưu lượng truy cập nào có thể đi qua mạng.

Thế hệ tường lửa mới nhất hiện nay là NGFW được hỗ trợ bởi ML. NGFW được hỗ trợ bởi ML giúp nâng cao việc bảo mật các thiết bị IoT. NGFW được hỗ trợ bởi ML cũng hợp lý hóa việc quản lý bảo mật bằng cách đề xuất các cập nhật chính sách bắt nguồn từ dữ liệu đo từ xa của mạng, giảm thiểu chi phí quản trị.

Tường lửa hoạt động như thế nào?

Cách thức hoạt động của tường lửa là thông qua việc kiểm soát lưu lượng mạng theo các quy tắc bảo mật được cấu hình trước. Khi lưu lượng mạng đi qua tường lửa, nó sẽ được kiểm tra và đánh giá để xác định xem có tuân thủ các quy tắc bảo mật hay không. Nếu không, tường lửa sẽ chặn lưu lượng mạng đó để ngăn chặn các cuộc tấn công.

Tường lửa có thể kiểm soát lưu lượng mạng dựa vào địa chỉ IP, cổng mạng, giao thức và các luật quy định khác. Nó cũng có thể được cấu hình để tự động thông báo cho người quản trị mạng khi phát hiện cuộc tấn công. Tường lửa có thể được triển khai trên nhiều vị trí khác nhau trong mạng và có thể hoạt động theo các chế độ khác nhau như chế độ gói dữ liệu, chế độ đăng nhập và chế độ ứng dụng

Phân loại tường lửa?

Tường lửa có thể là phần mềm hoặc phần cứng. Tùy vào nhu cầu sử dụng mà tường lửa được phân chia thành 2 loại chính:

Static Packet-Filtering Firewall

Static Packet-Filtering Firewall là một loại Firewall đơn giản và phổ biến nhất trong số các loại Firewall hiện nay. Nó hoạt động dựa trên việc lọc dữ liệu dựa trên các quy tắc tĩnh được định sẵn. Khi một gói dữ liệu đi qua Firewall, nó sẽ được kiểm tra và so sánh với các quy tắc đã được cấu hình trước đó. Nếu gói dữ liệu khớp với một quy tắc, nó sẽ được chấp nhận hoặc từ chối tùy thuộc vào cấu hình của Firewall.

Ưu điểm lớn nhất của Static Packet-Filtering Firewall là hiệu suất cao và dễ cấu hình. Nó không yêu cầu nhiều tài nguyên hệ thống và hoạt động nhanh chóng. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là không thể kiểm soát được một số loại tấn công phức tạp và không đảm bảo bảo mật tuyệt đối cho mạng.

Circuit-Level Gateway Firewall

Circuit-Level Gateway Firewall là một loại cổng chuyển mạch hoạt động ở tầng 5 trong mô hình OSI. Cụ thể, nó hoạt động dựa trên các luật truy cập kết nối TCP không tạo kết nối ổn định. Khi thiết lập một kết nối, thiết bị sẽ xác định xem kết nối là hợp lệ hay không dựa trên cấu hình trước đó và quy tắc xác định của người quản trị hệ thống.

Một trong những ưu điểm nổi bật của Circuit-Level Gateway Firewall là khả năng che giấu địa chỉ IP của máy chủ nội bộ với bên ngoài. Điều này giúp bảo vệ thông tin quan trọng của tổ chức tránh khỏi các cuộc tấn công từ bên ngoài.

Stateful Inspection Firewall

Stateful Inspection Firewall là một loại tường lửa thực hiện giám sát cả dữ liệu trạng thái kết nối cũng như dữ liệu gói tin của mỗi lần trao đổi. Điều này giúp tường lửa có khả năng xác định xem dữ liệu đó có phù hợp với quy tắc an toàn được xác định trước hay không.

Với khả năng theo dõi cả thông tin trong gói tin lẫn trạng thái kết nối, Stateful Inspection Firewall giúp cung cấp một cách tiếp cận an toàn và hiệu quả hơn trong việc kiểm soát và bảo vệ dữ liệu. Nó không chỉ ngăn chặn các cuộc tấn công mạng mà còn giúp người quản trị mạng có cái nhìn rõ ràng hơn về hoạt động trên mạng.

Proxy Firewall

Proxy Firewall là một loại tường lửa được sử dụng để bảo vệ mạng máy tính khỏi các mối đe dọa từ bên ngoài. Ðiều đặc biệt về Proxy Firewall là khả năng lọc và kiểm soát các gói dữ liệu truy cập vào và ra khỏi mạng.

Proxy Firewall hoạt động bằng cách chuyển tiếp các yêu cầu mạng từ người dùng đến máy chủ và ngược lại thông qua một máy trung gian được gọi là proxy server. Proxy firewall sẽ kiểm tra các yêu cầu này và xác định xem chúng có an toàn hay không trước khi chuyển tiếp chúng đến đích.

Next-Generation Firewall

Next-Generation Firewall (NGFW) là một loại tường lửa mới tiên tiến có khả năng bảo vệ mạng thông tin khỏi các mối đe dọa nguy hiểm và phức tạp hơn. NGFW kết hợp tính năng của tường lửa thông thường với khả năng xử lý dữ liệu, cung cấp khả năng phân tích và kiểm soát dữ liệu một cách thông minh hơn.

Next-Generation Firewall giúp tăng cường hiệu suất của hệ thống bảo mật mạng và giúp doanh nghiệp ngăn chặn các cuộc tấn công mạng hiệu quả hơn. Sự phát triển của công nghệ NGFW đang đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ thông tin quan trọng của doanh nghiệp trước những mối đe dọa ngày càng tinh vi và phức tạp.

Hybrid Firewall

Hybrid Firewall, hay còn được gọi là tường lửa lai, là sự kết hợp giữa tường lửa truyền thống và các dịch vụ bảo mật cloud. Điều này giúp tăng cường khả năng bảo vệ cho hệ thống mạng bằng cách kết hợp cả hai kỹ thuật: kiểm soát lưu thông mạng dựa trên cơ sở quy tắc và quản lý dựa trên dịch vụ trên đám mây.

Tường lửa là gì? Vì sao tường lửa là biện pháp bảo mật tiên quyết cần có khi kết nối mạng Internet - Ảnh 2.

Freepik.com

Chức năng và nhiệm vụ của tường lửa

Giữa không gian intranet và internet, tường lửa được thiết lập để kiểm soát luồng dữ liệu thông tin được trao đổi. Từ đó, tường lửa đảm nhiệm các chức năng và nhiệm vụ cụ thể như sau:

Các chức năng của tường lửa

- Cho phép hoặc vô hiệu hóa các ứng dụng truy cập ra bên ngoài hoặc từ bên ngoài vào trong hệ thống nội bộ

- Phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công từ bên ngoài

- Kiểm soát các địa chỉ truy cập từ người dùng (bị cấm hoặc được phép)

- Quản lý và kiểm soát luồng dữ liệu mạng

- Xác thực quyền truy cập

- Hỗ trợ kiểm soát nội dung thông tin và gói tin lưu chuyển trên hệ thống mạng

- Lọc các gói tin dựa vào địa chỉ nguồn, địa chỉ đích và số port, giao thức mạng

- Firewall hoạt động như một Proxy trung gian

- Bảo vệ tài nguyên của hệ thống bởi các mối đe dọa bảo mật

Và như vậy, chúng ta có thể kết luận tường lửa bắt buộc phải đảm bảo 2 nhiệm vụ chính:

BẢO VỆ: Các dữ liệu quan trọng trong hệ thống mạng nội bộ và tài nguyên hệ thống là mục tiêu tin tặc nhắm đến. Do đó, tường lửa bảo vệ thông tin để không bị truy cập trái phép hoặc đánh cắp dữ liệu.

PHÒNG THỦ: Bên cạnh việc bảo vệ thông tin bên trong hệ thống, tường lửa còn khởi động hệ thống phòng thủ trước các cuộc tấn công từ bên ngoài. Ví dụ như, phát hiện và ngăn chặn hoạt động xâm nhập khi hacker sử dụng các chương trình có khả năng dò tìm thông tin để phát hiện các lỗi bảo mật trên hệ thống, dò tìm tài khoản và password của quản trị.

Cách sử dụng tường lửa trên Windows 10, Windows 11

Cách bật tường lửa trên Windows 10 và 11

  • Bước 1: Tại mục tìm kiếm, nhập text Windows Firewall rồi nhấn Enter.
  • Bước 2: Khi Windows Firewall mở ra, nhấn vào mục Turn Windows Defender Firewall on or off.
  • Bước 3: Nhấn vào 2 ô Turn on Windows Defender Firewall sau đó nhấn OK là tường lửa đã được bật

Cách tắt tường lửa trên Windows 10 và 11

  • Bước 1: Tương tự như mở tường lửa, sau đó chọn vào Windows Defender Firewall nhé!
  • Bước 2: Cửa sổ Windows Firewall mở ra, click chuột vào mục Turn Windows Defender Firewall on or off.
  • Bước 3: Click chuột vào mục Turn off windows firewall (not recommended) và nhấn vào OK là hoàn tất. 

Với những kiến thức cơ bản về tường lửa, Bizfly Cloud mong muốn có thể giúp bạn hiểu hơn về bộ phận an ninh không thể thiếu trong hệ thống mạng hiện nay. Qua đó, sẽ có những phương án thiết lập phù hợp giúp doanh nghiệp BẢO VỆ và PHÒNG THỦ trước các đợt tấn công truy quét ngày một dày đặc và nguy hiểm của hacker .

Theo Bizfly Cloud tổng hợp

>> Có thể bạn quan tâm: Next-generation firewall (NGFW) - Tường lửa thế hệ mới tiên tiến

Bizfly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.

Bizfly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.

Độc giả quan tâm đến các giải pháp của Bizfly Cloud có thể truy cập tại đây.

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud

SHARE